Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều năm 2025 cấu trúc mới
Đề cương GDCD 8 giữa kì 2 Cánh diều
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân Cánh diều được biên soạn theo cấu trúc mới năm 2025. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN GDCD 8
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
1. Xác định mục tiêu cá nhân.
- Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.
- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
- Nêu được cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đó.
2. Lập kế hoạch chi tiêu.
- Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.;
- Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.
- Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
- Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
HS chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu
Câu 1. Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp, …là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?
A. Thời gian thực hiện.
B. Năng lực thực hiện.
C. Lĩnh vực thực hiện.
D. Khả năng thực hiện.
Câu 2. Xét theo thời gian thực hiện, có mấy loại mục tiêu cá nhân?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Năm loại.
Câu 3. Mục tiêu cá nhân trung hạn có thời gian thực hiện là:
A. Dưới 3 tháng.
B. Từ 3-6 tháng.
C. Trên 6 tháng.
D. Trên 1 năm.
Câu 4. Mục tiêu cá nhân có đặc điểm quan trọng nào?
A. Mang tính cụ thể và có thể đo lường được.
B. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
C. Chỉ liên quan đến tài chính và công việc.
D. Không cần đến nỗ lực cá nhân.
Câu 5. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp con người:
A. Có định hướng rõ ràng trong cuộc sống.
B. Phụ thuộc nhiều vào người khác.
C. Không cần nỗ lực để đạt được.
D. Tránh hoàn toàn những khó khăn trong cuộc sống.
Câu 6. Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?
A. Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả.
B. Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó.
C. Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành.
D. Là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định.
Câu 7. Kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Danh sách các khoản tiền được sử dụng tùy ý.
B. Một kế hoạch không có nguyên tắc rõ ràng.
C. Bản danh sách các khoản tiền được phân chia cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
D. Một bản kế hoạch chỉ áp dụng cho những người có thu nhập cao.
Câu 8. Việc lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta tăng khoản nào?
A. Khoản chi tiêu không cần thiết.
B. Khoản nợ phải trả.
C. Khoản tiền tiết kiệm.
D. Khoản chi tiêu tùy ý.
Câu 9. Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Thiết lập quy tắc thu, chi.
B. Xác định các khoản cần chi.
C. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.
D. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện.
Câu 10. Khi lập kế hoạch chi tiêu, việc xác định các khoản cần chi là bước thứ mấy?
A. Bước 1.
B. Bước 2.
C. Bước 3.
D. Bước 4.
Câu 11. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 12. Việc thực hiện kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta điều gì?
A. Chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.
B. Không cần tiết kiệm tiền nữa.
C. Chi tiêu không cần kiểm soát.
D. Mua sắm tùy ý theo sở thích.
Câu 13. Kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định được gọi là gì?
A. Kế hoạch cá nhân.
B. Mục tiêu cá nhân.
C. Mục tiêu phấn đấu.
D. Năng lực cá nhân
Câu 14. Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu:
A. Cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế, thời gian thực hiện.
B. Cụ thể, chi tiết, thực tế, khả thi, rõ ràng.
C. Cụ thể, rõ ràng, chi tiết, khả thi, thực tế.
D. Cụ thể, đo lường được, khả thi, rõ ràng, chi tiết.
Câu 15. “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?
A. Học tập và nghề nghiệp.
B. Tài chính cá nhân.
C. Sức khỏe của bản thân.
D. Trao tặng và cống hiến xã hội.
Câu 16. Mục tiêu cá nhân ngắn hạn có thời gian thực hiện là:
A. Dưới 3 tháng.
B. Từ 3-6 tháng.
C. Trên 6 tháng.
D. Trên 1 năm.
Câu 17. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?
A. Lĩnh vực thực hiện.B. Khả năng thực hiện.
C. Năng lực thực hiện.D. Thời gian thực hiện.
Câu 18. Một trong những lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu là gì?
A. Giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
B. Giúp vay mượn nhiều hơn.
C. Khiến chúng ta có thể chi tiêu tùy ý.
D. Không phải lo lắng về tài chính nữa.
Câu 19. Để đảm bảo chi tiêu hợp lý, cần thiết lập quy tắc gì?
A. Quy tắc thu, chi.
B. Quy tắc vay, mượn.
C. Quy tắc cho, nhận.
D. Quy tắc đầu tư.
Câu 20. Thực hiện kế hoạch chi tiêu là bước thứ mấy trong 5 bước lập kế hoạch?
A. Bước 1.
B. Bước 2.
C. Bước 4.
D. Bước 4
Câu 21. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
Câu 22. Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Định hướng cho hoạt động của con người.
B. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
C. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.
D. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.
Câu 23. Em sẽ làm gì với những món đồ nhựa cũ?
A. Tái chế thành các đồ dùng và bán phế liệu, vừa có thêm thu nhập vừa bảo vệ môi trường.
B. Bỏ hết vào thùng rác cho gọn.
C. Đem gom gọn để trong nhà.
D. Đem gom gọn đốt hết.
Câu 24. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?
A. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
B. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
C. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
D. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
Câu 25. Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?
A. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
B. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.
C. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM “ĐÚNG” “SAI”
Trước các ý A, B,C, D học sinh hãy chọn “Đúng=Đ”hoặc “SAI=S” để hoàn thành các bài tập sau:
Câu 26. Khi đặt ra một mục tiêu học tập quan trọng, em sẽ:
A. Xác định mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch từng bước để thực hiện.
B. Chờ đợi cơ hội đến thay vì chủ động hành động.
C. Chỉ tập trung vào mục tiêu mà bỏ qua những hoạt động cá nhân khác.
D. Dễ dàng từ bỏ nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
Câu 27. Nói về khái niệm mục tiêu cá nhân, theo em trong các ý dưới đây, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?
A. Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Mục tiêu cá nhân không cần gắn liền với thời gian thực hiện.
C. Mục tiêu cá nhân có thể phân loại theo lĩnh vực như học tập, tài chính, sức khỏe, cộng đồng…
D. Mục tiêu cá nhân chỉ bao gồm những mục tiêu dài hạn.
Câu 28. Đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong việc xác định mục tiêu cá nhân?
A. P luôn đặt mục tiêu rõ ràng, có thời hạn và phù hợp với khả năng của mình.
B. R xác định các bước cụ thể và sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên để thực hiện mục tiêu.
C. Q thường xuyên thay đổi mục tiêu vì không có kế hoạch cụ thể.
D. S cho rằng không cần lập kế hoạch, chỉ cần cố gắng sẽ đạt được mục tiêu.
Câu 29. Nếu em nhận được 300.000 đồng tiền thưởng, em sẽ làm gì để sử dụng số tiền này một cách hợp lý?
A. Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, dành một phần để tiết kiệm, một phần để chi tiêu hợp lý và giúp đỡ người khác khi cần.
B. Dùng toàn bộ số tiền để mua những món đồ yêu thích mà không cần cân nhắc.
C. Chỉ tiết kiệm mà không dám sử dụng tiền cho những nhu cầu cần thiết.
D. Chi tiêu thoải mái mà không cần quan tâm đến kế hoạch hay tương lai.
Câu 30. Tình huống: An là học sinh lớp 8 và đặt mục tiêu đạt điểm trung bình môn Toán từ 6.5 lên 8.0 trong 3 tháng. Tuy nhiên, An không xây dựng kế hoạch cụ thể mà chỉ học theo cảm hứng. Sau 3 tháng, điểm của An không có sự cải thiện đáng kể.
A. Việc An đặt mục tiêu cải thiện điểm số là hành vi đúng.
B. Không có kế hoạch học tập cụ thể khiến mục tiêu của An khó đạt được.
C. Học theo cảm hứng nhưng vẫn có thể đạt mục tiêu nếu đủ may mắn.
D. Đặt mục tiêu nhưng không cần nỗ lực thực hiện cũng có thể đạt kết quả tốt.
Câu 31. Tình huống: Lan nhận được tiền tiêu vặt hàng tháng từ bố mẹ và muốn tiết kiệm một khoản để mua điện thoại mới. Lan lập kế hoạch tiết kiệm 500.000 đồng/tháng nhưng thường xuyên bị cám dỗ bởi những món đồ không cần thiết và sử dụng hết số tiền này.
Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong tình huống này?
A. Việc Lan đặt mục tiêu tiết kiệm là hành vi đúng.
B. Không kiểm soát chi tiêu, mua sắm tùy tiện làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của Lan.
C. Việc Lan sử dụng hết tiền tiết kiệm cho những món đồ không cần thiết là phù hợp vì tiền là của Lan.
D. Để đạt được mục tiêu tài chính, Lan cần kiên trì thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
Câu 32. Nếu em muốn đạt kết quả học tập tốt hơn trong học kỳ tới, em sẽ:
A. Xác định rõ mục tiêu điểm số và lập kế hoạch học tập cụ thể.
B. Đợi đến gần kỳ thi rồi mới tăng cường học tập.
C. Học theo cảm hứng, khi nào thích thì học.
D. Phụ thuộc hoàn toàn vào sự nhắc nhở của thầy cô và cha mẹ.
Câu 33. Em sẽ rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý như sau:
A. Tiêu tiền khi có nhu cầu mua sắm mà không cần suy nghĩ.
B. Tự đặt ra giới hạn chi tiêu hàng ngày hoặc hàng tháng.
C. Chia nhỏ tiền thành các khoản cụ thể như ăn uống, học tập, tiết kiệm.
D. Chỉ tiết kiệm mà không chi tiêu cho bất kỳ hoạt động nào.
Câu 34. Tình huống: Minh muốn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh trong 6 tháng. Minh đăng ký khóa học online nhưng không duy trì luyện tập đều đặn mà chỉ học khi có thời gian rảnh. Sau 6 tháng, Minh vẫn không thể giao tiếp tự tin bằng tiếng Anh.
Theo em, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai trong tình huống này?
A. Việc Minh đặt mục tiêu học tiếng Anh là hành vi đúng.
B. Không rèn luyện đều đặn khiến Minh khó đạt mục tiêu như mong muốn.
C. Học theo cảm hứng nhưng vẫn mong đạt kết quả cao là cách làm hợp lý.
D. Để đạt mục tiêu, Minh cần có kế hoạch học tập cụ thể và tuân thủ nghiêm túc.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ