Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 8 bài Tức nước vỡ bờ VNEN

Soạn Văn 8 bài Tức nước vỡ bờ VNEN được VnDoc sưu tầm và đăng tải hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh có thêm tài liệu để ôn tập, củng cố thêm kiến thức học tốt môn Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Đọc đoạn giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn dưới đây và cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu

Tắt đèn là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố.... cho chị bát gạo để nấu cơm…

Bài làm:

Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một tác phẩm đánh giá đúng nhất về hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Ông đã xây dựng lên hình ảnh một gia đình chị Dậu, đại diện cho tầng lớp nông dân, khốn khó nghèo đói, bần cùng của xã hội lúc bấy giờ. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Chính hoàn cảnh ấy đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đứng lên phản kháng, đấu tranh vì hạnh phúc, vì cuộc sống của chính bản thân mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

2. Tìm hiểu văn bản

a. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Bài làm:

Tình thế của chị Dậu lúc bọn tay sai xông vào:

· Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không”

· Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng”

=> Đẩy chị Dậu vào tình thế nguy khốn, cùng đường.

b. Dựa vào gợi ý từ bảng sau, hãy nhận xét về nhân vật cai lệ:

Gợi ý các phương diện

Nhận xét

Mục đích khi đến nhà chị Dậu

Cử chỉ, hành động

Ngôn ngữ, lời nói

Tính cách, bản chất

Từ những nhận xét trên em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời? Em hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả?

Bài làm:

Gợi ý các phương diện

Nhận xét

Mục đích khi đến nhà chị Dậu

Đòi thuế

Cử chỉ, hành động

Hung bạo, tàn nhẫn, sẵn sàng gây tội ác

Ngôn ngữ, lời nói

Phũ phàng, đe dọa

Tính cách, bản chất

Tàn bạo, dã man, không có tính người

=> Từ đó cho ta thấy được cuộc sống cơ cực bị áp bức bóc lột nặng nề của những người nông dân, những con người có tầng lớp thấp trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Thuế sưu, thuế muối, thuế đinh,... ngay cả đến người đã chết chúng cũng không chừa. Những người nghèo khó như gia đình chị Dậu phải gánh chịu tất thảy mọi áp bức, bóc lột ấy. Ngô Tất Tố đã vạch trần hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến, một xã hội với đầy bất công ngang trái để rồi từ đó làm nên giá trị hiện thực sau sắc cho chính tác phẩm của mình.

Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả: trong đoạn văn trích trên, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc khắc họa bộ mặt tàn ác đểu cáng, không chút tính người của cai lê. Dưới ngòi bút của tác giả, cai lệ là đại biểu cho chức năng đàn áp của chế độ thực dân nữa phong kiến thời bấy giờ

c. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích (trước và sau khi cai lệ đến) thông qua thái độ và cử chỉ, lời nói... của chị với mọi người xung quanh. Theo em sự thay đổi trong thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí hay không. Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Bài làm:

Các bạn tham khảo bài: Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"

d. Theo em, nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích này liệu có hợp lí hay không? Vì sao?

Bài làm:

Nhan đề Tức nước vỡ bờ là hoàn toàn hợp lí. Bởi lẽ ngay khi đọc tên nhan đề ta đã hình dung ra được phần nào nội dung của tác phẩm. "Tức nước vỡ bờ" ấy là khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định, đẩy đến bước đường cùng, con người ta sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Cụ thể hành động của chị Dậu khi đứng lên chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu. Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương của con người.

e. Em hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình học Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. (gợi ý: tìm hiểu việc tạo dựng tình huống, việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại ..; chú ý nêu rõ những yếu tố khiến cho đoạn văn được coi là ''tuyệt khéo'')

Bài làm:

Các bạn học sinh tự làm

3. Tìm hiểu về cách xây dựng đoạn văn

a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGÔ TẤT TỐ VÀ TÁC PHẨM "TẮT ĐÈN"

· Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn? Em thường dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

· Trong văn bản thứ nhất của văn bản trên, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng được biểu đạt (từ ngữ chủ đề)?

· Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản trên và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề) Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?

· Từ những nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

Bài làm:

Văn bản trên gồm hai ý. Mỗi ý viết thành một đoạn văn:

· Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố

· Đoạn 2: Gía trị cơ bản của tác phẩm "Tắt đèn"

Em thường dựa vào chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.

Trong đoạn văn thứ nhất, từ Ngô Tất Tố, ông là, nhà văn, tác phẩm chính của ông,...là những từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng

Trong đoạn văn thứ hai, câu "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố" là câu then chốt. Vì nó là câu mang nội dung khái quát

Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.

Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính, có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn.

b. Nội dung của đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tắt đèn". (gợi ý: Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào? Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào?)

Bài làm:

Nội dung của đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau:

· Đoạn 1 không có câu chủ đề, các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề có vai trò duy trì đối tượng cho đoạn văn (Ngô Tất Tố)

· Đoạn văn thứ 2 có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khía quát đến cụ thể, từ chung đến riêng

c. Đọc đoạn văn sau và lời câu hỏi:

Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

· Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nằm ở vị trí nào?

· Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào (diễn dịch, quy nạp hay song hành)?

Bài làm:

· Đoạn văn trên có câu chủ đè, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào"

· Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự: Quy nạp

C. Hoạt động luyện tập

1. Các nhóm chuẩn bị (trong khoảng 5 phút) và xây dựng một đoạn văn thể hiện cảm nhận của từng nhóm sau khi đọc xong văn bản Tức nước vỡ bờ.

Bài làm:

Ra đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã phơi bày hiện thực xã hội và cuộc sống cùng cực của người dân lúc bấy giờ. Trong chương truyện thứ XVIII nàỵ, khi bị đấy đến bước đường cùng-phải bán cả con, cả đàn chó để nội sưu cho chồng nhưng vẫn không đủ, chị Dậu đã dũng cảm đứng lên chống lại cai lệ và bọn tay sai người nhà lí trưởng, bảo vệ cho mình. Song đó là sự vùng lén tự phát, bột phát. Muốn thực sự được giải phóng để vĩnh viễn thoát khỏi sự hánh hạ của bọn cai lệ, của ách thống trị thực dãn, phong kiến, chị Dậu cũng như những người nông dân khác và cả dân tộc ta phải biết tổ chức nhau lại, phải làm cách mạng, đi theo cách mạng. Khi viết Tắt đèn, nhà văn Ngô Tất Tố chưa được giác ngộ cách mạng. Song ông đã phát hiện những tiềm năng cách mạng trong quần chúng nông dân, phát động họ lật đổ chế độ thối nát, nửa thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Ngòi bút của Ngô Tất Tố sắc mạnh như gươm giáo, vạch trần hiện thực xã hội, cuộc sống nghèo đói bị áp bức bóc lột nặng nè của nhân dân ta từ đó làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo về con người, xã hội trong tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng.

=> Ý đoạn văn là: đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã phơi bày hiện thực xã hội và cuộc sống cùng cực của người dân lúc bấy giờ.

Các câu trong đoạn văn được trình bày theo phương pháp diễn dịch để làm rõ câu chủ đề ở đầu đoạn văn.

D. Hoạt động vận dụng

Viết bài tập làm văn số 1 (làm tại lớp)-Văn tự sự. Tham khảo các đề sau:

Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi

Đề 2: Tôi thấy mình đã lớn khôn

Bài làm:

Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi về cô giáo

Đề 2: Văn mẫu lớp 8: Tôi thấy mình đã khôn lớn

Giải bài 3: Tức nước vỡ bờ- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 18. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Tức nước vỡ bờ VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm