Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trốc tru là gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Trốc tru là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trốc tru là gì?

Trả lời:

Trốc tru là một từ lóng địa phương được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân Nghệ An. Trong đó “trốc” = cái đầu, “tru” = con trâu.

Cụm từ này ý chỉ những người bướng bỉnh, ngang ngược, nói nhiều lần mà vẫn chứng nào tật nấy, không tiếp thu và không thay đổi. Tuy nhiên, cụm từ này mang ý nghĩa trêu đùa chứ không phải chỉ trích nặng nề.

Trốc tru mang ý nghĩa hết sức thú vị

1. Khu mấn là gì?

Theo tiếng Nghệ An:

+ Khu có nghĩa là mông.

+ Mấn có nghĩa là váy.

Khu mấn là phần mông mặc váy đen vải thô của các bà, các chị vùng Nghệ Tĩnh những năm 60,70. Ở thời kỳ đó, các bà thường ngồi lê buôn chuyện khi ngồi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc vất vả. Không cần ghế, các bà có thể đặt mông xuất bất kỳ đâu để ngồi, thường là vệ cỏ, bờ ruộng nên lớp vải ở mông quện một lớp đất dày cộp, nhìn vừa bẩn vừa ghê.

Từ khu mấn còn được sử dụng với nghĩa bóng, để nói ý nghĩa giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích.

Khu mấn là từ “đặc sản” của Nghệ An. Nếu đến Nghệ An mà ai đó nói mời bạn ăn Quả khu mấn thì cũng đừng tưởng thật nhé, người ta đang trêu bạn đó. Quả khu mấn không phải là một loại quả mà là tiếng lóng với ý nghĩa như trên.

Những phương ngữ miền Trung phổ biến

Đại từ - Mạo từ

* Mi = Mày

* Tau = Tao

* Choa = Chúng tao

* (Bọn) bây = Các bạn

* Hấn = Hắn, nó

* Ci (ki, kí), cấy = Cái.

Danh từ:

* Con du = con dâu

* Chạc = Dây

* Chủi = Chổi

* Con me = Con bê

* Đọi = (cái) Bát

* Nạm = Nắm.

* Trốc = Đầu.

* Tru = Trâu.

* Trốc tru = Đồ ngu.

* Trốc gúi = Đầu gối.

* Khu = Mông, đít.

* Mấn = Váy.

Thán từ - Chỉ từ:

* Mô = 1. Đâu. 2. Nào.

* Mồ = Nào.

* Ni = 1. Này. 2. Nay.

* Tê = Kia.

* Tề = Kìa.

* Rứa = Thế

* Răng = Sao.

* Chi = Gì.

* Nỏ = Không.

* Ri = Thế này.

* A ri = Như thế này.

* Nớ = Ấy.

* (Bây) Giừ = (Bây) Giờ.

* Hầy = Nhỉ.

* Chư = Chứ.

* Rành = Rất.

* Đại = 1. Khá. 2. Bừa.

* Nhứt = Nhất.

Động từ:

* Bổ = Ngã.

* Bứt = Bẻ.

* Chưởi = Chửi.

* Ẻ = Ỉa.

* Đấy = Đái.

* Đút = Đốt.

* Đập (chắc) = Đánh (nhau).

* Dắc = Dắt.

* Gưởi = Gửi.

* Hun = Hôn.

* Mần = Làm.

* Nhởi = Chơi.

* Rầy = Xấu hổ.

* Vô = Vào.

Tính từ:

* Cảy = Sưng.

* Ngái= Xa.

* Su = Sâu.

* Túi = Tối.

Ví dụ:

Bây đi mô đó, cho choa đi với = Các bạn đi đâu đấy, cho tôi đi với.

Giừ mi ở chộ mô rứa? = Giờ cậu ở chỗ nào thế?

Đóng ci cựa lại = Đóng cái cửa lại.

Cấy chi rứa = Cái gì thế?

A ri là răng? = Như thế này là sao?

Mùa nực với mùa gắt - Mùa nóng với mùa gặt

Kêu chắc đến rồi tề - Kêu nhau đến rồi kìa

Dừ sốt hơn tự tê - Giờ nóng hơn dạo trước

Sốt khô mui nẻ họng - Nóng khô môi nẻ họng

Ung bứt toóc dới rọng - Ông gặt lúa dưới ruộng

Mụ cào ló trửa cươi - Bà cào lúa giữa sân

Con chắt ả mô rồi - Con bé chắt của chị đâu rồi

Hắn cợi tru vô rú - Nó cưỡi trâu vào núi

Bếp lạnh tanh mun trú - Bếp lạnh tanh mun trấu

Cho ga trọi ga bươi - Cho gà chọi gà bươi

Nác chát ở mô rồi - Nước chát ở đâu rồi

Múc cho tui một đọi - Múc cho tôi một bát

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trốc tru là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm