Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 13: Bài toán dân số được VnDoc sưu tầm, hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ bức tranh

Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN

Bài làm:

Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến bùng nổ dân số thế giới. Một khi dân số gia tăng không giới hạn dẫn đến bùng nổ dân số, trái đất sẽ không đủ nhu cầu đáp ứng tất cả

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc hiểu văn bản sau: Bài toán dân số

2. Tìm hiểu văn bản

a. Hoàn thiện sơ đồ sau về bố cục của văn bản Bài toán dân số

Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN

Bài làm:

Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN

b. Nội dung chính mà tác giả muốn đặt ra trong bài viết là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?

Bài làm:
  • Trước hết, Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người. Loài người cần phải làm một việc gì đó để quyết định sự tồn tại của mình. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
  • Điều làm cho tác giả “sáng mắt” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.

c. Những nhận định sau đây về cách trình bày nội dung của văn bản Bài toán dân số là đúng hay sai?

STT

Nhận định

Đúng

Sai

1

Văn bản được viết theo phương thức thuyết minh

Đ

S

2

Văn bản được viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự

Đ

S

3

Văn bản sử dụng các số liệu minh chứng phong phú và giàu sức thuyết phục

Đ

S

4

Văn bản đặt vấn đề 1 cách mạnh mẽ , gây ấn tượng tốt

Đ

S

Bài làm:

STT

Nhận định

Đúng

Sai

1

Văn bản được viết theo phương thức thuyết minh

S

2

Văn bản được viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự

Đ

3

Văn bản sử dụng các số liệu minh chứng phong phú và giàu sức thuyết phục

Đ

4

Văn bản đặt vấn đề 1 cách mạnh mẽ , gây ấn tượng tốt

Đ

d. Trình bày quan điểm của em về tác hại của gia tăng dân số đối với sự phát triển của con người

Bài làm:

Những hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

  • Tỉ lệ thất nghiệp tăng
  • Thiếu đất đai
  • Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số.
  • Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.
  • Gây bất ổn về xã hội sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường

3. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

*Dấu ngoặc đơn:

a. Nhìn lại văn bản Bài toán dân số và thực hiện nhiệm vụ ở dưới:

(1) Gạch dưới các câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn

(2) Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu đó có thay đổi không? Vì sao?

Bài làm:

Các câu văn trong văn bản Bài toán dân số có sửa dụng dấu ngoặc đơn:

  • Đó là với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con, và đã trừ đi tỉ lệ tử vong (kể cả dịch bệnh hoặc chiến tranh không quá 5%). => Tác dụng của dấu ngoặc đơn: Bổ sung thêm về tỉ lệ người tử vong.
  • Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ ... => Tác dụng của dấu ngoặc đơn: Bổ sung thêm và cho biết Hội nghị Cai-rô thuộc nước nào.

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của câu đó không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ, bổ sung thêm cho ý phía trước.

b. Chỉ ra một tác dụng của dấu chấm câu, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn:

  1. Một thế kỷ văn minh khai hóa (!) của thực dân cũng không làm ra đường một tấc sắt. Tre vẫn còn vất vả mãi với người.
  2. Dân khu phố này chuyền nhau rằng hắn ta là kẻ bịp bợm (!?)
  3. Tên trộm đó đắc ý và tự vỗ ngực vì không ai phát hiện ra được nơi Hắn trốn (!)
Bài làm:
  • Dấu chấm than (1): bộc lộ cảm xúc thái đọ mỉa mai, luận điệu lừa bịp của thực dân Pháp
  • Dấu chấm than (2): bộc lộ cảm xúc thái độ không ưa và chưa tin hẳn vào tin đó
  • Dấu chấm hỏi (2): dùng để hỏi hắn là một con người bịp bợm như thế nào?
  • Dấu chấm than (3): biểu thị thái độ đắc ý, mỉa mai của người viết và sự sung sướng của tên trộm

c. Theo em tác dụng cả dấu ngoặc đơn trong câu là gì? Nếu bỏ dấu ngoặc đơn câu văn có giữ nguyên ý nghĩa hay không?

Bài làm:

Tác dụng của dấu ngoặc đơn: dùng đánh dấu phần chú thích, dụng ý thay đổi. Nếu bỏ dấu ngoặc đơn nội dung cơ bản không đổi

*Dấu hai chấm:

a. Đọc đoạn hội thoại sau:

Oanh: -Lan ơi, quê bạn ở đâu thế?

Lan: Quê tớ ở Huế

Oanh: À, vùng đất gắn liền với: "Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay - Nón bài thơ e lệ nép trong tay" trong thơ Bích Lan nhỉ?

Lan: - Đúng rồi! Huế (hay còn gọi là cố đô Huế) gắn liền với hai đặc trưng nổi tiếng trong thơ Bích Lan: áo dài và nón bài thơ

(1). Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trên?

(2) Có thể thay dấu hai chấm thành dấu ngoặc đơn không? Vì sao?

- Đúng rồi! Huế (hay còn gọi là cố đô Huế) gắn liền với hai đặc trưng nổi tiếng trong thơ Bích Lan: áo dài và nón bài thơ

Bài làm:
  • Dấu hai chấm trong câu: "Đúng rồi! Huế (hay còn gọi là cố đô Huế) gắn liền với hai đặc trưng nổi tiếng trong thơ Bích Lan: áo dài và nón bài thơ" đánh dấu phần giải thích thuyết minh.
  • Những dấu hai chấm còn lại để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
  • Có thể thay dấu hai chấm thành dấu ngoặc đơn vì ý nghĩa trong câu không thay đổi và đều có ý nghĩ bổ sung, giải thích trong câu

b. Chỉ ra tác dụng của hai dấu câu trong đoạn trích dưới đây:

- Chú có rất nhiều kỉ niệm nhưng nhớ nhất là lần đến thăm nhà cô bạn học cũ. Bà mẹ giới thiệu rất hãnh diện với cậu con trai: ''Đây là bác Khoa - nhà thơ - bạn học ngày xưa của mẹ đấy.''.

- Đặc tính của thông tin nghệ thuật là: khám phá bản chất cá thể của các khách thể đế được mô tả bằng phương tiện kí hiệu nào tương ứng với đối tượng miểu tả; truyền tải bằng phương tiện kí hiệu của thế giới quan lẫn nhân cách tác giả thông tin: nghệ sĩ

Bài làm:

Tác dụng của hai dấu câu trong đoạn trích:

  • Đoạn văn 1: Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
  • Đoạn văn 2: Báo trước lời dẫn trực tiếp

c. Từ bài tập trên em hãy cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu:

Bài làm:

Dấu hai chấm dùng để:

  • Đánh dấu (báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó).
  • Đánh dấu (báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại, dùng với dấu gạch ngang).

4. Tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xe đạp

Câu hỏi:

(1) Văn bản trên viết về chủ đề gì?

(2) Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Cho biết nội dung của mỗi phần.

(3) Văn bản diễn đạt có dễ hiểu không? Vì sao?

(4) Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản đã thích hợp chưa? Vì sao?

b) Từ làm bài tập trên, em hãy cho biết:

(1) Bố cục của 1 văn bản thuyết minh.

(2) Những công việc cần phải hoàn thiện để làm 1 bài văn thuyết minh.

Bài làm:

(1) Đối tượng thuyết minh là chiếc xe đạp

(2) Bố cục:

  • Mở bài (đoạn văn đầu.: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
  • Thân bài (tiếp theo đến “tay cầm”.: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
  • Kết bài (còn lại.: Tiện ích, vị trí của xe đạp trong đời sống.

(3) Văn bản diễn đạt rất dễ hiểu bởi các phần được trình bày dễ hiểu, chi tiết, rõ ràng về từng chi tiết xe đạp, công dụng và nguyên tắc sử dụng của nó một cách rõ ràng mạch lạc

(4) Các phương pháp sử dụng: Phương pháp nêu định nghĩa, so sánh, liệt kê, phân loại, phân tích rất phù hợp để thuyết minh một đồ vật

b.

(1) Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:

  • Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
  • Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích... của đối tượng.
  • Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng

(2) Để hoàn thiên một bài văn thuyết minh cần nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng, tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu

C. Hoạt động luyện tập

1. Nếu được chọn một lời giới thiệu về văn bản Bài toán dân số, em sẽ chọn lời giới thiệu nào sau đây? Hãy giải thích sự lựa chọn của mình

Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN

Bài làm:

Tham khảo: Nếu được lựa chọn em sẽ chọn lời giới thiệu 1 vì khi đọc nó kích thích sự tò mò của người đọc hơn

2. Dưới đây là cuối trò chuyện giữa các bạn học sinh về những hiểu biết mà văn bản Bài toán dân số mang lại. Em đồng ý với ý kiến nào? Hãy đưa ra hai lí do để giải thích cho quan điểm của mình

Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN

Bài làm:

Em đồng ý với ý kiến của Mai vì:

  • Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số.
  • Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.

3. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các đoạn văn sau:

a, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông, tư vấn kế hoạch hóa gia đình có trọng điểm, hướng sự tập trung về cơ sở với chủ đề chính của năm 2005 là: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, phòng, chống bệnh phụ khoa và phòng, chống HIV ở phụ nữ mang thai (chủ đề Năm dân số Việt Nam 2005 ).

b, Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà đang lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đâu đớn của mình mà chết.

Bài làm:

a)

  • Dấu hai chấm có tác dụng: đánh dấu lời dẫn trực tiếp
  • Dấu ngoặc đơn: chú thích về số liệu được lấy

b)

  • Dấu ngoặc đơn: chú thích về hiện trạng

4. Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho đề văn Thuyết minh về cây hoa đào

Bài làm:

Tham khảo:

1. Mở bài: Hoa đào đã nở báo hiệu một mùa xuân mới, mùa xuân của đất trời. Hoa đào là loài hoa đẹp mang ý nghĩa rất lớn.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Iran cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc.

Phân loại: Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào bạch,… Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc

Cây đào thường trồng ở miền Bắc nơi có nhiệt độ thấp, hoa chỉ nở vào mùa xuân, người trồng muốn hoa nở đúng cần nhiều kinh nghiệm. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3. Kết bài

Hoa đào tượng trưng xuân về, Tết đến. Ngày tết ở miền Bắc mà thiếu đi cành hoa đào không còn là ngày Tết cổ truyền, sắc đào mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhà.

D. Hoạt động vận dụng

2. Chọn 1 chủ đề gần gũi với cuộc sống của em để lập dàn ý và làm bài văn thuyết minh về chủ đề đó.

Bài làm:

Học sinh tự làm

Giải bài 13: Bài toán dân số - Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 92. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, hy vọng với lời giải chi tiết này sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian giải bài và soạn bài. Mời các bạn tham khảo

............................................

Ngoài Soạn văn 8 bài Bài toán dân số VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm