Ma trận đặc tả Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới năm 2025
Ma trận, bản đặc tả Đề thi giữa học kì 2 Toán 8 KNTT
Ma trận đặc tả Đề thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới năm 2025 được VnDoc đăng tải dưới đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 môn Toán 8 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
STT | Chủ đề/ Chương | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Số câu hỏi ở các mức độ đánh giá | Tổng | ||||||||||||
TNKQ | Tự luận |
| Tỉ lệ % điểm | |||||||||||||
Nhiều lựa chọn | Đúng - Sai | Trả lời ngắn |
| |||||||||||||
Biết | Hiểu | Biết | Hiểu | Vận dụng | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Tổng | |||
1 | Chương VI. Phân thức đại số | Phân thức đại số. Tính chất cơ bản của phân thức đại số. | 2 TD, GTTH 0,5đ | 4 | 3 | 2 | 30% | |||||||||
Phép cộng và phép trừ phân thức đại số. Phép nhân và phép chia phân thức đại số | 2 TD, GTTH 0,5đ | 2 TD, GQVĐ 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ | |||||||||||
2. | Chương VII. Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất. | Phương trình bậc nhất một ẩn
| 2 TD, GTTH 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ |
| 4 | 2 | 2 | 30% | |||||||
Giải bài toán bằng cách lập phương trình | 2 TD, GTTH 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,25đ | 1 TD, GQVĐ 0,25đ | 1 TD, GQVĐ MHH 1,0đ | ||||||||||||
3 | Chương IX. Tam giác đồng dạng | Hai tam giác đồng dạng. Ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác | 1 TD, GTTH 0,25đ | 2 TD, GTTH 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,25đ | 1 TD, GQVĐ 0,25đ | 7 | 2 | 3 | 40% | ||||||
Định lí Pythagore và ứng dụng
| 1 TD, GTTH 0,25đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ | 1 TD, GTTH 0,5đ | |||||||||||||
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. Hình đồng dạng | 2 TD, GTTH 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ | 1 TD, GQVĐ 0,5đ | |||||||||||||
Tổng số câu | 10 | 2 | 4 | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 | 1 | 3 | 15 | 7 | 7 | 29 | ||
Tổng số điểm | 3,0 | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 4,0 | 3,0 | 3,0 | 10 | ||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 20% | 20% | 30% | 40% | 30% | 30% | 100 |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – TOÁN 8
STT | Chủ đề/ chương | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi ở mức độ đánh giá | |||||||||
TNKQ | Tự luận | ||||||||||||
Nhiều lựa chọn | Đúng – Sai | Trả lời ngắn |
| ||||||||||
Biết | Hiểu | Biết | Hiểu | Vận dụng | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Chương VI. Phân thức đại số | Phân thức đại số. Tính chất cơ bản của phân thức đại số. | Nhận biết: - Nhận biết được các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa, điều kiện xác định, giá trị của phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau. Thông hiểu: - Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số. | Câu 1, Câu 2 | |||||||||
Phép cộng và phép trừ phân thức đại số.
| Nhận biết: - Phân biệt được phép cộng, trừ hai phân thức cùng mẫu và khác mẫu. - Thực hiện cộng, trừ hai phân thức cùng mẫu đơn giản. Thông hiểu: - Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ đối với hai phân thức đại số. Vận dụng: - Vận dụng được các phép tính giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số trong tính toán. | Câu 3 | Câu 4 | Câu 15 | Bài 3 | ||||||||
Phép nhân và phép chia phân thức đại số | Nhận biết: - Nhận biết được phân thức đối, phân thức nghịch đảo của một phân thức. Thông hiểu: - Thực hiện được các phép tính: phép nhân, phép chia đối với hai phân thức đại số. Vận dụng: - Vận dụng được các phép tính giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số trong tính toán. | Câu 5 | Câu 6 | Câu 16 | |||||||||
2 | Chương VII. Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất. | Phương trình bậc nhất một ẩn
| Nhận biết: - Trình bày được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn. - Nhận biết được một số là nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn. Thông hiểu: - Giải được phương trình bậc nhất một ẩn. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn liền với phương trình bậc nhất một ẩn. | Câu 7, Câu 8 | Câu 17 | ||||||||
|
| Giải bài toán bằng cách lập phương trình | Thông hiểu: - Lập được phương trình bậc nhất một ẩn từ dữ kiện của bài toán thực tế. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình bậc nhất (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong vật lí, các bài toán liên quan đến hóa học,….) | Câu 13a, Câu 13b | Câu 13c | Câu 13d | Bài 1 | ||||||
3 | Chương IX. Tam giác đồng dạng | Hai tam giác đồng dạng. Ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác
| Nhận biết: - Mô tả được định nghĩa của hai tam giác đồng dạng. - Nhận biết được cách viết kí hiệu hai tam giác đồng dạng. - Từ kí hiệu hai tam giác đồng dạng chỉ ra được hai góc tương ứng bằng nhau và tỉ số hai cạnh tương ứng. Thông hiểu: - Giải thích được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng. | Câu 9 | Câu 14a, Câu 14b | Câu 14c | Câu 14d | ||||||
Định lí Pythagore và ứng dụng
| Nhận biết: - Trình bày được định lí Pythagore. Thông hiểu: - Tính được độ dài các cạnh trong tam giác vuông bằng cách sử dụng định lí Pythagore. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng định lí Pythagore (ví dụ: tính khoảng cách giữa hai vị trí). | Câu 10 | Câu 18 | Bài 2a | |||||||||
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. Hình đồng dạng | Nhận biết: - Nhận biết được hình đồng dạng phối cảnh, hình đồng dạng qua các hình ảnh cụ thể. Thông hiểu: - Giải thích được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông. Vận dụng: - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác vuông đồng dạng. | Câu 11, Câu 12 | Bài 2b | Bài 2c | |||||||||
Tổng số câu | 29 | 10 | 2 | 4 | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 | 1 | 3 | ||
Tổng số điểm | 10 | 3,0 | 2,0 | 2,0 | 3,0 | ||||||||
Tỉ lệ phần trăm | 100% | 30 | 20 | 20 | 30 |
Lưu ý:
– Các dạng thức trắc nghiệm gồm:
+ Dạng thức 1: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, mỗi câu cho 04 phương án, chọn 01 phương án đúng. Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
+ Dạng thức 2: Dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 04 ý với tối đa là 1 điểm/câu, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai. Nếu thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu được 0,1 điểm; 02 ý trong 1 câu được 0,25 điểm; 03 ý trong một câu được 0,5 điểm và chọn chính xác cả 04 ý trong câu được 1 điểm.
+ Dạng thức 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn, với mỗi câu hỏi, viết câu trả lời/ đáp án vào bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
– Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.