Bộ đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức năm 2025 cấu trúc mới
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Khoa học tự nhiên KNTT gồm 2 đề thi cấu trúc mới năm 2025 và 1 đề thi cấu trúc cũ, có đầy đủ đáp án, bảng ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề thi giữa kì 2 lớp 8. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 KNTT năm 2025
1. Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 cấu trúc mới năm 2025
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 8
1) Khung ma trận đề kiểm tra giữa học kì II môn KHTN, lớp 8.
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II
+ Phần Vật lí: từ bài 20 đến hết bài 27
+ Phần hóa: từ bài 9 đến bài 10
+ Phần Sinh học: Từ bài 37 đến hết bài 42
- Thời gian làm bài: 60 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 60% trắc nghiệm, 40% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: % Nhận biết; % Thông hiểu; % Vận dụng
- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm,
- Phần tự luận: 3,0 điểm
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số ý/câu |
Điểm số |
||||||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
0,25 |
Dòng điện, nguồn điện. Mạch điện đơn giản. |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
1,0 |
Tác dụng của dòng điện |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
0,25 |
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế.Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. |
|
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
0,75 |
Năng lượng nhiệt và nội năng. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter. |
|
1 |
|
1 |
|
2 |
|
|
|
4 |
1,0 |
Base Thang PH |
|
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
1,75 |
Oxide |
|
1 |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
|
1,5 |
Hệ thần kinh và giác quan |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
0,5 |
Da và điều hòa thân nhiệt |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
1,5 |
Môi trường và các nhân tố sinh thái |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
|
1,5 |
Số câu |
|
4 |
|
2 |
1 |
3 |
|
|
1 |
9 |
3,25 |
Điểm số |
|
1,0 |
|
0,5 |
1,0 |
0,75 |
|
|
|
|
|
Tổng số điểm |
điểm |
điểm |
điểm |
điểm |
điểm |
điểm |
|||||
· |
|
0.5 |
|
|
|
Đề kiểm tra
Phần I:Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án trả lời
Câu 1. Nhiều vật khi cọ xát với nhau thì có khả năng
A. Đẩy nhau
B. Hút nhau
C. Vừa hút vừa đẩy
D. Không có hiện tượng
Câu 2: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
Câu 3. Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:
A. Kích thước của vôn kế
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Câu 4. Hiệu điện thế của viên pin trong hình bên có giá trị là bao nhiêu?
A. 3V
B. 6V
C. 9V
D. 12V
Câu 5: . Base là chất có khả năng:
A. Tăng nồng độ trong dung dịch.
B. Giảm nồng độ trong dung dịch.
C. Tăng nồng độ trong dung dịch.
D. Không thay đổi pH của dung dịch.
Câu 6. Một chất oxide sẽ thuộc loại oxide axit khi:
A. Tác dụng với nước tạo thành base.
B. Tác dụng với nước tạo thành axit.
C. Không tác dụng với axit, base hoặc nước.
D. Là oxide của kim loại.
Câu 7: Base nào là kiềm?
A. Ba(OH)2.
B. Cu(OH)2.
C. Mg(OH)2.
D. FeO
Câu 8: : Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Da có vai trò gì trong điều hòa thân nhiệt?
A. Bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường.
B. Điều hòa lượng máu lưu thông.
C. Tiết mồ hôi để giảm nhiệt độ cơ thể.
D. Tăng tốc độ hô hấp khi nhiệt độ cao
Câu 10: Môi trường sống nào có tính ổn định cao nhất?
A. Môi trường nước ngọt.
B. Môi trường biển sâu.
C. Môi trường rừng nhiệt đới.
D. Môi trường sa mạc.
Câu 11: Quần thể sinh vật là:
A. Nhóm sinh vật sống cùng loài trong cùng khu vực, có khả năng sinh sản.
B. Tập hợp tất cả các loài sinh vật trong một khu vực.
C. Các cá thể không cùng loài nhưng sống trong cùng môi trường.
D. Tập hợp các loài sinh vật và các yếu tố vô sinh trong hệ sinh tháiC
Câu 12: Tật viễn thị là:
A. Tật mà hai mắt nằm quá gần nhau
B. Tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.
C. Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
D. Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai: Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 15. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 13.
a)Nội năng của một vật chỉ bao gồm năng lượng do chuyển động của các phân tử trong vật.
b)Khi nhiệt độ của một vật tăng lên, nội năng của vật đó cũng tăng lên.
c)Một vật có khối lượng lớn nhưng không thay đổi nhiệt độ khi truyền nhiệt vào. Điều này chứng tỏ rằng vật này không có nội năng.
d)Khi một chiếc nồi kim loại nóng lên và đun nước trong đó, năng lượng nhiệt từ nồi sẽ được truyền vào nước. Sự truyền nhiệt này là một ví dụ về sự chuyển hóa giữa nội năng của vật và nhiệt lượng.
Câu 14: Các phát biểu sau đây về thang pH là đúng hay sai?
a) Thang pH từ 0 đến 7 biểu thị môi trường axit.
b) Giá trị pH bằng 7 biểu thị môi trường trung tính.
c) Giá trị pH càng lớn thì tính axit càng mạnh.
d) Thang pH có giá trị từ 0 đến 14.
Câu 15: Các phát biểu sau đây về da và điều hòa thân nhiệt là đúng hay sai?
a) Da giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua tiết mồ hôi.
b) Da không có vai trò trong bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn.
c) Sự co giãn của các mạch máu ở da giúp điều hòa nhiệt.
d) Da chứa nhiều thụ thể cảm nhận nhiệt độ.
PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn: Thí sinh trả lời từ câu 16 đến câu 19
Câu 16. Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Câu 17. Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?
Câu 18. Phân tích vai trò của da trong bảo vệ cơ thể .
Câu 19: Hệ thần kinh ở người gồm những bộ phận chính nào?
PHẦN IV: Tự luận. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các bài tập sau
Câu 20.( 1điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện: Nguồn gồm 2 pin nối tiếp, một công tắc đóng, một bóng đèn, dây dẫn.
Câu 21. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) ..?.. + O2 —-> Al2O3 (2) P + ..?.. —-> P2O5
(3) S + ..?.. —-> SO2 (4) Mg + O2 —-> ..?..
Hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên các sản phẩm tạo thành.
Câu 22. Hãy giải thích mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể và ý nghĩa của nó đối với cân bằng sinh thái.
-----------HẾT---------
Xem đáp án trong file tải
2. Đề thi Khoa học tự nhiên 8 giữa học kì 2 cấu trúc cũ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy kiểm tra.
Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Cọ xát vật
B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật
Câu 2: Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin
B. Ắc – qui
C. Đi – na – mô xe đạp
D. Quạt điện
Câu 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Tác dụng sinh lí của dòng điện
C. Tác dụng từ của dòng điện
D. Tác dụng hóa học của dòng điện
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo hiệu điện thế?
A. Vôn (V) B. Milivôn (mV)
C. Ampe (A) D. Kilovôn (kV)
Câu 5: Nếu tuyến tụy không sản xuất được hormone insulin thì cơ thể sẽ mắc bệnh nào sau đây?
A. Sỏi thận.
B. Sỏi bàng quang.
C. Dư insulin.
D. Đái tháo đường.
Câu 6: Bộ phận nào của da có chức năng tiếp nhận các kích thích của môi trường?
A. Tuyến mồ hôi
B. Tuyến nhờn.
C. Thụ quan.
D. Mạch máu.
Câu 7: Hệ sinh dục có chức năng nào sau đây?
A. Sản sinh tinh trùng
B. Sinh sản duy trì nòi giống
C. Buồng trứng.
D. Điều hoà kinh nguyệt.
Câu 8: Bộ phận nào của cơ quan sinh dục nữ có chức năng dẫn trứng về tử cung?
A. Phễu dẫn trứng
B. Âm đạo
C. Buồng trứng
D. Ống dẫn trứng
Câu 9: Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian được gọi là:
A. giới hạn sinh thái.
B. tác động sinh thái
C. giới hạn chịu đựng.
D. nhân tố sinh thái
Câu 10: Quần thể là một tập hợp cá thể:
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 11: Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết
A. Tuyến gan
B. Tuyến nước bọt
C. Tuyến vị
D. Tuyến yên
Câu 12: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào lây lan qua đường tình dục
A. Covid – 19
B. Giang mai
C. Sốt xuất huyết
D. Đau mắt đỏ
Câu 13: Trong các công thức hóa học sau, công thức nào là của Base?
A. Ba(OH)2.
B. HCl.
C. Al2O3.
D. NaHCO3.
Câu 14: Nếu pH<7 thì dung dịch có môi trường:
A. Base
B. Acid
C. Muối
D. Trung tính
Câu 15: Điền vào chỗ trống: "Oxide là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là"
A. carbon.
B. hydrogen.
C. nitrogen.
D. oxygen.
Câu 16: Muối nào sau đây là muối tan?
A. CaCO3
B. AgCl
C. NaCl
D. BaSO4
B. TỰ LUẬN (6,0 đ)
Câu 17: (2,0 đ) Cho mạch điện như hình vẽ: Biết số chỉ ampe kế 1,5A, hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là 6V, hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 3 là 9V
a) Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và đèn Đ2.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm 2 và 3.
Câu 18: (1,0 đ) Em hãy nêu biểu hiện và cách phòng chống đối với bệnh tiểu đường?
Câu 19: (1,0 đ) Trong tự nhiên, quần thể có những kiểu phân bố nào? Vì sao có các kiểu phân bố đó?
Câu 20: (1,0 đ) Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe xóc nhiều?
Câu 21: (1,5 đ)
a) (0,5 điểm ) Cho sơ đồ phản ứng hóa học và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(1) …. + O2 ---> Al2O3
(2) C + O2 ---> …
b) (0,5 điểm) Cho Iron (Fe) đã làm sạch vào 100ml dung dịch Copper (II) sulfate (CuSO4). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra?
c) ( 0,5 điểm) Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 – 5,0. Hãy giải thích vì sao trước khi vào mùa gieo sạ người ta thường bón vôi bột (CaO) để cải tạo loại đất này?
Đáp án Đề thi Khoa học tự nhiên 8 giữa học kì 2
Phần đáp án câu trắc nghiệm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
ĐA |
A |
D |
B |
C |
D |
C |
B |
D |
A |
D |
D |
B |
A |
B |
D |
C |
Phần đáp án câu tự luận:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 17 (2 điểm) |
a) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên IĐ1 = IĐ2 = IA = 1,5A b) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên U13 = U12 + U23 ® U23 = U13 - U12 = 9 – 6 = 3 (V) |
0,25 0,5 0,25 0,25 0,25
|
Câu 18 (1 điểm) |
*Biểu hiện của người mắc bệnh tiểu đường: - Ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều (tiểu đêm), sút cân,… - Người bị tiểu đường có thể bị các biến chứng nguy hiểm như mù loà, tổn thương dây thần kinh, hoại tử da,… *Cách phòng tránh bệnh: - Chế độ ăn hợp lý: không ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh. - Kiểm soát cân nặng - Luyện tập thể dục thể thao; - Kiểm tra đường huyết định kỳ. |
0,25
0,25
0,5 |
Câu 19 (1 điểm) |
Trong tự nhiên quần thể có 3 kiểu phân bố: phân bố đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm. Nguyên nhân của các kiểu phân bố: do sự phân bố của điều kiện sống và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: cụ thể - Phân bố đều điều kiện sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt. - Phân bố ngẫu nhiên: Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. - Phân bố theo nhóm: Điều kiện sống phân bố không đều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm.
|
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 20 (1 điểm) |
- Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt. - Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều vì tầm nhìn không ổn định và bị chao đảo sẽ dễ gây ra tật cận thị hoặc viễn thị.
|
0,5
0,5 |
Câu 21 (1,5 điểm) |
![]()
|
0,25 0,25
|
b) - Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ nâu bám vào thanh Iron (Fe), dung dịch màu xanh lam nhạt dần và không màu. - PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu |
0,25 0,25
|
|
c) Phạm vi pH tối ưu cho hầu hết các cây trồng là từ 5,5 đến 7,5. Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 – 5,0 (hay có nồng độ acid cao hơn mức tối ưu). Do đó để cải tạo đất nhiễm phèn người ta thường bón vôi bột (CaO) do xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2 Ca(OH)2 là base, sẽ trung hoà bớt acid trong đất nhiễm phèn, làm tăng pH của đất.
|
0,25
0,25 |
Khung ma trận Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 KNTT
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2:
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 1,25 điểm, (gồm 5 câu hỏi nhận biết, mỗi câu 0,25 điểm);
- Phần tự luận: 2,0 điểm (Thông hiểu: 0,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 0,0 điểm).
Phần/ Chương/ Chủ đề/ Bài |
Nội dung kiểm tra |
Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng số điểm |
|||||||
Nhận biết (TN) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Điện
|
- Hiện tượng nhiễm điện - Dòng điện, Nguồn điện - Tác dụng của dòng điện - Đo cường độ dòng điện, Đo hiệu điện thế - Mạch điện đơn giản |
5 |
|
1 |
|
5 |
1 |
1,25 |
2 |
||
Sinh học cơ thể người |
Hệ bài tiết ở người Điều hoà môi trường trong của cơ thể Hệ nội tiết ở người Da và điều hoà thân nhiệt ở người Sinh sản |
6 |
1 |
|
1 |
6 |
2 |
1,5 |
2 |
||
Sinh vật và môi trường |
Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Hệ sinh thái |
2 |
1 |
|
|
2 |
1 |
0,5 |
1 |
||
Acid – Base – PH – Oxide – Muối. Phân bón hoá học |
Base (bazơ) Thang đo pH Oxide (oxit) Muối |
1 1 1 1 |
1 ý 1 ý |
1 ý |
|
4C |
1C |
1,0 |
1,5 |
||
Tổng số câu |
|
16C |
2C, 2 ý |
1C, 1 ý |
1C |
16 |
5 |
4 |
6 |
||
Tổng số điểm |
|
4,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
|
|
4,0 |
6,0 |
||
Tỉ lệ |
|
40% |
30% |
20% |
10% |
|
|
40% |
60% |
................