Viết một đoạn văn ngắn theo cách song hành hay nhất
VnDoc xin giới thiệu bài Viết một đoạn văn ngắn theo cách song hành hay nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đoạn văn mẫu 1
Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.
Đoạn văn mẫu 2
Giống như trong mọi tác phẩm kinh điển trên thế giới này, Success (thành công) luôn đến sau Failure (thất bại). Nếu bạn muốn tận hưởng ánh nắng của thành công. Bạn phải chịu đựng những cơn mưa thất bại. Không có con đường thành công nào là khang trang cả. Nếu bạn sợ thất bại, bạn sẽ không bao giờ đến được bờ bên kia của thành công.
Kiếm muốn sắc phải mài. Hoa muốn thơm phải qua đông lạnh. Edison chính là một trong những người không sợ thất bại. 1000 lần thí nghiệm, 1000 lần thất bại. Hết ngày này sang tháng khác, trăng sao đã chìm trong giấc ngủ mà ông vẫn say sưa miệt mài. Cũng chính vì những lần thất bại đó, mà cái tên Edison được ghi vào sử sách. Máy hát, đèn điện … Những phát minh vĩ đại này chính là minh chứng cho vinh quang của ông. Nếu không phải một phen sương lạnh buốt, thì hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương. Nhiều người nói Hải Thụy là một tên ngốc. Nhưng nhờ tên ngốc ốc dùng cả một đời gột rửa vương triều mục nát. Để tạo ra một vịnh nước trong xanh. Trong triều không ai ủng hộ ông. Hoàng đế hồ đồ vô dụng. Nhưng đứng trước những khó khăn thất bại đó. Ông lại lôi ngược dòng tiền lên. Không sợ bãi quan, không sợ lời ra tiếng vào. Bằng sự cố gắng của mình để lại tên tuổi vẻ vang trong lịch sử.
Đoạn văn mẫu 3
Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ nổi bật là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Đoạn văn mẫu 4
Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
1. Khái niệm đoạn văn
Khái niệm đoạn văn ở trường phổ thông hiện nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Cách hiểu thứ nhất (đoạn ý): Đoạn văn được dùng với ý nghĩa để chỉ sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Một văn bản bao gồm nhiều đoạn văn: Đoạn mở đầu văn bản, những đoạn khai triển văn bản, đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn phải có sự hoàn chỉnh nhất định nào đó về mặt ý, về mặt nội dung. Nhưng thế nào là một nội dung, một ý hoàn chỉnh thì không có tiêu chí để xác định rõ ràng. Một văn bản, tuỳ theo người đọc cảm nhận mà phân chia ra thành các đoạn, sự phân chia có thể không thống nhất giữa những người đọc: có người chia theo ý lớn, có người chia theo ý nhỏ. Ý lớn là đoạn bài có hai hoặc ba ý nhỏ được khai triển từ ý lớn, bao gồm hai hoặc ba đoạn văn ngắn, mỗi đoạn ngắn đó là một ý nhỏ, các đoạn này hợp ý với nhau thành một ý lớn; ý nhỏ là ý được khai triển từ ý lớn, về mặt nội dung chỉ triển khai theo một phương diện, một hướng cụ thể, mỗi ý nhỏ là một đoạn.
Cách hiểu này khiến cho cách phân đoạn thiếu tính khách quan. Với cách hiểu này, diện mạo đoạn văn không được xác định (đoạn văn bắt đầu từ đâu, như thế nào, các câu văn trong đoạn có mối liên kết với nhau như thế nào,…) cho nên việc xây dựng đoạn văn trở nên khó khăn, phức tạp, khó rèn luyện các thao tác để trở thành kĩ năng kĩ xảo.
- Cách hiểu thứ hai (đoạn lời): Đoạn văn được hiểu là sự phân chia văn bản thành những phần nhỏ, hoàn toàn dựa vào dấu hiệu hình thức: một đoạn văn bao gồm những câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng.
Cách hiểu này không tính tới tiêu chí nội dung, cơ sở ngữ nghĩa của đoạn văn. Với cách hiểu này, việc rèn luyện xây dựng đoạn văn càng trở nên mơ hồ, khó xác định vì đoạn văn không được xây dựng trên một cơ sở chung nào vì hình thức bao giờ cũng phải đi đôi với nội dung, bao chứa một nội dung nhất định và phù hợp với nội dung mà nó bao chứa.
- Cách hiểu thứ ba (đoạn văn xét thao cả hai tiêu chí về ý và về lời): Đoạn văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản về nội dung (dựa trên cơ sở logic ngữ nghĩa) vừa là kết quả của sự phân đoạn về hình thức (dựa trên dấu hiệu hình thức thể hiện văn bản).
Về mặt nội dung: đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạnh khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Đây là cách hiểu hợp lí, thỏa đáng hơn cả giúp người đọc nhận diện đoạn văn trong văn bản một cách nhanh chóng, thuận lợi đồng thời giúp người viết tạo lập văn bản bằng cách xây dựng từng đoạn văn được rõ ràng, rành mạch.
Ví dụ về đoạn văn:
“Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo giặc (1). Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội (2). Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù (3). Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân thời kì đánh Pháp (4). Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê (5). Dù đã xác định như thế, nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ông xót xa cay đắng”(6).
Về nội dung:
- Chủ đề của đoạn văn trên là: tâm trạng mâu thuẫn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Chủ đề này tập trung khái quát ở câu 1, 2.
- Đoạn văn trên có ba phần:
+ Câu 1, 2 là phần mở đoạn. Phần này chứa đựng ý khái quát của cả đoạn văn, gọi là câu chủ đề. Câu chủ đề có thể là một hoặc hai câu văn.
+ Câu 3, 4, 5 là phần thân đoạn. Phần này triển khai đoạn văn, mỗi câu văn đề cập tới một biểu hiện cụ thể của chủ đề, liên quan tới chủ đề của đoạn văn.
+ Câu 6 là phần kết đoạn. Phần này khắc sâu chủ đề của đoạn văn.
- Đây là đoạn văn có kết cấu đầy đủ cả ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Khi viết đoạn văn, không phải bao giờ cũng nhất thiết có đủ ba phần như vậy. Ví dụ: Đoạn quy nạp, câu mở đầu đoạn không chứa đựng ý khái quát mà là câu cuối cùng; đoạn diễn dịch, câu cuối cùng kết thúc đoạn không chứa đựng ý khái quát, chủ đề đã được nêu rõ ở câu mở đoạn.
Về hình thức:
- Đoạn văn trên được tạo thành bằng 6 câu văn được liên kết với nhau bằng các phép liên kết hình thức: phép thế, phép lặp.
- Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và viết hoa.
2. Khái niệm về đoạn văn song hành
Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.
VD:
Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc. (Lê Thị Tú An)
-----------------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Viết một đoạn văn ngắn theo cách song hành hay nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thêm tài liệu học tập nhé
- Tóm tắt tác phẩm Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
- Tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng lũ lụt
- Luận điểm là gì?
- Thế nào là văn nghị luận?
- Nội dung chính của bài Hịch tướng sĩ
- Nội dung chính của Lão Hạc
- Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ
- Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhớ rừng ngắn gọn
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó ngắn gọn
- Lợi ích của việc đi bộ văn nghị luận ngắn nhất
- Lợi ích của việc đọc sách ngắn nhất
- Lợi ích của việc tập thể dục đối với học sinh hay nhất
- Viết đoạn văn ngắn về lợi ích của việc chơi thể thao ngắn nhất
- Trình bày lợi ích của việc bảo vệ môi trường hay nhất
- Tính cách, phẩm chất nhân vật bé Hồng trong lòng mẹ
- Đặc điểm của nhân vật chị Dậu
- Đặc điểm của nhân vật Lão Hạc
- Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
- Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt
- Viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn
- Dàn ý nghị luận bài văn học và tình thương
- Nghị luận tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Hát dặm Nghệ Tĩnh là gì?
- Hát Xoan là gì?
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi
- So sánh văn bản tường trình và văn bản báo cáo
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì?
- Viết đoạn văn về lòng yêu nước
- Dàn ý thuyết minh về con mèo
- Biện pháp tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Câu cảm thán là gì?
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Mục đích là gì?
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng
- Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá
- Nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của Lão Hạc
- Viết đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng trường học
- Ý nghĩa của câu kính trên nhường dưới
- Viết đoạn văn sử dụng trường từ vựng bóng đá
- Biện pháp tu từ trong bài Tôi đi học
- Ca dao tục ngữ về giữ chữ tín
- Ca dao tục ngữ về tự lập, tự chủ
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
- Đặc điểm của thể thơ lục bát
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
- Câu cảm thán dùng để làm gì?
- Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?
- Câu tục ngữ Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?
- Lập dàn ý cho đề bài hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Viết đoạn văn kể về việc em đã giúp bà cụ qua đường
- Viết đoạn văn nói về chị Dậu yêu thương chồng
- So sánh sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ
- Yếu tố miêu tả là gì?
- Từ tượng hình là gì?
- Mở bài về cái quạt
- Mở bài về cây bút bi
- Mở bài về tình mẫu tử
- Mở bài về tình yêu thương
- Theo em vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?
- Nội dung tư tưởng của đoạn trích đánh nhau với cối xay gió
- Tìm 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá
- Nghĩa của từ Tàn nhẫn là gì?
- Phương thức biểu đạt bài Trong lòng mẹ
- Phân tích ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa diêm
- Cho ví dụ về trường từ vựng?
- Nói giảm nói tránh là gì?
- Viết đoạn văn sử dụng biện pháp nói quá
- Mở bài Ngày đầu tiên đi học cực hay
- Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ
- Thế nào là từ ngữ địa phương?
- Biện pháp tu từ Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Biện pháp tu từ trong bài Trong lòng mẹ
- Biện pháp tu từ Gươm mài đá đá núi cũng mòn
- Biện pháp tu từ trong bài Nghe thầy đọc thơ
- So sánh cách dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Mùa thu ngày khai trường
- Em hãy viết thư gửi cho một người bạn thân để nói về ý tưởng khôi phục trái đất của chúng ta
- Câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" nói đến điều gì?
- Phân tích câu nói Người có tài mà không có đức
- Thông qua câu chuyện Cô bé bán diêm nhà văn đã gửi đến mọi người bức thông điệp gì?
- Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản Ôn dịch thuốc lá
- Đảo ngữ là gì?
- Biệt ngữ xã hội của học sinh
- Biệt ngữ xã hội là gì?
- Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương bắc bộ?
- Cách trình bày bài văn thuyết minh hay nhất
- Văn diễn dịch là gì?
- Văn quy nạp là gì?
- Trốc tru là gì?
- Viết đoạn văn diễn dịch về Cô bé bán diêm
- Viết đoạn văn diễn dịch về nhân vật Giôn-xi
- Viết đoạn văn diễn dịch về nhân vật Lão Hạc
- Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
- Phong cách nghệ thuật của Ngô Tất Tố
- Cách phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm của Andersen
- Tìm thán từ trong các câu trích từ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri
- Tìm 5 trợ từ, thán từ, tình thái từ trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
- "Chao ôi" thuộc từ loại gì?
- Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" trong cuộc sống