Soạn Văn 8 bài Cô bé bán diêm VNEN

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Soạn Văn 8 VNEN bài 6: Cô bé bán diêm là tài liệu tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về nội dung, nghệ thuật và giá trị nhân đạo của tác phẩm để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Hoạt động khởi động

Thực hiện một trong hai yêu cầy dưới đây:

1. Đọc thông tin sau về An-Đéc-xen giới thiệu một tác phẩm của An-đéc-xen mà em đã hiểu học đã xem qua phim ảnh

2. Nêu cảm xúc, suy nghĩa của me khi đọc lời dẫn cho đoạn trích Cô bé bán diêm

Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được một que diêm nào...

Bài làm:

Lựa chọn:

2. Lời dẫn khiến ta mường tượng ra hình ảnh một cô bé thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Hình ảnh em nhỏ bé yếu ớt, mỏng mang yếu đuối lò dò đi trong gió lạnh không khỏi khiến ta xót xa. Bao nhiêu con người đi ngang qua nhưng không ai có thể đưa bàn tay ra giúp đỡ em. Từ đó ta thấy được hiện thực của cái xã hội thiếu tình thương ấy, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh của nhà văn An-đéc-xen.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Cô bé bán diêm

2. Tìm hiểu văn bản

a. Trình bày bố cục của văn bản

Bài làm:

Văn bản chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
  • Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé
  • Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.

b. Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:

(1) Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện gây ấn tượng gì cho người đọc?

(2) Tìm những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau có trong ăn bản vào cho biết nhà văn đã sử dụng nhiều hình ảnh tương phản như vậy nhằm mục đích gì.

(3) Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en, người bà, bà cháu bay lên trời) diễn ra theo trình tự hợp lí

(4) Trong những mộng tưởng của cô bé bán diêm điều nào diễn ra đúng với thực tế, điều nào chỉ là mộng tưởng?

Bài làm:

(1)

  • Thời gian: đêm giao thừa giá lạnh.
  • Không gian: đường phố vắng teo, trời rét buốt, tường lạnh

=> Tạo cho người đọc cảm giác cùng khổ, đồng cảm với cô bé bán diêm.

(2) Hình ảnh tương phản, đối lập:

  • Trời tối đen><cửa sổ mọi nhà sáng rực.
  • Ngôi nhà đẹp đẽ xinh xắn nơi em đã từng sống><một só tối tăm, lạnh lẽo

Mục đích:

  • Thể hiện ước mơ giản dị, trong sáng của cô bé; thực tế lạnh lùng, vô cảm.
  • Làm nổi bật thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm

(3) Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.

(4) Trong những mộng tưởng của cô bé bán diêm, những điều:

  • Gắn với thực tế là: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en
  • Chỉ là mộng tưởng là: ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía em bé; bà em đang mỉm cười với em, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi.

c. Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm

Bài làm:
  • Nghệ thuật: Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ "cô bé" vào cái chết.
  • Nội dung: thể hiện cuộc đời của cô bé, muốn nói lên cuộc đời bất hạnh của cô bé và muốn tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé

3. Tìm hiểu về trợ từ

a. Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập

(1) Đọc các câu dưới đay và trả lời câu hỏi:

  • Nó ăn hai bát cơm
  • Nó ăn những hai bát cơm
  • Nó ăn có hai bát cơm

- Nghĩa của các câu trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào?

- Vì sao có sự khác nhau đó

- Từ những câu Nó ăn những hai bát cơm và từ có trong câu Nó ăn có hai bát cơm đi kèm từ nào và biểu thị thái độ gì của người nói?

(2) Tìm ví dụ tương tự như các câu trên

Bài làm:

(1) Nghĩ các câu trên khác nhau ở:

  • Câu 1: Thông báo thông tin nó ăn hai bát cơm
  • Câu 2: Thông báo thông tin nó ăn hai bát cơm là nhiều (những)
  • Câu 3: Thông báo thông tin nó ăn hai bát cơm là ít (có)

Các câu trên có sự khác nhau là bởi vì có thêm các trợ từ những và có.

Từ những trong câu ''Nó ăn những hai bát cơm'' đi kèm với từ ăn và biểu thị thái độ đánh giá mức độ ăn nhiều vượt mức bình thường

Từ có trong câu ''Nó ăn có hai bát cơm'' đi kèm với từ ăn và biểu thị thái độ đánh giá mức độ ăn ít, không đạt mức bình thường

(2) Tìm VD tương tự:

  • Lan được những 8 điểm môn Văn.
  • Lan được có 8 điểm môn Văn.

b. Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ về trợ từ:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biếu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

Ví dụ: những, có, chính,.........

Bài làm:

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biếu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, chỉ, thị, cái,.....

c. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng cách dùng các từ này, a, vâng trong các đoạn văn trên?

  • Các từ ấy có thể thành một câu độc lập
  • Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập
  • Các từ ấy không thể làm thành một bộ phận của câu
  • Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
Bài làm:

Lựa chọn đáp án:

  • Các từ ấy có thể thành một câu độc lập
  • Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

d. Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ về thán từ:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt

Thán từ có hai loại chính:

  • Thán từ bộc lội tình cảm, cảm xúc, ví dụ: a, ái,.............
  • Thán từ gọi đáp, ví dụ: này, ơi,...............
Bài làm:

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt

Thán từ có hai loại chính:

  • Thán từ bộc lội tình cảm, cảm xúc, ví dụ: a, ái, ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …
  • Thán từ gọi đáp, ví dụ: này, ơi, ê, vâng,....

C. Hoạt động luyện tập

1. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật truyện Cô bé bán diêm hoặc về đoạn kết của truyện

Bài làm:

Học sinh tự làm

2. Luyện tập sử dụng trợ từ, thán từ

a. Tìm câu có từ in đậm là trợ từ

(1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này

(2) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm Tắt đèn

(3) Ngay tôi cũng không biết đến việc này

(4) Bạn phải nói ngay điều này cho cô giáo biết

(5) Cha tôi công nhân

(6)Cô ấy đẹp ơi đẹp.

(7)Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

(8)Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Bài làm:

Những câu có trợ từ là:

(1) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

(3) Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

(6) Cô ấy đẹp ơi đẹp.

(8)Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

b. Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu dưới đây:

(1) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà

(2) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc

Bài làm:

a. Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.

b. Trợ từ nguyên, đến: nhấn mạnh ý chê trách nhà gái thách cưới quá nặng, và biểu thị thái độ oán trách của lão Hạc.

c. Tìm thán từ trong các câu dưới đây (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao):

(1) Đột nhiên lão bảo tôi:

Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão

(2) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt... Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

(3) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn [...]

Bài làm:

Thán từ trong các câu:

(1) này, à

(2) ấy

(3) chao ôi

d. Các thán từ in đậm trong những câu dưới dây biểu lộ cảm xúc gì?

(1) Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Đồng Nồi, ũ chuột hò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!"

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.

(Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)

(2) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Bài làm:

(1)

  • Ha ha: Biểu thị thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột.
  • Ái ái: Biểu thị sự đau xót, van xin của bác Nồi Đồng, tiếng thốt lên khi bất ngờ bị làm đau

(2). Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối

3. Kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

a. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Xe chạy chầm chậm................trả lời mẹ tôi những câu gì.

  • Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
  • Nếu lược bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
  • Nếu lược bỏ đi các yếu tố kể chuyện, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
Bài làm:

Yếu tố miêu tả:

  • Xe chạy chầm chậm… Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
  • Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.
  • Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Yếu tố biểu cảm:

  • Diễn tả sự suy nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc.
  • Bộc lộ sự cảm nhận: Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
  • Phát biểu cảm tượng: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

=> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.

=> Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

=> Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.

D. Hoạt động vận dụng

1. Đặt 3 câu với 3 thán từ khác nhau

Bài làm:

A! mùa xuân đã về rồi!

Chao ôi! Mùi thơm của hoa cau làm nao nức lòng người

Chính cậu đã lấy trộm quyển truyện của tớ.

2. Hãy viết đoạn văn kể lại một hoặc một hoặc một sự việc của truyện Cô bé bán diêm, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Bài làm:

Trời đã về khuya. Gió rít từng cơn lạnh lẽo. Không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Cô bé vẫn thấy lạnh “đôi bàn tay cứng đờ ra”, em quyết định quẹt diêm. Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì ấm áp bao! (yếu tố kể và biểu cảm).

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự đã học như: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc(Nam Cao),.... Từ đó, phân tích tác dụng của các yếu tố này trong văn bản

Bài làm:

Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học

Tôi đi học - Thanh Tịnh

  • “Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”

Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

  • Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm
  • Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
  • Rồi chị đón lấy cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.

Giải bài 6: Cô bé bán diêm- Sách VNEN Ngữ Văn lớp 8 trang 44. Phần trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 VNEN bài 6: Cô bé bán diêm. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
3 1.326
Sắp xếp theo

    Soạn Công nghệ 8 VNEN

    Xem thêm