Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều năm học 2023 - 2024

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn Cánh diều có đầy đủ đáp án, bảng ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.

I. Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề 1

1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Cánh diều

TT

Kỹ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn, truyện lịch sử/ Thơ Đường luật/

4

0

4

0

2

0

60

2

Viết

Phân tích một tác phẩm truyện/ Phân tích một tác phẩm thơ/ Nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

10

20

10

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30 %

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG ………………….

(Đề thi gồm trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC II Môn: NGỮ VĂN 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

CÂU CHUYỆN CUỐI CÙNG

A Lềnh

Chiều hôm sau, đúng hẹn, nó cùng thằng Náng đi chơi rừng.

Mùa đông, trời mù sương, mưa phùn bay lất phất. Thằng Náng đi trước, Páo Tủa theo sát sau, hai thằng ưỡn ngực đi trông oách lắm. Thời tiết như thế này, cáo, cầy thường hay ra chỗ quang đãng vào tầm đó. Ngước nhìn lên sườn núi, hai thằng thấy một bụi rậm động đậy. Thằng Náng nói khẽ:

- Có con gì kìa!

Bụi rậm trở lại im ắng. Páo Tủa bảo:

- Chả có gì! Hoặc là lợn nhà người ta thả rông hoặc là đàn chim khướu tìm chỗ ngủ qua đêm! Mày thích thì lên mà xem!

Trong khi thằng Náng lò dò đi lên, thì Páo Tủa theo con đường mòn đi tiếp. Con đường mòn này sẽ dẫn vào dám ruộng hoang trong khe núi.

Chợt có một con chim đầu rìu xuất hiện trên đường. Con chim sặc sỡ, lộng lẫy quá! Nó khoác trên mình bộ lông màu xanh biếc hoà với màu đỏ chói. Cái lưỡi rìu dựng ngược trên lưng như con rồng đất. Páo Tủa doạ cho nó bay đi. Nhưng nó cứ nhảy nhót đằng trước, vừa nhảy, lại vừa như muốn đợi Páo Tủa. Chắc là mày muốn hi sinh rồi! Tao sẽ bắn làm mày bị thương nhẹ thôi, để tao còn mang về chơi. Páo Tủa lên cò súng, nhằm bắn, thì nó lại nhảy nhót từng bước phía trước như không có chuyện gì. Nó đột ngột dừng lại, nhìn lơ láo như đang suy tính điều gì. Páo Tủa nâng súng lên vai, mắt trái nhắm lại. Con chim tiếp tục nhảy nhót đi. Trêu ngươi nhau suốt một đoạn đường. Đến chỗ con đường hụt dốc xuống, nó dừng trong giây lát. Páo Tủa nâng ngay súng lên, ngón tay trỏ phải bắt đầu xiết cò, thì… brừ! Con chim bay vọt lên không trung xám một màu chì. Trước họng súng của Páo Tủa, bất thần xuất hiện một cái đầu trẻ con! Ối cha mẹ ôi! Không kịp nữa rồi! Đoàng oằng! Tai Páo Tủa như có vô vàn con côn trùng kêu rỉ rả giữa mùa hè trong khu rừng đại ngàn! Thằng oắt con giật bắn mình đổ vật xuống! Lần này thì chết thật rồi! Cha mẹ ôi! Chạy đằng nào cho thoát! Chỉ có chạy đằng giời! Páo Tủa đã quăng khẩu súng đi đâu mất, rồi từ từ khuỵu xuống, mồ hôi hột túa ra. Páo Tủa cảm thấy mình đang bốc khói nghi ngút, hơi thở và máu trong người đều đông cứng.

Thằng Náng xách một con khướu chạy đến. Nó cười cười nom đến ghét.

- Mày bắn được con gì đấy?

Páo Tủa nhổ toẹt một bãi nước bọt.

- Bắn bắn cái con khỉ!

- Hở! Mày bắn chết người à?

Páo Tủa dồn cơn bực tức vào cái khuôn mặt cười cười nhăn nhở trước mặt mình.

- Tao mà không nhanh tay ngóng nong súng lên trời, thì…. Nó hỏi một câu ngớ ngẩn:

- Nó chết chưa?

Páo Tủa định giáng một quả đấm vào mặt thằng Náng, nhưng đến nửa chừng thì kịp dừng lại. Thằng oắt con bị ngã té. Nó lồm cồm bò dậy đi về phía Páo Tủa và thằng Náng, hình như cú ngã làm nó xấu hổ, nên nó cười cười. Thằng Náng giữ thằng bé lại.

- Mày chưa chết à? Suýt nữa thì mày làm mỗi săn cho thằng này rồi! Đi đâu thế, nhóc con?

Thằng bé không hay biết gì việc Páo Tủa nhằm bắn nó. Nó hồn nhiên như không.

- Em đi tìm con lợn xổng ạ! Anh bắn được con chim! Giỏi quá!

Páo Tủa nhòm tận mặt thằng hằng bé xem nó sống lại như thế nào. Thiếu chút nữa là viên đạn của Páo Tủa đã găm đúng trán thằng oắt con rồi! Đầu óc Páo Tủa sáng dần ra.

- Đi đường trời mù sương, mày phải có một cây gậy dài, nhá! Nhất là đuổi lợn, lại càng cần phải có gậy dài, hay một cây sào! Ít ra thì cũng phải có một cành cây có lá để xua sương cho khỏi ướt quần áo! Nghe chưa? Đó là kinh nghiệm của những người đi đường rừng đấy!

Nó ngoan ngoãn:

- Vâng ạ, em nhớ rồi!

Chờ cho nó đi xa rồi, Páo Tủa mới tìm nhặt lại khẩu súng. Cái nòng súng ngậm đầy đất, và, đũng quần Páo Tủa cũng ngậm đầy bùn nhão. Páo Tủa càng phủi, bùn đất càng rây ra tay. May cho mày nhé, chưa phải đi ngồi tù, súng ạ! Thằng Náng đòi đi tiếp. Páo Tủa thì quay ngoắt về. Nó được con khướu, nên ham. Còn Páo Tủa được đầy một đũng quần bùn đất, nên ngao ngán. Cuối cùng đường về vẫn thắng thế.

Ngay ngày hôm sau, số đạn còn lại, Páo Tủa tháo hết đầu đem chia các-tút cho lũ trẻ con trong xóm chơi. Páo Tủa vẫn đủ kiên nhẫn để lau chùi khẩu súng thật cẩn thận, rồi đưa cho bố:

- Bố ơi! Con không thích chơi súng nữa đâu! Bố cất, hoặc bán đi. Nếu bán được tiền, bố mua cho con một cây khèn, bố nhá!

- Con làm sao thế? Chơi súng thì mắt mới tinh, chả nói thế là gì! Đòi chân tay mới nhanh nhẹn, con chả bằng được, giờ lại bỏ!

- Con không thích nữa! Có thế thôi! Con sẽ sắm một cây nỏ như thằng Náng là được rồi!

Không còn súng, Páo Tủa cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản biết bao.

Ước gì được nấy, một cây khèn đen bóng mà xuất hiện bên vách liếp. Trí tuệ, niềm tin yêu, thần tượng cao thượng của Páo Tủa đang ngồi khều bếp làm hoa lửa nổ lép bép, và nở một nụ cười.

- Ngày mai có một đoàn khách sẽ đến làng ta đấy! Khách du lịch ấy mà, toàn người phương Tây. Con trai ta sẽ lấy cây khèn ra mà trổ tài nhá. Tiếng khèn mới là lời mời bạn bè, mới là câu chuyện tâm giao làm cho những con người xa lạ đều hiểu nhau!

Páo Tủa chỉ còn biết lặng lẽ lau lại cây khèn cho thật bóng, và mang bộ quần áo khoác bóng như da trăn ra chuẩn bị, để ngày mai đón khách đường xa, đi bộ theo con đường mòn uốn lượn, đến với làng mình như một cuộc hành hương. Ngôi làng của Páo Tủa cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi cao khuất trời mây, bởi có tiếng khèn mời gọi nên khách từ phương trời xa đang lũ lượt tới. Và lớn thêm chút nữa, Páo Tủa cũng sẽ mang tiếng khèn ra khỏi làng để khoe với bạn bè muôn phương.

4/2008

(Chuyện con suối Mường Tiên - NXB Kim Đồng, 2011)

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Náng

B. Páo Tủa

C. Thằng bé

D. Bố của Páo Tủa

Câu 2. Đâu không phải là sự kiện có trong truyện?

A. Náng cùng Páo Tủa mang súng đi chơi rừng

B. Páo Tủa suýt bắn nhầm vào thằng bé

C. Páo Tủa đi gặp gia đình thằng bé xin lỗi

D. Páo Tủa quyết định không chơi súng săn

Câu 3. Từ nào sau đây là từ tượng hình?

A. Lồm cồm

B. Chuẩn bị

C. Ngoan ngoãn

D. Nhẹ nhõm

Câu 4. Dòng nào nêu đúng chủ đề của truyện?

A. Những thay đổi trong lao động sản xuất của người dân tộc miền núi

B. Những thay đổi trong thói quen săn bắn của người dân tộc miền núi

C. Những thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của người dân tộc miền núi

D. Những thay đổi trong tập quán sinh hoạt văn hoá của người dân tộc miền núi

Câu 5. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất trạng thái sợ hãi cực độ của Páo Tủa?

A. Ối cha mẹ ôi! Không kịp nữa rồi! Đoàng oằng!

B. Tai Páo Tủa như có vô vàn con côn trùng kêu rỉ rả giữa mùa hè trong khu rừng đại ngàn!

C. Páo Tủa đã quăng khẩu súng đi đâu mất, rồi từ từ khuỵu xuống, mồ hôi hột túa ra.

D. Páo Tủa cảm thấy mình đang bốc khói nghi ngút, hơi thở và máu trong người đều đông cứng.

Câu 6. Câu nói: “Bố ơi! Con không thích chơi súng nữa đâu! Bố cất, hoặc bán đi. Nếu bán được tiền, bố mua cho con một cây khèn, bố nhá!” cho thấy Páo Tủa đã có sự thay đổi nào trong suy nghĩ?

A. Páo Tủa thấy được sự nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng khi dùng súng săn.

B. Páo Tủa thấy yêu thích cây khèn để học những bản nhạc hay.

C. Páo Tủa không muốn phải vất vả đi săn muông thú trong rừng cùng bạn nữa.

D. Páo Tủa thấy dùng súng săn mãi cũng chẳng bắn được thú rừng nào.

Câu 7. “Không còn súng, Páo Tủa cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản biết bao”. Chi tiết này cho thấy Páo Tủa là cậu bé như thế nào?

A. Cậu bé có lòng yêu thương, muốn bảo vệ động vật.

B. Cậu bé có suy nghĩ chín chắn, có tâm hồn nhân hậu.

C. Cậu bé có lòng yêu thương, biết lo lắng cho gia đình.

D. Cậu bé biết tính toán, rất sợ phải gánh trách nhiệm.

Câu 8. Nhận xét nào không đúng về nghệ thuật xây dựng truyện?

A. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, gần gũi, mộc mạc.

B. Xây dựng tình huống truyện kịch tính, hấp dẫn.

C. Cách kể chuyện giàu hình ảnh, lời văn đậm chất thơ

D. Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.

Câu 9. Em hãy đặt lại nhan đề cho truyện và giải thích vì sao lại đặt như thế? (1,0 điểm)

Câu 10. “Ngôi làng của Páo Tủa cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi cao khuất trời mây, bởi có tiếng khèn mời gọi nên khách từ phương trời xa đang lũ lượt tới. Và lớn thêm chút nữa, Páo Tủa cũng sẽ mang tiếng khèn ra khỏi làng để khoe với bạn bè muôn phương.”. Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp nào qua đoạn kết của truyện? Trả lời trong khoảng từ 10 đến 12 dòng. (2,0 điểm)

II. Phần viết: 5,0 điểm

Đề: Phân tích văn bản Câu chuyện cuối cùng của Mã A Lềnh để làm rõ chủ đề của truyện ngắn.

3. Đáp án đề kiểm tra Văn 8 giữa học kì 2 Cánh diều

Phần

Câu

Nội dung đáp án

Thang điểm cụ thể

I

1

B. Páo Tủa

0,25 điểm

2

C. Páo Tủa đi gặp gia đình thằng bé xin lỗi.

0,25 điểm

3

A.Lồm cồm

0,25 điểm

4

C. Những thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức

của người dân tộc miền núi.

0,25 điểm

5

D. “Páo Tủa cảm thấy mình đang bốc khói

nghi ngút, hơi thở và máu trong người đều đông cứng”.

0,25 điểm

6

A. Páo Tủa thấy được sự nguy hiểm và hậu

quả nghiêm trọng khi dùng súng săn.

0,25 điểm

7

B. Páo Tủa là cậu bé có suy nghĩ chín chắn,

giàu lòng nhân hậu.

0,25 điểm

8

C. Cách kể chuyện giàu hình ảnh, đậm chất

thơ

0,25 điểm

9

HS đặt tên truyện theo suy nghĩ riêng nhưng cần phù hợp với nội dung, chủ đề của truyện và giải thích được lí do đặt tên, ví dụ:

- Đặt tên: “Páo Tủa”, “Páo Tủa đi săn”, “Chuyện của Pảo Tủa” - tập trung vào nhân vật chính và nhấn mạnh đến sự kiện Páo Tủa gặp tình huống bất ngờ trong rừng, tình huống đó đã làm thay đổi nhận thức và hành động của Páo Tủa.

- Đặt tên “Bài học của Páo Tủa” - nhấn mạnh sự thay đổi trong nhận thức của Páo Tủa về sự sai lầm trong việc dùng súng đi săn của mình.

…..

- 1,0 điểm: HS đặt tên phù hợp với chủ đề của truyện, lí giải rõ ràng, thuyết phục.

- Từ 0,5 - 1,0 điểm: HS đặt tên phù hợp với chủ đề của truyện nhưng lí giải chưa thật rõ ràng, thuyết phục.

- 0,25 điểm: HS đặt tên

phù hợp với chủ đề của truyện nhưng chưa giải thích được lí do.

- 0 điểm: HS không đặt được tên phù hợp với chủ đề của truyện hoặc

không làm bài.

10

10

HS rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn kết câu chuyện nhưng cần hợp lí, thuyết phục, cụ thể:

- Hình thức: đảm bảo đoạn văn dung lượng 10-12 dòng.

- Nội dung: HS diễn đạt theo suy nghĩ riêng của mình, ví dụ:

+ Hãy hướng đến những việc làm tốt đẹp, mang tinh thần tích cực thay vì những việc làm gây tổn thương, mất mát.

+ Thế hệ trẻ hãy góp phần xây dựng quê hương vùng cao bằng cách phát huy những giá trị mang bản sắc dân tộc mình.

+ Hãy cùng nhau lan toả, quảng bá nét đặc trưng của quê hương đến bạn bè bốn phương bằng âm thanh đẹp đẽ của núi rừng.

+ Hoặc nêu được một thông điệp của cá nhân rất độc đáo mà vẫn hợp lí ( khuyến khích và cho điểm sáng tạo

- Từ 1,75 - 2,0 điểm: đảm bảo yêu cầu về hình thức, nêu được ít nhất một thông điệp phù hợp, trình bày có sức thuyết phục, thể hiện được nhận thức, tư duy vấn đề sâu sắc.

- Từ 0,75 - 1,5 điểm: đảm bảo yêu cầu về hình thức, nêu được ít nhất một thông điệp phù hợp nhưng trình bày chưa thật thuyết phục.

- 0,5 điểm: nêu được một thông điệp phù hợp.

- 0 điểm: HS không nêu

được thông điệp hoặc không trả lời.

II

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một

tác phẩm truyện.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề:

- Đề: Phân tích truyện “Câu chuyện cuối cùng” của Mã A Lềnh.

0,25 điểm

c. Yêu cầu nội dung

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Dẫn dắt và giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm.

- Nêu được chủ đề và phân tích các biểu hiện để làm rõ chủ đề của tác phẩm:

+ Phân tích đề tài và đặc sắc của cốt truyện trong việc làm sáng tỏ chủ đề, ví dụ: phân tích

đề tài cuộc sống người dân tộc nơi vùng cao với câu chuyện của cậu bé Páo Tủa để làm rõ chủ đề: Những thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của người dân tộc miền núi.

+ Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật nhằm làm rõ chủ đề của truyện, ví dụ: Phân tích nhân vật Páo Tủa với các chi tiết về lời nói, việc làm, hành động, suy nghĩ, tâm trạng,… thể hiện sự thay đổi trong nhận thức và phẩm chất nhân vật.

+ Phân tích tác dụng của các nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện như bút pháp miêu tả (ngoại hình và nội tâm); xây dựng tình huống truyện; lựa chọn chi tiết ý nghĩa; ngôn ngữ kể chuyện;…

- Khái quát được giá trị nội dung và nghệ

thuật của truyện; nêu được tác động của truyện đối với bản thân.

- Từ 3,5 - 4,0 điểm: bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đáp án; biết cách phân tích tác dụng của các yếu tố hình thức, nội dung để thuyết phục, làm sáng tỏ ý kiến.

- Từ 2,5- 3,25 điểm: bài

làm đáp ứng đa số các yêu cầu của đáp án; bước đầu biết cách phân tích tác dụng của các yếu tố hình thức, nội dung.

- Từ 1,0 - 2,25 điểm: bài làm đáp ứng 1/2 các yêu cầu của đáp án; bước đầu biết cách phân tích tác dụng của các yếu tố hình thức, nội dung.

- Dưới 1,0 điểm: bài làm đáp ứng được một phần nhỏ của so với nội dung yêu cầu.

- 0 điểm: không làm bài hoặc làm sai hoàn toàn.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo đúng chính

tả, dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: có sự tinh tế, sắc sảo trong lựa

chọn chi tiết truyện và kĩ năng lập luận, phân tích dẫn chứng.

0,25 điểm

II. Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề 2

1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Cánh diều

TT

Kỹ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn, truyện lịch sử/ Thơ Đường luật/

4

0

4

0

2

0

60

2

Viết

Phân tích một tác phẩm truyện/ Phân tích một tác phẩm thơ/ Nghị luận về một vấn đề của đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

10

20

10

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30 %

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi giữa học kì 2 Văn 8 Cánh diều

Phần I: Đọc hiểu văn bản (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau, chọn đáp án đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8, trả lời câu 9, 10:

Thương vợ

-Trần Tế Xương-

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi

1. Phương án nào nêu đúng về thể loại và chữ viết của bài thơ trên?

A.Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán

B.Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm

C.Thất ngôn xen lục ngôn, viết bằng chữ nôm

D.Thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Quốc ngữ

2. Bài thơ được ngắt chủ yếu theo nhịp nào?

A. 3/4

B. 4/3

C. 2/3/2

D. 4/1/1/1

3. Bài thơ được viết theo luật gì?

A. Luật bằng

B. Luật trắc

4. Bài thơ được gieo vần bằng?

A. Đúng

B. Sai

5. Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Câu hỏi tu từ

B. Đối

C. Câu cảm thán

D. Đảo ngữ

6. Tác dụng của biện pháp tu từ em xác định được trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”?

A. Nhấn mạnh tình cảm của tác giả dành cho người vợ lam lũ, vất vả, tảo tần của mình.

B. Nhấn mạnh, làm nổi bật cảnh làm ăn lam lũ, vất vả, tảo tần của bà Tú trong công việc làm ăn nuôi chồng nuôi con.

C. Làm cho câu thơ hay hơn, sinh động hơn, thể hiện được cụ thể tình cảm của tác giả dành cho người vợ của mình

D. Diễn tả một cách cụ thể, sinh động hình ảnh bà tú trong công việc.

7. Nhận định sau đây về bài thơ "Thương vợ" đúng hay sai? “Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. "Thương vợ" là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”

A. Đúng

B. Sai

8. Tình cảm thật của Tú Xương dành cho bà Tú gửi gắm đằng sau câu chữ của phần kết là:

A. Tình yêu tha thiết đối với vợ của nhà thơ.

B. Sự cảm phục đối với vợ của nhà thơ.

C. Tình thương sâu nặng đối với vợ của nhà thơ.

D. Sự kính trọng đối với vợ của nhà thơ

Câu 9 (1 điểm). Hình tượng bà Tú hiện lên qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú, có những phẩm chất đáng quý nào? Theo em, ngày nay, người phụ nữ có cần những đức tính đó không?

Câu 10 (1 điểm). Sau khi đọc bài thơ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình?

Phần II/ Viết (4,0 điểm)

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên.

3. Đáp án đề kiểm tra Văn 8 giữa học kì 2 Cánh diều

Phần I: Đọc hiểu văn bản (6,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ.A

B

B

A

A

D

B

A

C

Câu 9:

- Hình tượng bà Tú hiện lên qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú, có những phẩm chất đáng quý: (0,5đ)

+ đảm đang, tháo vát.

+ giàu đức hi sinh

+ yêu thương chồng con

+ cam chịu, nhẫn nhịn

- Theo em, ngày nay, người phụ nữ có cần những đức tính đó không? (0,5 đ): tuỳ cách học sinh trả lời mà có phù hợp, có lý (0,5đ)

Câu 10: Học sinh trình bày được trách nhiệm của bản thân với gia đình một cách đúng đắn, phong phú (khoảng từ 4 ý đạt điểm tối đa)

II. Viết

*/ Yêu cầu chung:

- Đúng kiểu bài văn nghị luận

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ; dùng từ chính xác, không sai chính tả.

0.5

*/ Yêu cầu cụ thể

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: giới thiệu vấn đề và câu ca dao.

0.25

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu ca dao:

* Nghĩa đen: Câu ca dao gồm 2 vế:

- Vế 1: Nhiễu điều phủ lấy giá gương:

+ “Nhiễu”: là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. “Điều” là màu đỏ. “Nhiễu điều”: tấm vải đỏ, là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý.

+ “Giá gương”: là cái khung bằng gỗ, có khi được chạm khắc cầu kì, được dùng để đặt cái gương lên...

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương: tấm vải đỏ để che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

- Vế 2: Người trong một nước phải thương nhau cùng

+ Những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

* Nghĩa bóng:

- Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm, câu ca dao muốn ngợi ca những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương: tình đồng hương, đồng bào... đồng thời câu ca dao muốn khuyên nhủ con người: người trong một nước, mọi người phải biết bảo vệ, đùm bọc lấy nhau, đoàn kết, thương yêu nhau...

-> Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống quí báu của dân tộc.-> Lời khuyên, lời nhắc nhở đó thật sâu sắc, thấu tình đạt lí.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:

HS vận dụng những hiểu biết trong thực tế đời sống và văn học để chứng minh tính đúng đắn của câu nói. HS có thể chứng minh bằng lí lẽ hoặc dẫn chứng, hoặc có thể kết hợp cả lí lẽ và dẫn chứng. Tuỳ mạch lập luận của bài viết mà GV cân nhắc để cho điểm. Dưới đây là một số gợi ý để GV căn cứ đánh giá cho điểm.

b1. Tại sao người trong cùng một nước phải yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau.

- Xưa nay, người dân ta cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó với nhau về tình cảm và vật chất.

- Bởi vậy nên mỗi người đều cần phải có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Tình đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của lòng yêu quê hương đất nước, dân tộc và nhân loại.

- Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.

b2. Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....

- Để cùng chống giặc ngoại xâm...

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, đem lại niềm hạnh phúc dù nhỏ bé cho những mảnh đời bất hạnh: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, những bệnh nhân bị ung thư....(có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

b3. Chứng minh trong lịch sử và cuộc sống:

- Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… - Trong những ngày không quên của năm 2020 vừa qua, khi mà đại dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người trên thế giới, thì ở Việt Nam, chúng ta thật tự hào khi “chiến thắng đại dịch”. Toàn thể nhân dân đã đoàn kết một lòng và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đầu tiên, đó là những chính sách hỗ trợ đến từ Đảng và Nhà nước dành cho người nghèo, người thất nghiệp… do ảnh hưởng của đại dịch. Tiếp đến là những phát minh đầy sáng tạo và tình người như cây ATM gạo, ATM khẩu trang… - ai cần thì đến lấy, tất cả đều miễn phí. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến ai cũng cảm thấy xúc động. Đó chính là tinh thần “lá lành đùm lá rách” thật đáng quý của con người Việt Nam.

- Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của Tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Hằng năm, miền Trung là nơi phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lụt, mất mát và đau thương nhiều. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình. Các cơ quan chức năng, tổ chức thiện nguyện đã chung ta giúp đỡ để những người dân nơi đây có thể ổn định cuộc sống hơn. Lòng yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ ấy thật đáng trân trọng và đáng quí biết bao.

c. Bình luận câu nói:

- Khẳng định ý nghĩa và giá trị của câu nói.

+ Tinh thần đoàn kết, thương yêu là nền tảng của đạo lí dân tộc, là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu đẹp…

- Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi bất hạnh của người khác.

- Nêu biện pháp: Ta cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

+ Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...

+ Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện, tham gia chiến dịch "Mùa hè xanh", giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ...

0,5

0.5

1.5

0.5

3. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn và giá trị của bài ca dao: thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

- Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó như thế nào? Làm thế nào để phát huy được đạo đức tốt đẹp đó?

-> Gợi ý: Liên hệ bản thân:

- Là học sinh, em cần làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian? (Trong gia đình, nhà trường? Ngoài xã hội?

- Phát huy tinh thần đoàn kết trong nhận thức và hành động cụ thể:

+ Yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em.

+ Gặp người có hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái: yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp: nuôi lợn siêu trọng, tăm tre nhân đạo, viên gạch hồng, lớp học tình thương...

+ Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Bầu ơi...

0.25

...............

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 8

    Xem thêm