Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 3

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn Kết nối tri thức - Đề 3 có đầy đủ đáp án, ma trận và bản đặc tả đề thi, được để dưới dạng file word và pdf, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn khác nhau. Mời các bạn tham khảo.

1. Ma trận, đặc tả đề thi giữa kì 2 Văn 8 KNTT

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8_SGK KNTT vs CS

Thời gian 90 phút

TT

Kĩ năng

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ thất ngôn tứ tuyệt

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

100

Ghi chú: Câu viết bao gồm cả 4 mức độ

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8

Thời gian 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ thất ngôn tứ tuyệt

*Nhận biết:

Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ thất ngôn tứ tuyệt (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc; tình cảm, cảm xúc của tác giả...)

*Thông hiểu:

-Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của bài thơ.

-Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ.

-Hiểu được tác dụng của phép tu từ, sắc thái nghĩa của từ ngữ, … có trong bài thơ.

*Vận dụng:

Nêu được những: thông điệp, suy nghĩ, tình cảm, nhận thức, giá trị ý nghĩa của bản thân sau khi đọc bài thơ.

4 TN

4

TN

2 TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

-Nhận biết:

Xác định được kiểu bài văn phân tích tác phẩm văn học.

-Thông hiểu:

Trình bày rõ ràng theo cấu trúc đoạn, các khía cạnh khi phân tích một tác phẩm văn học về nội dung và nghệ thuật.

-Vận dụng:

Vận dụng những kỹ năng viết bài văn phân tích về một tác phẩm văn học như lí lẽ bằng chứng để làm rõ một tác phẩm văn học.

-Vận dụng cao:

+Viết được bài văn phân tích tác phẩm văn học. Làm rõ được những nét đặc sắc, ấn tượng về nội dung và nghệ thuật của tpvh.

+Nêu được suy nghĩ, cảm xúc, bài học từ tpvh.

+Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; lập luận chặt chẽ, kết hợp tốt yếu tố trong văn NL.

+Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, thuyết phục.

1TL*

1TL

*

1TL*

1TL

*

Tổng

4TN

1TL*

4TN

1TL*

2TL

1TL*

1TL*

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

*Câu hỏi ở Phần viết (1*) bao gồm các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao không mô tả phần đặc tả mà thể hiện ở hướng dẫn chấm.

2. Đề thi giữa kì 2 Văn 8 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thể thơ bảy chữ

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Cách gieo vần của thể thơ này là gì?

A. Gieo vần ở tiếng cuối của câu 1,3.

B. Gieo vần ở tiếng cuối của câu 2,3.

C. Gieo vần ở tiếng cuối của câu 1,4.

D. Gieo vần ở tiếng cuối của câu 2,4.

Câu 3. Đâu là nhận định đúng về luật của bài thơ trên?

A. Luật trắc vần trắc.

B. Luật trắc vần bằng.

C. Luật bằng vần bằng.

D. Luật bằng vần trắc.

Câu 4. Tên gọi về bố cục của bài thơ trên là gì?

A. Đề, thực, luận, kết.

B. Đề, luận, thực, kết.

C. Khai, thừa, chuyển, hợp.

D. Khai, chuyển, thừa, hợp.

Câu 5. Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

B. Điệp từ, đối xứng, hoán dụ.

C. Đối xứng, điệp từ, nhân hóa.

D. Nhân hoá, so sánh, điệp từ.

Câu 6. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Bác Hồ bị giam trong nhà tù ở Quảng Tây.

C. Bác Hồ ở Việt Bắc cùng nhân dân chống lại thực dân Pháp.

D. Bác Hồ hoạt động cách mạng bí mật ở Pác Bó – Cao Bằng.

Câu 7. Trong bài thơ, đề cập đến mối quan hệ giữa những đối tượng nào?

A. Giữa những người bạn tri kỉ, tri âm với trăng.

B. Giữa một thi sĩ với ánh trăng vàng.

C. Giữa những người tù đồng cảnh ngộ.

D. Giữa những con người cùng đàm đạo thơ ca.

Câu 8. Hai câu thơ cuối giúp ta hình dung tâm trạng như thế nào của Bác?

A. Nôn nóng, ngột ngạt, mong được ra khỏi nhà giam.

B. Vui vẻ, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên

C. Buồn bã, đau khổ khi sống trong sự thiếu thốn.

D. Suy tư, lo lắng cho con đường cách mạng của mình.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Chọn

Câu 9 (1,0 điểm). Hãy cho biết nội dung chính của bài thơ trên?

Câu 10 (1,0 điểm). Qua bài thơ trên, em hiểu gì về con người của Bác? (diễn đạt từ 5 - 6 dòng).

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 8

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng