Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 8 bài Ôn dịch thuốc lá VNEN

Soạn văn 8 VNEN bài 12: Ôn dịch thuốc lá được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp bạn nắm được về cấu trúc, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài, từ đó thuận tiện hơn trong quá trình soạn bài Ôn dịch, thuốc lá để chuẩn bị tốt cho bài học trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

A. Hoạt động khởi động

Trao đổi với bạn về 2 bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có người hút thuốc là hay không?

2. Theo em hút thuốc lá có hại như thế nào?

3. Em hãy nêu thông điệp được gợi ra từ hai bức tranh.

Bài làm:

1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có người hút thuốc lá.

2. Theo em hút thuốc lá có hại cho sức khỏe không chỉ bản thân người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh (ung thư phổi ,tim mạch, các bệnh về hô hấp,..)

3. Thông điệp được gợi ra từ hai bức tranh: Tránh xa thuốc lá để bảo vệ cuộc sống của tất cả chúng ta

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: Ôn dịch, thuốc lá

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ôn dịch, thuốc lá có tác dụng gì? Hãy nêu ý chính của văn bản.

Bài làm:

Ý nghĩa nhan đề: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).

Những ý chính văn bản:

  • Phần thứ nhất (từ đầu cho đến "nặng hơn cả AIDS"), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".
  • Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp): tác hại của thuốc lá
  • Phần 3 (còn lại): lời kêu gọi chống thuốc lá.

b. Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá có tác dụng gì trong lập luận?

Bài làm:

Tác dụng: Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.

c. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì cho thấy tác hại của việc hút thuốc lá?

Bài làm:

c. Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.

d. Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?

Bài làm:
  • Tác giả đưa ra giả định “Có người bảo: Tôi hút, tối bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại của thuốc lá không chi vói người hút mà với cả những người không hề hút.
  • Bằng những chứng cứ khoa học về tác hại của việc hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động, tác giả đã phủ nhận câu nói trên. Như vậy, ảnh hưởng của khói thuốc đối với người xung quanh rất lớn (những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới sinh non rất nguy hiểm). Chống hút thuốc lá không chỉ là đặt ra với người nghiện thuốc lá mà với cả những người không hút thuốc lá. Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng, của toàn xã hội.
  • Qua đó, tác giả cũng thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức.

e. Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?

Bài làm:
  • Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị nhằm mục đích:
    • Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở thành phố lớn nước ta cao ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ. Đây là điều không thể chấp nhận.
    • Thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
    • Thứ ba, so sánh với nước họ, chúng ta còn quá nhiều bệnh dịch cần phải thanh toán.

Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.

g. Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản

Bài làm:

Có thể nêu như sau: Mỗi người phải có ý thức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hạn chế và chống hút thuốc lá. Phải cùng nhau chống thuốc lá như chống nạn dịch nguy hiểm. Cùng nhau đứng lên chống lại nạn dịch này chính là cách mà bản thân chúng ta tự cứu lấy chính chúng ta

3. Tìm hiểu về câu ghép (tiếp theo)

4. Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới:

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

- Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới

- Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc

- Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay

Câu

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

Ý nghĩa vế 1

Ý nghĩa vế 2

Bài làm:

Câu

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

Ý nghĩa vế 1

Ý nghĩa vế 2

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

quan hệ nhân quả

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp => kết quả

tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.=> nguyên nhân

Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới

Điều kiện, giả thuyết

Nếu bạn học hành chăm chỉ=> điều kiện để xảy ra sự việc

thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới=> kết quả đạt được từ điều kiện vế trước

Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc

Quan hệ tương phản

Tuy trời rét mướt=>vế có từ tương phán ý nghĩa với vế sau

nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc=> vế có từ tương phán ý nghĩa với vế trước

Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay

Quan hệ tăng tiến

Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học

mà bạn ấy còn hát rất hay=> có ý nghĩa bổ sung thêm so với vế trước

b. Dựa vào những kiến thức đã học ờ các lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thê có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh hoạ.

Bài làm:

Có thế nêu thêm những quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép:

  • Điều kiện (giả thiết). Ví dụ: Nếu trời nắng chúng tôi sẽ đi bơi
  • Tương phản. Ví dụ: Chúng tôi đến chơi nhưng Lan không có nhà
  • Tăng tiến. Ví dụ: Không những học giỏi mà Hoa còn rất năng động trong công việc
  • Lựa chọn. Ví dụ: Anh đi hay anh ở lại?
  • Tiếp nối. Ví dụ: Mọi người đến đông đủ rồi chúng tôi bắt đầu công việc
  • Đồng thời. Ví dụ: Mặt trời mọc và sương tan dần.
  • Nhượng bộ. Ví dụ: Tuy tôi đã phân tích những lẽ phải nhưng nó vẫn bướng bỉnh không nghe lời.

c. Mối quan hề đó thường được đánh dấu bằng những dấu hiệu nào?

Bài làm:

Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoăc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong nhiều trường hợp là phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

4. Tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh.

a. Đọc hai câu văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:

(1) Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam

(2) Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức trị châu Bảo Lạc (Cao Bằng)

- Hai câu văn đều có từ gì ở thành phần vị ngữ? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?

- Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh

Bài làm:
  • Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ “là”. Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức cần thiết cho từ trước nó.
  • Vai trò đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh là giải thích vấn đề được nêu lên trước đó.

b. Đọc các câu văn, đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách gốc dừa già làm chõ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,......

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt cuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải........

Trong câu văn, đoạn văn tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh gì? Phương pháp ấy có tác dụng gì đối với việc trình bày tính chất của sự vật?

Bài làm:
  • Trong câu văn, đoạn văn tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh giải thích, liệt kê
  • Tác dụng: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.

c. Cho đoạn văn sau:

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( ở bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

Chỉ ra và nêu tác dụng của ví dụ ở trong đoạn văn trên đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc ở nơi công cộng. Phương pháp thuyết minh của đoạn văn trên là gì?

Bài làm:
  • Tác dụng: đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh chống việc sử dụng hút thuốc lá ở các nước phát triển.
  • Phương pháp thuyết minh: liệt kê, dùng số liệu

d. Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?

Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn. (Nói về cỏ)

Đoạn văn trên đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

Bài làm:
  • Đoạn văn trong sách giáo khoa đã cung cấp những số liệu về dưỡng khí và thán khí có trong không khí để làm nổi bật vai trò của cỏ và qua đó nói lên tầm quan trọng của việc trồng cây xanh trong thành phố (tạo khả năng hút thán khí, nhả ra dưỡng khí). Nếu không có số liệu, sẽ không thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố.
  • Phương pháp thuyết minh: dùng số liệu (con số).

e. Cho câu văn sau:

Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Cho biết tác dụng của phương pháp so sánh trong câu văn trên. Câu văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

Bài làm:
  • Tác dụng: Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.
  • Phương pháp thuyết minh: so sánh

g. Đối với những sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt, người ta chai ra từng bộ phận từng mặt để chứng minh. Hãy cho biết văn bản Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những phương diện nào? Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh gì?

Bài làm:

văn bản Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những phương diện: (văn hóa, xã hội, lịch sử,...)

  • Phong cảnh thiên nhiên.
  • Các công trình kiến trúc.
  • Các nhà vườn ở Huế.
  • Món ăn.
  • Tinh thần quật cường của nhân dân.

Phương pháp: phân tích, phân loại

h. Trả lời các câu hỏi sau:

Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải làm gì?

Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, người viết cần sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Bài làm:
  • Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
  • Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...

C. Hoạt động luyện tập

1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

(Nguyễn Đình Thi)

e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố)

Bài làm:

a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).

Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai “hôm nay tôi đi học”).

b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ “nếu” chỉ điều kiện, vế thứ hai chỉ kết quả “thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào”).

c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời. Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.

d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế thứ nhất có từ “tuy” tương phán ý nghĩa với vế thứ hai).

e) Đoạn trích có hai câu ghép.

Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp, tăng tiến qua từ “rồi”.

Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả.

2. Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

(a) Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.

(b). Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.

b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.

c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?

Bài làm:

3. Văn bản Ôn dịch thuốc lá đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?

Bài làm:
  • Các phương pháp được sử dụng trong bài viết: dùng số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu, phùn tích từng tác hại của thuốc lá. Trong bài viết này, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
  • Trong mỗi khía cạnh, mỗi mặt lại sử dụng những phương pháp khác nhau.
    • Đoạn 1 (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích.
    • Đoạn 2 (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu.
    • Đoạn 3 (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ.
    • Đoạn 4 (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn Giải bài 12: Ôn dịch thuốc lá - Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 84 cùng với lời hướng dẫn chi tiết dễ hiểu sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian giải bài và soạn bài. Mời các bạn tham khảo

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Ôn dịch thuốc lá VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm