Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ma trận đặc tả Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Ma trận đặc tả Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức được VnDoc đăng tải dưới đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

1. Khung ma trận Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 KNTT

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2:

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 1,25 điểm, (gồm 5 câu hỏi nhận biết, mỗi câu 0,25 điểm);

- Phần tự luận: 2,0 điểm (Thông hiểu: 0,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 0,0 điểm).

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng số điểm

Nhận biết (TN)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

TN

TL

Điện

- Hiện tượng nhiễm điện

- Dòng điện, Nguồn điện

- Tác dụng của dòng điện

- Đo cường độ dòng điện, Đo hiệu điện thế

- Mạch điện đơn giản

5

1

5

1

1,25

2

Sinh học cơ thể người

Hệ bài tiết ở người

Điều hoà môi trường trong của cơ thể

Hệ nội tiết ở người

Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Sinh sản

6

1

1

6

2

1,5

2

Sinh vật và môi trường

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Hệ sinh thái

2

1

2

1

0,5

1

Acid – Base – PH – Oxide – Muối. Phân bón hoá học

Base (bazơ)

Thang đo pH

Oxide (oxit)

Muối

1

1

1

1

1 ý

1 ý

1 ý

4C

1C

1,0

1,5

Tổng số câu

16C

2C, 2 ý

1C, 1 ý

1C

16

5

4

6

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

4,0

6,0

Tỉ lệ

40%

30%

20%

10%

40%

60%

2. Khung ma trận Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 KNTT

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II, KHTN 8


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Điện (11 tiết)

1. Hiện tượng nhiễm điện

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện.

- Cách làm cho một vật bị nhiễm điện

C1

1

Thông hiểu

- Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện.

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.

- Chỉ ra được vật nhiễm điện chỉ có thể nhiễm một trong hai loại điện tích.

Vận dụng

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

Vận dụng cao

- Vận dụng phản ứng liên kết ion để giải thích cơ chế vật nghiễm điện.

2. Nguồn điện

Nhận biết

- Nhận biết được kí hiệu nguồn điện.

- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện.

- Kể tên được một số nguồn điện trong thực tế.

C2

1

Thông hiểu

- Nguồn điện 1 chiều luôn có 2 cực (âm, dương) cố định.

- Nguồn điện xoay chiều đổi cực liên tục

3. Dòng điện

4. Tác dụng của dòng điện

Nhận biết

- Phát biểu được định nghĩa về dòng điện.

- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn điện.

- Nêu được dòng điện có tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.

C3

1

Thông hiểu

- Giải thích được nguyên nhân vật dẫn điện, vật không dẫn điện.

- Giải thích được tác dụng nhiệt của dòng điện.

- Giải thích được tác dụng phát sáng của dòng điện.

- Giải thích được tác dụng hóa học của dòng điện.

- Giải thích được tác dụng sinh lí của dòng điện.

Vận dụng

- Chỉ ra được các ví dụ trong thực tế về tác dụng của dòng điện và giải thích.

Vận dụng cao

- Thiết kế phương án (hay giải pháp) để làm một vật dụng điện hữu ích cho bản thân (hay đưa ra biện pháp sử dụng điện an toàn và hiệu quả).

5. Đo cường độ dòng điện. Đo hiệu điện thế

Nhận biết

- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện.

C4

1

- Nhận biết được ampe kế, kí hiệu ampe kế trên hình vẽ.

- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

- Nhận biết được vôn kế, kí hiệu vôn kế trên hình vẽ.

- Nhận biết được điện trở (biến trở) kí hiệu của điện trở (biến trở).

Thông hiểu

- Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), ampe kế.

- Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), vôn kế.

- Mắc được mạch điện đơn giản khi cho trước các thiết bị.

Vận dụng

- Xác định được cường độ dòng điện chạy qua một điện trở, hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc hai điện trở mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R)

1

1

- Xác định được hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định giá trị bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R).

Vận dụng cao

- Vận dụng công thức định luật Ôm để giải phương trình bậc nhất một ẩn số với đoạn mạch mắc hỗn hợp gồm 2 điện trở mắc song song và mắc nối tiếp với điện trở thứ ba {(R1 //R2)nt R3}.

6. Mạch điện đơn giản

Nhận biết

Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, cầu chì, đi ốt và đi ốt phát quang.

C5

1

Thông hiểu

- Vẽ được mạch điện theo mô tả cách mắc.

- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì (hoặc: rơ le, cầu dao tự động, chuông điện).

Vận dụng

- Xác định được cường độ dòng điện của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song song)

- Xác định được hiệu điện thế của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song song).

7. Hệ bài tiết ở người

Nhận biết

Nêu được chức năng của hệ bài tiết.

C6

1

-Dựa vào hình ảnh sơ lược, kể tên được các bộ phận chủ yếu của thận.

Thông hiểu

–Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.

- Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết. Trình bày cách phòng chống các bệnh về hệ bài tiết.

Vận dụng

–Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ.

Vận dụng cao

–Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

–Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận như sỏi thận, viêm thận,... trong trường học hoặc tại địa phương.

8. Điều hoà môi trường trong của cơ thể

Nhận biết

– Nêu được khái niệm môi trường trong của cơ thể.

Nhận biết

–Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong.

– Nêu được vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể (ví dụ nồng độ glucose, nồng độ muối trong máu, urea, uric acid, pH).

Thông hiểu

–Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.

9. Hệ thần kinh và các quan ở người

Nhận biết

– Nêu được chức năng của hệ thần kinh và các giác quan.

– Nêu được chức năng của các giác quan thị giác và thính giác.

– Dựa vào hình ảnh kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh là bộ phận trung ương (não, tuỷ sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh).

–Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.

Thông hiểu

– Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng bệnh đó.

–Trình bày được một số bệnh về thị giác và thính giác và cách phòng, chống các bệnh đó(ví dụ: bệnh về mắt: bệnh đau mắt đỏ, ...; tật về mắt: cận thị, viễn thị, ...).

– Dựa vào hình ảnh hay sơ đồ, kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng.

– Dựa vào hình ảnh hay sơ đồ, kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận âm thanh.

Vận dụng

–Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt.

– Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở t

Vận dụng

–Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.

-Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.

Vận dụng cao

–Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học (cận thị, viễn thị,...), tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.

C20

1

10. Hệ nội tiết ở người

Nhận biết

– Kể được tên các tuyến nội tiết.

C11

1

–Nêu được chức năng của các tuyến nội tiết.

– Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...).

C5

1

Thông hiểu

–Nêu được cách phòng chống các bệnh liên quan đến hệ nội tiết

C18

1

Vận dụng

– Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân trong gia đình.

Vận dụng cao

Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (ví dụ bệnh tiểu đường, bướu cổ).

11. Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Nhận biết

– Nêu được cấu tạo sơ lược của da.

– Nêu được chức năng của da.

Thông hiểu

Vận dụng:

- Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn.

– Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da.

Vận dụng cao:

– Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu dân cư.

– Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học.

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm thân nhiệt.

– Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.

– Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt.

– Nêu được một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng.

– Nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.

Thông hiểu:

– Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể.

Vận dụng:

- Thực hành được cách đo thân nhiệt.

Vận dụng cao:3

-Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc lạnh.

12. Sinh sản

-

Nhận biết:

– Nêu được chức năng của hệ sinh dục.

C7,C8

2

– Kể tên được các cơ quan sinh dục nam và nữ.

Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...).

C12

1

– Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

Thông hiểu

– Trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

- Nêu được hiện tượng kinh nguyệt.

– Nêu được cách phòng tránh thai.

– Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai.

– Trình bày được cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...).

Vận dụng:

– Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân.

Vận dụng cao:

– Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về sức khoẻ sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục).

13. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật

– Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái.

C9

1

Thông hiểu:

– Phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ các môi trường sống của sinh vật.

– Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ.

– Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

14. Hệ sinh thái

- Quần thể

Nhận biết:

– Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật.

C10

1

– Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân bố).

Thông hiểu:

– Lấy được ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân bố).

C19

1

Vận dụng:

– Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ quần thể.

15. Acid – Base – PH – Oxide – Muối. Phân bón hoá học

Base (bazơ)

Nhận biết

– Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH).

C13

1

– Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

Thông hiểu

– Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

– Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

Thang đo pH

Nhận biết

Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch.

C14

1

Thông hiểu

Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

Vận dụng

Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

C21c

1 ý

Oxide (oxit)

Nhận biết

Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với 1 nguyên tố khác.

C15

1

Thông hiểu

- Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.

C21a

1 ý

- Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính).

– Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.

Muối

Nhận biết

– Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion

– Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.

C16

1

Thông hiểu

– Đọc được tên một số loại muối thông dụng.

– Trình bày được một số phương pháp điều chế muối.

– Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide.

– Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

C21b

1 ý

3. Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 KNTT

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 8

    Xem thêm