Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 8 bài Lão Hạc VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 4: Lão Hạc được VnDoc sưu tầm và đăng tải hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Hoạt động khởi động

1. Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, theo em, có thể đổi tên truyện Lão Hạc thành Con chó vàng được không? Vì sao?

Bài làm:

Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, theo em, không thể đổi tên truyện Lão Hạc thành Con chó vàng được vì:

· Nhân vật chính ở trong bài văn này là Lão Hạc;

· Con chó Vàng chỉ là một nhân vật trong một câu chuyện của Lão Hạc; trong xuyên suốt bài văn, Con chó Vàng chỉ được nhắc trong câu chuyện "sự day dứt khi bán chó" của Lão Hạc.

·Nội dung của câu chuyện đều xoay quanh lão Hạc chứ không phải chó vàng, chó vàng chỉ là nhân vật phụ, đóng vai trò thúc đẩy sự cao trào cho tình tiết của tác phẩm và làm lộ rõ phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: LÃO HẠC

2. Tìm hiểu văn bản

a. Tóm tắt gia cảnh của lão Hạc. Theo em cậu Vàng có ý nghĩa như thế nào với lão Hạc? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

Bài làm:

a, Gia cảnh Lão Hạc:

- Vợ lão mất, con trai vì không lấy được vợ nên phẫn chí, bỏ đi phu đồn điền.

- Lão sống với con chó vàng - "Cậu Vàng"

=> Hoàn cảnh rất tội nghiệp, đáng thương.

Theo em, con chó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Lão Hạc, một mình lão sống cô đơn thui thủi thế nên cậu Vàng bên cạnh lão vừa như một người bạn để lão tâm tình, lại như đứa con cầu tự để lão quan tâm yêu thương như đứa con lão

Những chi tiết thể hiện:

- Gọi là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự

- Lão bắt rận cho nó, đem nó ra ao tắm

- Cho nó ăn cơm trong bát như 1 nhà giàu

- Ăn gì cũng chia cho nó

- Chửi yêu nó, nói với nó như nói với 1 đứa cháu bé

- Chửi yêu nó

b. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy con người này là người như thế nào?

Bài làm:

Tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó:

=> Lão coi cậu Vàng như người bạn, như đứa con, như con cháu trong nhà mà đối xử hết mực yêu thương

- Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự

- Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm

- Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu

- Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ

- Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó

=> Chính vì tình yêu thương ấy mà khi bán cậu Vàng thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ, day dứt:

- Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.

- Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”.

- Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.

Sau khi bán chó, lão sắp xếp cho chính cuộc đời mình sau đó:

- Lão gửi nhờ mảnh vườn cho ông giáo trông coi đến khi nào con trai lão về thì nó có cái để làm vườn. Lão sợ khi lão mất rồi nhiều người lại dòm ngó

- Lão đem số tiền bán chó và nhịn ăn có được mang sang nhà ông giáo để nhờ vả ma chay cho mình

=> Suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì thương con lão. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão.

=> Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám bấy giờ

c. Hoàn thành phiếu học tập sau để thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật: "tôi" về lão Hạc. Qua đó, em thấy thái độ tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc?

Thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc?

Bài làm:

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi” về lão Hạc, thái độ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

  • Chao ôi! Đối với những người quanh ta…ta thương
  • Hỡi ơi lão Hạc!...Thì ra cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • Không, cuộc đời chưa hẳn… nghĩa khác
  • Lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Đừng lo gì cho cái vườn của lão
  • Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ như vậy và tôi buồn lắm
  • Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.

=> Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc). Qua đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với lão Hạc nói riêng và số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung. Ông giáo rất yêu quý, cảm thông cho những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh như lão Hạc.

d. Khi nghe Binh Tư chỉ biết lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời thật ...đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, "tôi" lại nghĩ:" Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào?

Bài làm:

Ta có thể hiểu ý nghĩa từ những lời của nhân vật "tôi" theo cách sau hiểu sau:

Thứ nhất: "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái: Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến con người lương thiện như lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Chi tiết lão Hạc xin bả chó đã "đánh lừa" không chỉ đánh lừa ông giáo mà còn muốn đánh lừa cả người đọc, khiến cũng ta không khỏi xót xa, chua chát.

Thứ hai: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn do có những con người như lão Hạc, tuy hoàn cảnh éo le nhưng vẫn giữ được tâm hồn sáng trong khiến cho chúng ta có quyền hi vọng, tin tưởng. Tuy vậy, cuộc đời đáng buồn theo nghĩa khác vì có những con người lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của lão Hạc nói riêng và của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.

e. Khi trao đổi về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc:

Bạn A cho rằng: "Cái hay của truyện được tạo nên từ việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ.

Bạn B lại cho rằng: Cách xây dựng nhân vật mới là thành công của truyện

Em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? Theo em, đặc sắc về nghệ thuật của truyện là gì?

Bài làm:

Cả hai ý kiến đều đúng.

Đặc sắc nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện: nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn, thông qua lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện (Ông giáo) làm cho câu chuyện giàu tính chân thực.

- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: thông qua ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác (qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo)

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện: từ việc lão Hạc bán con chó vàng, lão Hạc nhờ ông giáo

- Ngôn ngữ của truyện: Truyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.

3. Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh

a. Đọc đoạn trích sau (trong Lão Hạc) của Nam Cao và trả lời câu hỏi: (Đoạn trích trong sách vnen ngữ văn 8 tập 1 trang 34)

(1) Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật sự việc; từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?

(2) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự?

(3) Từ đó, hãy cho biết thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh và tác dụng của chúng trong văn miêu tả và tự sự

Bài làm:

(1)

· Những từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái sự vật là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rủ rượi, xộc xệch, sòng sọc

· Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,của con người là: hu hu, ư ử

(2) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, hoặc mô phỏng âm thanh rất có tác dụng trong văn miên tả và văn tự sự. Cụ thể:

  • Từ tượng thanh làm cho bài văn, đoạn văn thêm sinh động, thú vị hơn.
  • Từ tượng hình giúp người đọc hình dung được nhân vật có trạng thái, dáng vẻ và hình ảnh như thế nào.

(3)

  • Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh do có chức năng gợi hình và mô phỏng âm thanh cụ thể, sinh động như trong cuộc sống nên có giá trị biểu cảm cao.
  • Tác dụng của từ tượng hình tượng thanh trong văn miêu tả và tự sự: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh,âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm

4. Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

a. Hai đoạn văn sau có mỗi liên hệ gì không? Tại sao?

Trước sân trường làng Mỹ Lí dày đăch cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Bài làm:

Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì. Bởi vì:

- Đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.

- Hai đoạn văn trên rời rạc bởi không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau.

b. Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tinh trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mỹ Lí dày đăch cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(1) Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

(2) Theo em cụm từ trên, hai đoạn văn đã Liên hệ với nhau như thêa nào?

(3) Cụm từ trước đó mấy hôm gọi là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản

Bài làm:

(1) Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

(2) Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

(3) Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản

c. Đọc các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Ví dụ 1:

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ

(1) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khẩu của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Đó là những câu khẩu nào?

(2) Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên

(3) Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có Quan hệ liệt kê (trước hết, đầu tiên)

Ví dụ 2:

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kình mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác, trước mắt tôi làng Mỹ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ

(1) Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên.

(2) Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn đó.

(3) Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê (trước hết, đầu tiên,...)

Ví dụ 3:

Bấy giờ, khi Bác viết gì cũng đưa cho một đồng chí xem lại, chỗ nào không hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa.

Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình mà tiến bộ.

(1) Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên đoạn có ý nghĩa khái quát

(2) Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó

(3) Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. Hãy kể tiếp các sự việc mang ý nghĩa trên (tóm lại, nhìn chung,....)

Ví dụ 4:

U lại nói tiếp:

Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố con đóng sách cho mà đi học bên anh Thuận

Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăm nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa học đấy thì sao.

Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn trên. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết.

Bài làm:

Ví dụ 1:

(1) Có hai khâu đó là: tìm hiểu và thụ cảm

(2) Từ ngữ liên kết: Bắt đầu(là), thế(là), sau

(3) Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, một là, hai là,...

Ví dụ 2:

(1) Quan hệ của 2 đoạn văn: Quan hệ đối lập

(2) Từ ngữ liên kết: Nhưng

(3) Các phương tiện liên kết có quan hệ đối lập: nhưng, trái lại, song, ngược lại,…

Ví dụ 3:

(1) Quan hệ của 2 đoạn văn: Quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết

(2) Từ ngữ liên kết: Nói tóm lại

(3) Các phương tiện liên kết có quan hệ ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: Như vậy, nhìn chung, tóm lại,…

Ví dụ 4:

Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:

· Câu liên kết hai đoạn văn đã cho là Ái dà, lại còn chuyện học nữa cơ đấy!

· Câu có tác dụng liên kết vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau.

d. Từ các ví dụ trên, dùng các từ ngữ gợi ý dưới đây để hoàn thiện bảng thông tin về liên kết các đoạn văn trong văn bản (câu nối, phương tiện liên kết, tổng kết, liệt kê, quan hệ từ, đối lập)

Có thể sử dụng các ....... chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

- Dùng từ có tác dụng liên kết:..............., đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý............., so sánh,..........,............,khái quát,....

- Dùng...........

Bài làm:

Có thể sử dụng các phương tiện chủ yếu sau đây để thể hiện các đoạn văn

- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát

- Dùng câu nối

C. Hoạt động luyện tập

1. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn: “Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị”

Bài làm:

Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Lão thương đứa con trai không đủ tiền lấy vợ mà phải bỏ nhà xa xứ. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống khó khăn, khốn khổ, vì lão muốn dành mảnh vườn, và tiền số tiền mà lão dành cho con, lão đã chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.

2. Đọc đoạn văn sau và cho biết nhân vật: “tôi” (có thể coi là tác giả) trong tác phẩm Lão hạc có suy nghĩ như thế nào về cách nhìn nhận mọi người xung quanh? Từ đó em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân?

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bắn tiền, xấu xa, bỉ ổi...toàn nhưng có để cho ta tàn nhẫn, ko bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; ko bao giờ ta thương. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

Bài làm:

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.

=> Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu

3. Tìm và phân tích giá trị của các từ tượng hình tượng thanh trong các câu văn dưới đây:

· Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chỗ chồng nằm.

· Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

· Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

· Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Bài làm:

Tượng hình là: rón rén, sấn, lẻo khẻo, chỏng quèo

Tượng thanh là: soàn soạt, bịch, nham nhảm

Phân tích giá trị:

· rón rén: chỉ bước đi nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng người khác

· sấn: bước nhan hùng hổ cua nhân vật cai lệ

· lẻo khẻo: chỉ hình dạng người yếu

· chỏng quèo: là ngã dơ 2 tay chân lên trước

· soàn soạt: ăn nhanh (đang đói )

· bịch: mô tả âm thanh cú đấm nham nhảm: nói nhỏ

4. Tìm và phân biệt ý nghĩa của 3 từ tượng thanh tả tiếng cười.

Bài làm:

Ví dụ:

· Ha ha: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.

· Hi hi: từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.

· Hô hố: từ mô phỏng tiếng cười to, thô lỗ, gây cám giác khó chịu cho người khác

D. Hoạt động vận dụng

Viết bài văn ngắn khoảng 20 câu trình bày cảm nhận của em về người nông dân trong xã hội cũ sau khi học xong hai bài Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc. Phân tích tính liên kết giữa các đoạn trong bài văn em vừa tạo lập

Bài làm:

Từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước cách mạng tháng Tám, những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. Ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không văng bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng.

Không dừng ở đó, khi đến với lão Hạc, ta bắt gặp một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bòn vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhân cách thanh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

· Tính liên kết của bài văn:

o VD: Phương pháp liên kết (gạch chân): sử dụng phép lặp

Giải bài 4: Lão Hạc- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 24 trên đây đã được VnDoc hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 8. Chúc các bạn học tốt

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Lão Hạc VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Công nghệ 8 VNEN

    Xem thêm