Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề 4
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều
Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn Cánh diều - Đề 4 có đầy đủ đáp án, ma trận và bản đặc tả đề thi, được để dưới dạng file word và pdf, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Ngữ văn khác nhau. Mời các bạn tham khảo.
1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn Cánh diều
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Đọc hiểu một trong các kiểu loại văn bản: Truyện hiện thực,/ thơ Đường luật,/ truyện lịch sử và tiểu thuyết. | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện hoặc thơ) | 0 | 1*
| 0 | 1*
| 0 | 1*
| 0 | 1*
| 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn Cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CẢNH RỪNG VIỆT BẮC
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
(Hồ Chí Minh, https://www.thivien.net)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Tự do
Câu 2. Bài thơ được gieo vần ở cuối các câu:
A. 1,2,4,6,8
B. 1,3,4,6,8
C. 2,3,4,5,8
D. 2,4,5,6,8
Câu 3. Bài thơ trên chủ yếu được ngắt nhịp:
A. 3/4
B. 4/3
C. 2/2/3
D. 2/3/2
Câu 4. Em hiểu từ “chén” trong câu thơ “Săn về thường chén thịt rừng quay” có sắc thái, ý nghĩa như thế nào?
A. Ăn, mang sắc thái trang trọng.
B. Ăn, mang sắc thái thô tục.
C. Ăn, mang nét nghĩa thân mật, vui vẻ, hài hước.
D. Ăn, mang nét nghĩa buồn bã, hoang mang, lo sợ
Câu 5. Tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong câu thơ:“Non xanh, nước biếc tha hồ dạo/Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.” là:
A. Đảo từ ngữ làm cho câu thơ trở nên có vần hơn.
B. Miêu tả Việt Bắc có rất nhiều núi, sông và nhiều loại đặc sản ngon như rượu, chè.
C. Thể hiện sự say mê của nhân vật trữ tình khi đứng trước cảnh núi sông tươi đẹp, rượu ngọt, chè ngon của núi rừng Việt Bắc.
D. Nhấn mạnh vào cảnh đẹp sông núi và những đặc sản rượu ngọt chè tươi nơi núi rừng Việt Bắc cho lữ khách mặc sức thưởng thức.
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình được bộc lộ trong bài thơ trên là:
A. Niềm mê say, phấn khởi, vui tươi.
B. Nỗi buồn bã, lo lắng và sợ hãi.
C. Bất ngờ, hào hứng
D. Nhớ nhung da diết
Câu 7. Qua bài thơ, em thấy tác giả là người như thế nào?
A. Là một người kiên nhẫn.
B. Là một con người hiền hậu, yêu thương tất cả.
C. Là một người lạc quan, yêu thiên nhiên tha thiết.
D. Là một người trung thực, nhân hậu.
Câu 8. Từ “thành công” trong câu thơ “Kháng chiến thành công ta trở lại” có nghĩa là:
A. Gặp được niềm vui bất ngờ
B. Đạt được kết quả, mục đích như dự định
C. Có được nhiều may mắn trong cuộc sống
D. Không đạt được điều mong muốn
Câu 9. Em có cảm nhận gì về cuộc sống ở nơi núi rừng Việt Bắc được thể hiện trong bài thơ?
Câu 10. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện trong bài thơ.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy phân tích bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Hồ Chí Minh.
---------------- Hết ---------------
Mời thầy cô và các em xem đáp án và bảng đặc tả đề thi trong file tải