21 Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
21 Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn thi giữa kì 2 môn Văn. Bộ tài liệu bao gồm 21 đề thi cho các bạn ôn tập, rèn luyện kĩ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Sau đây là nội dung đề thi mời các bạn tham khảo.
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 1
- Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Vật lý - Đề 1
- Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn - Đề 1
PHẦN I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải
B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu
D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô
B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng
D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi
B. Trình bày
C. Điều khiển
D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm”Hịch tướng sĩ”được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ”Nhớ rừng”của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ”thắng địa”trong câu:”Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.”(Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn
Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Đề thi Văn 8 giữa học kì 2 số 2
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…
…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).
Câu 1 (1đ): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?
Câu 2 (1đ): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?
Câu 3 (2đ): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?
II. Làm văn (6đ):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ''Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối … Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu".
Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn - Đề 3
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Trong bài thơ "Quê hương" tác giả so sánh "cánh buồm" với hình ảnh nào?
A. Con tuấn mã.
C. Dân làng.
B. Mảnh hồn làng.
D. Quê hương.
Câu 2: Phong trào "thơ mới" được ra đời trong thời gian nào?
A. Từ 1900 đến 1915.
B. Từ 1932 đến 1945;
C. Từ 1920 đến 1930.
D. Từ 1945 đến 1954.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu thơ sau?
“Chiếc thuyền nhẹ nhàng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
(“Quê hương”- Tế Hanh)
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 4: Câu sau: "Trẫm rất đau xót về việc đó không thể không dời đổi" thuộc kiểu câu gì?
A. Câu phủ định.
B. Câu cảm thán
C. Câu nghi vấn.
D. Câu trần thuật.
Câu 5: Câu nào sau đây thực hiện hành động cầu khiến?
A. Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.
B. Cây bút đẹp quá!
C. Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
D. Khúc đê này hỏng mất.
Câu 6. Trong những câu sau câu nào không phải là câu khẳng định?
A. Tôi giật sững người.
B. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.
C. Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: Anh trai tôi.
D. Vậy mà dưới mắt tôi thì....
Câu 7: Dựa vào hiểu biết của em về luận điểm, hãy lựa chọn câu trả lời đúng:
A. Luận điểm là vấn đề đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
B. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong văn bản nghị luận.
C. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết, người nói đưa ra trong bài văn nghị luận.
D. Luận điểm là kể về một vấn đề trong bài văn nghị luận.
Câu 8: Yếu tố nào thể hiện quan điểm tư tưởng của bài văn nghị luận?
A. Luận điểm
B. Luận cứ
C. Lập luận
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
(Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn)
Câu 2: (5 điểm) Chứng minh 2 bài thơ "Quê hương” của Tế Hanh và "Khi con tu hú" của Tố Hữu đã biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của hai nhà thơ với thiên nhiên đất nước
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn - Đề 4
Câu 1 (3,0 điểm)
Cho đoạn văn:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
(Ngữ văn 8, tập 2, trang 57)
a) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b) Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào của đất nước? Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm đó?
c) Trình bày nội dung chính của đoạn văn và nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Hành động nói là gì? Có mấy cách thực hiện hành động nói?
b) Câu văn sau đây thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Thực hiện hành động nói gì?
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau…
(Khánh Hoài)
Câu 3 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: bài thơ”Quê hương”đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh.
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 - Đề 5
Câu 1: (1đ)
Chép lại chính xác bản dịch thơ bài thơ”Đi đường”của Hồ Chí Minh.
Câu 2: (2đ)
Những nét chung được thể hiện trong các văn bản: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Nước đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)
Câu 3: (1đ)
Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương- Tế Hanh)
Câu 4: (6đ)
Trình bày các luận điểm trong bài "Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, từ đó nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn - Đề 6
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Huống gì thành Đại La, kinh dô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi. Xem khắp Đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất trên đời”.
(Ngữ văn 8- Tập 2)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Văn bản có đoạn văn trên được viết bằng thể loại gì?
c. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
d. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (2 điểm): Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
- Này, u ăn đi! (2) Để mãi! (3) U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.(5)” (Ngô Tất Tố)
Câu 3 (5 điểm)
Bài thơ "Quê hương” của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của nhà thơ khi xa quê. Qua bài thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ 21 đề thi giữa kì 2 Văn 8
.............................................
Trên đây VnDoc đã chia sẻ 21 Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo, biết cách sắp xếp thời gian để làm bài. Chúc các bạn ôn tập tốt.
Ngoài 21 Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.