Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Cánh diều có đáp án và ma trận

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Khoa học tự nhiên Cánh diều có đầy đủ đáp án, bảng ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.

1. Ma trận Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 Cánh diều

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II, khi kết thúc nội dung chủ đề :Hệ hô hấp ở người

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu)

+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 4 câu hỏi (Nhận biết: 1 câu-1,25 điểm; Thông hiểu: 1+1/2 câu - 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu - 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Số ý tự luận

Số câu trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 5:

ĐIỆN (12 tiết)

1

(0,75)

3

1

(1,0)

2

2

2

(1,75)

7

3,5

Chủ đề 6:

NHIỆT (9 tiết)

1

(0,5)

3

2

1

1

(1,0)

2

(1,5)

6

3,0

Chủ đề 7: CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết)

5

1

(0,75)

1

1

(1,0)

1

2

(1,75)

7

3,5

Số câu/số ý

2

11

2

5

1

4

1

0

6

20

Điểm số

1,25

2,75

1,75

1,25

1,0

1,0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0

2. Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: KHTN– Lớp 8 SÁCH CÁNH DIỀU

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của:

A. nguồn điện.

B. dòng điện.

C. thiết bị điện trong mạch

D. thiết bị an toàn của mạch

Câu 2: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. ampe (A).

B. niutơn (N)

C. héc (Hz)

D. jun (J)

Câu 3: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

A. kilôgam (kg).

B. vôn (V)

C. ampe (A).

D. ôm (Ω)

Câu 4: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:

A. tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông

B. nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông

C. tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông

D. khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông

Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?

A. Thắp sáng các bóng đèn.

B. Làm biến đổi các chất.

C. Làm nóng chảy kim loại.

D. Làm nóng bàn là điện.

Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 12V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 7V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 11V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. So sánh I1 và I2 là:

A. I1 = I2

B. I1 < I2

C. I1 > I2

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là:

A. 3V

B. 4V

C. 5V

D. 6V

Câu 8: Nội năng của một vật là:

A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.

D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.

Câu 9: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 10: Nhóm các vật liệu dẫn nhiệt tốt là:

A. thuỷ tinh, đất, nước

B. len, gỗ, đồng

C. gỗ, thuỷ tinh, nhựa

D. đồng, nhôm, sắt

Câu 11: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là

A. đối lưu.

B. bức xạ nhiệt.

C. truyền nhiệt.

D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.

Câu 12: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

A. Sự đối lưu.

B. Sự dẫn nhiệt của không khí.

C. Sự bức xạ.

D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 13: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài."

A. nhỏ hơn

B. lớn hơn

C. bằng

D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn

Câu 14: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan?

A. 5

B. 6

C.7

D. 8

Câu 15: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?

A. Hình cầu

B. Hình trụ

C. Hình đĩa

D. Hình thoi

Câu 16: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi

D. Khi thức ăn chạm vào dạ dày

Câu 17: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Câu 18: Thành phần của máu gồm

A. Huyết tương, tiểu cầu

B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

C. Huyết tương, hồng cầu

D. Các tế bào máu và huyết tương

Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

A. Uống nước lọc

B. Ăn kem

C. Uống sinh tố bằng ống hút

D. Ăn rau xanh

Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 21. (1,75 điểm)

a) (0,75 điểm).) Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b) (1,0 điểm). Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: Nguồn điện (1 pin hoặc 2 pin), công tắc (mở hoặc đóng), bóng đèn, điện trở (biến trở).

Câu 22. (1,5 điểm)

a) (0,5 điểm). Kể tên các cách truyền nhiệt.

b) (1,0 điểm) Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.

Câu 23. (0,75 điểm)

Em hãy mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động?

Câu 24. (1,0 điểm)

Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Cánh diều

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

`18

19

20

ĐA

B

A

B

C

B

B

D

A

A

D

C

C

B

D

D

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

21

(1,75đ)

a

- Vật nào dẫn điện: dây đồng, dây xích sắt.

0,25

- Vật nào cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước.

0,5

b

1,0

22

(1,5đ)

a

Các cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

0,5

b

- Năng lượng mặt trời: khai thác năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng pin mặt trời để thu lại nhiệt và các tia bức xạ từ mặt trời. Sau đó, điện năng thu được từ tấm pin được cung cấp cho bóng đèn, quạt hay các thiết bị điện khác.

0,25

- Năng lượng gió: sử dụng tua bin và máy phát điện để tạo điện năng.

0,25

- Năng lượng thuỷ triều: xây một hồ nước có máy phát điện được bao bọc bởi phần đê có nhiều cửa. Khi thuỷ triều lên, cửa sẽ được mở ra và nước tràn vào hồ làm quay máy phát điện. Khi thuỷ triều rút, một cánh cửa đóng lại thì các cửa ở vị trí thuỷ triều lên lại mở ra. Quy trình lặp lại nhiều lần, dòng nước liên tục chuyển động và tạo thành điện năng.

0,25

- Năng lượng địa nhiệt: năng lượng địa nhiệt được sử dụng để tạo điện năng.

0,25

23

(0,75đ)

- Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ;

0,25

- Bộ xương khoảng 206 xương được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi;

0,25

- Hệ cơ người khoảng 600 cơ gồm các mô cơ, mô liên kết (dây chằng, gân).

0,25

24

(1,0đ)

Những biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa:

0,25

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp;

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách;

0,25

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh; tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn;

0,25

- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn; hạn chế sử dụng chất kích thích.

0,25

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 8

    Xem thêm