Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử Địa lí năm 2024
Bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 8 năm 2024 sách mới
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử và Địa lí năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.
Link tải chi tiết từng đề:
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều
1. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT
A. LỊCH SỬ
PHÂN 1. Trắc nghiệm. (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
A. Mít tinh, biểu tình.
B. Bãi công
C. Khởi nghĩa.
D. Đập phá máy móc.
Câu 2: Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em?
A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc
B. Có sức khỏe dẻo dai
C. Có số lượng đông đảo
D. Khả năng phản kháng hạn chế
Câu 3: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) như thế nào?
A. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Phản đối chiến tranh đế quốc đến cùng
C. Chỉ tham gia chiến tranh khi chiến tranh lan rộng đến nước Nga.
D. Không tham gia cũng không phản đối chiến tranh.
Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau đó là
A. Khối NATO và khối SEV.
B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.
C. Khối SEATO và khối ASEAN.
D. Khối các nước G7 và khối EU.
Câu 6. Bước sang thế kỉ XX, về đối ngoại, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách
A. Công nghiệp hóa.
B. Đưa người giỏi sang học ở phương Tây.
C. Xâm lược và bành trướng.
D. Xoá bỏ chế độ nông nô.
Câu 7. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
A. Triều Tiên.
B. Trung Quốc.
C. Đông Nam Á.
D. Việt Nam.
Câu 8: Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
A. Lương Khải Siêu
B. Khang Hữu Vi
C. Viên Thế Khải
D. Tôn Trung Sơn
PHẦN II - PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 1 (1.5đ)
Nêu kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911)?
Câu 2 (1.5)
Tại sao chiến tranh thế giới I (1914-1918) bùng nổ? Suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất? Là học sinh em nên làm gì để bảo vệ hoà bình?
B. ĐỊA LÍ
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện trong thành phần tự nhiên nào?
A. Khoáng sản.
B. Thủy sản.
C. Địa hình thổ nhưỡng.
D. Thủy triều.
Câu 2: Nước ta có mấy nhóm đất chính?
A. 4 nhóm.
B. 3 nhóm.
C. 2 nhóm.
D. 5 nhóm.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là
A. Đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
B. Ít chịu tác động của con người.
C. Đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.
D. Đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 4: Mùa mưa tháng 4 – 5 gây nên hiện tượng gì tới thổ nhưỡng?
A. Xói mòn, rửa trôi.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
C. Bồi đắp đất.
D. Tẩy chua cho đất.
Câu 5: Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng sẽ hình thành nên loại đất nào?
A. Đất mùn.
B. Đất phù sa.
C. Đất phèn chua.
D. Đá badan.
Câu 6: Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?
A. Đất phù sa.
B. Đất mặn, đất phèn.
C. Đất mùn núi cao.
D. Đất feralit.
Câu 7: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phù sa.
B. Feralit.
C. Mùn núi cao.
D. Đất xám.
Câu 8: Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại?
b. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
Câu 2 ( 1,5 điểm):
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
Đất phù sa : chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
b. Nhận xét
---HẾT---
Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT
A. LỊCH SỬ
- PHẦN TRẮC NGHIỆM( 2.0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | D | A | C | B | C | B | D |
II - PHẦN TỰ LUẬN( 3.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | * Kết quả: - Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà nước Cộng hòa - Trung Hoa dân quốc. - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á. * Hạn chế: Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để: + Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến. + Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. | 0.75 đ 0.75 đ |
Câu 2 | Nguyên nhân - Nguyên nhân xâu xa : + Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc .. +Do mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thị trường và thuộc địa .. - Nguyên nhân trưc tiếp : Thái tử Áo – Hung bị ám sát * Suy nghĩ thể hiện sự kinh sợ và ghê tởm của tội ác chiến tranh đem lại. Đối với các nước đế quốc gây chiến là chiến tranh phi nghĩa hoàn toàn .. * Trách nhiệm của học sinh + Học tập và rèn luyện , sống có ích sau này trở thành công dân có ích cho xã hội ... + Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường .. + Tuyên truyền vận động mọi người tích cực bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh.. + Có thái độ căm ghét chiến tranh ,căm ghét bọn phát xít ... | 0,5đ 0.5 đ 0,5đ |
B. ĐỊA LÍ
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | D | A | B | D | B | D |
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a. |
|
+ Thuận lợi : Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loà thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau, Rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với giống thích hợp. . . . +Khó khăn : Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông, nắng nóng, khô hạn cuối Đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Bão ,mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh phát triển. . . . . | 0,5 điểm
0,5 điểm
| |
b |
| |
Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyễn bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình Châu Á và có vùng biển rộng lớn, chính vị trí đó đã làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. | 0,5 điểm
| |
Câu 2 (1,5 điểm)
| a. Biểu đồ hình tròn (vẽ đúng , đẹp) b. Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%) | 1,0 điểm 0,5 điểm
|
…………….Hết………………
2. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 CTST
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thành tựu khoa học nào?
A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Thuyết tiến hóa.
D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?
A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.
C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.
D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.
Câu 3. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (thành lập vào tháng 8/1905) là chính đảng của giai cấp
A. vô sản Trung Quốc.
B. nông dân Trung Quốc.
C. tư sản dân tộc Trung Quốc.
D. trí thức tiểu tư sản Trung Quốc.
Câu 4. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây?
A. Viên Thế Khải ép vua Phổ Nghi phải thoái vị.
B. Liên quân 8 nước đế quốc tấn công kinh thành Bắc Kinh.
C. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
D. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu, đầu hàng đế quốc xâm lược.
Câu 5. Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa đại nghị.
D. Cộng hòa Tổng thống.
Câu 6. Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện giải pháp gì để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng?
A. Nhờ cậy các nước tư bản phương Tây giúp đỡ.
B. Tiến hành cải cách trong nội bộ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
C. Cải cách đất nước theo mô hình của các nước phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới thay thế cho Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
Câu 7. Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?
A. Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh.
B. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.
C. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.
D. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ chính sách khai thác kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ?
A. Kinh tế phát triển thiếu cân đối.
B. Kinh tế Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc.
C. Thiếu hụt lương thực, nạn đói trầm trọng.
D. Tài nguyên đất nước dần vơi cạn.
Câu 9. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
A. Đảng Quốc đại.
B. Liên minh Phi-líp-pin.
C. Đảng Cộng sản Phi-líp-pin.
D. Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa
A. nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân phương Tây.
B. giai cấp tư sản với chính quyền thực dân phương Tây.
C. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
D. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
Câu 11. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để
A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).
B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
C. xem xét, đo đạc thủy trình.
D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.
Câu 12. Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?
A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.
B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.
D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu số 1 (1,0 điểm): Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu. “Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà ham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bỏ nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ”.
(Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Tập 3, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448)
a) Cho biết đoạn tư liệu phản ánh thành tựu nào của nước Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
b) Nêu ý nghĩa của thành tựu đó đối với nhà Nguyễn và dân tộc.
Yêu cầu số 2 (1,0 điểm): Cho biết tên ít nhất 4 di sản văn hóa của triều Nguyễn đã được tổ chức UNESCO ghi danh.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Sự hình thành đất, rất ít chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Sinh vật.
B. Khoáng sản.
C. Đá mẹ.
D. Địa hình.
Câu 2. Đất Feralit ở nước ta có màu gì?
A. Đen.
B. Xám.
C. Đỏ vàng.
C. Nâu.
Câu 3. Đất Feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất ở nước ta?
A. 11%.
B. 24%.
C. 65%.
D. 35%.
Câu 4. Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 5. Ở những độ dốc nhỏ, đất feralit được sử dụng làm gì?
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
B. Trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây ăn quả.
C. Trồng cây lương thực và nuôi trồng thủy sản.
D. Trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.
Câu 6. Đất Feralit thích hợp để trồng loại cây nào dưới đây?
A. Cây lúa, đậu tương, lạc.
B. Cây lúa, sầu riêng, tiêu, điều.
C. Cây bạch đàn, thông, keo và cây lấy gỗ khác.
D. Cây bạch đàn, lúa, đậu tương và lạc.
Câu 7. Đất Feralit có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất nào dưới đây?
A. Sắt và kẽm.
B. Sắt và nhôm.
C. Nhôm và đồng.
D. Kẽm và nhôm.
Câu 8. Đất phèn được hình thành ở đâu ở nước ta?
A. những nơi có độ dốc nhỏ.
B. vùng cửa sông, ven biển.
C. vùng hải đảo.
D. những vũng nước lâu ngày.
Câu 9. Ở nước ta, có khoảng bao nhiêu loài động vật trên cạn?
A. 20 000 loài.
B. 15 000 loài.
C. 10 500 loài.
D. 5000 loài.
Câu 10. Ở nước ta, có khoảng bao nhiêu loài thực vật trên cạn?
A. 20 000 loài.
B. 15 000 loài.
C. 10 500 loài.
D. 5000 loài.
Câu 11. Việc bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
A. Là yếu tố quyết định đảm bảo tính ổn định của con người, là cơ sở sinh tồn sự sống trong môi trường.
B. Là yếu tố quyết định bảo nguồn gen, là cơ sở sinh tồn sự sống trong môi trường.
C. Là cơ sở sinh tồn sự sống trong môi trường.
D. Là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái, là cơ sở sinh tồn sự sống trong môi trường.
Câu 12. Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ trực tiếp được các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta?
A. Trồng rừng.
B. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
C. Tuyên truyền , nâng cao ý thức của người dân nhằm bảo vệ môi trường.
D. Khai thác rừng lấy gỗ, làm đất canh tác nông nghiệp.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu đặc điểm của đất phù sa. Phân tích giá trị sử dụng của đất phù sa trong nông nghiệp, thủy sản.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 CTST
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-D | 3-C | 4-C | 5-B | 6-C | 7-B | 8-B | 9-D | 10-A |
11-C | 12-C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu số 1:
- Thành tựu: Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là: Luật Gia Long)
- Ý nghĩa: là luật pháp thành văn của nhà Nguyễn góp phần quản lí đất nước và ổn định xã hội.
Yêu cầu số 2: di sản văn hóa của triều Nguyễn đã được tổ chức UNESCO ghi nhận…
* Lưu ý: HS có thể lựa chọn trình bày 4 trong số 5 di sản sau:
- Quần thể di tích cố đô Huế được ghi danh vào danh mục di sản thế giới (1993)
- Nhã nhạc cung đình được công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (2003)
- Mộc bản triều Nguyễn được ghi nhận là di sản tư liệu thế giới (2009).
- Châu bản triều Nguyễn được ghi nhận là di sản tư liệu thế giới (2014).
- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế ghi nhận là di sản tư liệu thế giới (2016).
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1- B | 2- C | 3- C | 4- D | 5- B | 6- C | 7- B | 8- D | 9- C | 10- A |
11- D | 12- C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
* Đặc điểm của đất phù sa
- Đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sống nên có đặc điểm chung: tầng đất dày, phì nhiêu.
- Do điều kiện hình thành và quá trình hình thành nên đã tạo ra đất phù sa có tính chất khác nhau:
+ Đất phù sa sông: phân bố ở sông Hồng, sông Cửu Long là đất phù sa trung tính, ít chia; có màu nâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
+ Đất phèn: hình thành những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
+ Đất mặn: hình thành vùng cửa sông, ven biển.
* Giá trị sử dụng đất phù sa trong nông nghiệp và thủy sản.
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Thích hợp trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, hoa màu,…
- Đối với sản xuất thủy sản: Các cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi nuôi trồng và khai thác thủy sản.
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Phát minh nào dưới đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?
A. Máy hơi nước.
B. Động cơ đốt trong.
C. Pin Mặt Trời.
D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 2. Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại
A. văn minh nông nghiệp.
B. văn minh công nghiệp.
C. văn minh hậu công nghiệp.
D. văn minh thông tin.
Câu 3. Bản Hiệp ước nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa?
A. Hiệp ước Tân Sửu.
B. Hiệp ước Nam Kinh.
C. Hiệp ước Hoàng Phố.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 4. Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. thành lập được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
B. lật đổ sự thống trị của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
C. cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở một số nước châu Á.
D. đưa Trung Quốc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?
A. Thống nhất tiền tệ và thị trường.
B. Cho phép mua bán ruộng đất.
C. Xây dựng đường xá, cầu cống.
D. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 6. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Giúp các nước châu Á bảo vệ độc lập.
Câu 7. Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa Xi-pay.
B. Phong trào bất bạo động.
C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.
D. Phong trào Thái bình Thiên quốc.
Câu 8. Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo.
B. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu.
C. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công.
D. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ.
Câu 9. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là
A. khởi nghĩa của Ong Kẹo.
B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
Câu 11. Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là
A. Luật Gia Long.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình thư.
D. Luật Hồng Đức.
Câu 12. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?
A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Nho giáo.
B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.
C. Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.
D. Phát triển đồng thời Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.
b) Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây của nhóm đất mùn núi cao?
A. giàu mùn, thường có màu đen hoặc nâu đen.
B. tầng đất dày, ít chua, giàu mùn và có độ phì cao.
C. tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng.
D. độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây của nhóm đất Feralit?
A. giàu mùn, thường có màu đen hoặc nâu đen.
B. tầng đất dày, ít chua, giàu mùn và có độ phì cao.
C. tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng.
D. độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.
Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây làm đất ở vùng đồng bằng bạc màu?
A. Quá trình rửa trôi và hoạt động canh tác không hợp lí.
B. Sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng thường xuyên.
D. Hiện tượng thời tiết cực đoan: mưa, lũ lụt ngập úng sâu.
Câu 4. Quá trình nào sau đây làm đất suy thoái, tầng đất mỏng, mất khả năng canh tác?
A. Quá trình xói mòn – rửa trôi.
B. Quá trình đá ong hóa.
C. Quá trình tích tụ ô-xít sắt, ô - xít nhôm.
D. Quá trình rửa trôi và canh tác không hợp lí.
Câu 5. Đất mùn núi cao được hình thành trong điều kiện nào?
A. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn quanh năm.
B. Lượng mưa lớn quanh năm.
C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm nhỏ lớn quanh năm.
D. Nhiệt độ cao.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hóa đất ở nướ ta?
A. Xói mòn đất ở vùng đồi núi.
B. Hoang mạc hóa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Mặn hóa, phèn hóa ở đồng bằng sông Cửu Long.
D. Nước biển dâng ở các tỉnh ven biển phía Nam.
Câu 7. Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là gì?
A. tương đối nhiều loài.
B. khá nghèo nàn về loài.
C. nhiều loài, ít về gen.
D. phong phú và đa dạng.
Câu 8. Loài động vật nào dưới đây có nguy cơ tuyệt chủng ở miền núi phía Bắc Việt Nam?
A. Hổ.
B. Tê giác.
C. Voi.
D. Voọc mũi hếch.
Câu 9. Tỉnh nào nước ta có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất?
A. Cà Mau.
B. Bạc Liêu.
C. Sóc Trăng.
D. Trà Vinh.
Câu 10. Hệ sinh thái biển bao gồm:
A. rạn san hô, cỏ biển.
B. rừng ngập mặn.
C. vũng, vịnh, bãi triều.
D. đầm lầy than bùn.
Câu 11: Theo tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế năm 2020, ở Việt Nam có bao nhiêu loài lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng?
A. 75 loài.
B. 136 loài.
C. 42 loài.
D. 53 loài.
Câu 12. Theo tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế năm 2020, ở Việt Nam có bao nhiêu loài thú tuyệt chủng?
A. 75 loài.
B. 136 loài.
C. 42 loài.
D. 53 loài.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm, phân bố và phân tích giá trị sử dụng của đất feralit ở nước ta.
Xem đáp án trong file tải về
Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em học sinh cũng cần thực hành luyện đề để nắm được cấu trúc đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Mời các bạn tham khảo các đề thi học giữa kì 2 lớp 8 các môn Toán, Anh, Văn, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.