Soạn văn 8 bài Chiếu dời đô VNEN

Soạn văn 8 VNEN bài 21: Chiếu dời đô do Lý Công Uẩn sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

1. Chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… của em về vị trí, vai trò của Thủ đô đối với một đất nước.

Bài làm:

Thủ đô là trung tâm hành chính quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Thủ đô là cũng là nơi toạ lạc của nhiều cơ quan nhà nước quan trọng.

Để trở thành thủ đô của một quốc gia, thành phố đó phải có điều kiện địa lí, vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mang bản sắc của đất nước.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Chiếu dời đô”

2. Tìm hiểu văn bản.

a) Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?

Bài làm:

Năm 1010, vua Lí Thái Tổ đã rời từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay). Đây là một sự kiện lịch sử mang tính trọng đại của dân tộc, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của triều đại phong kiến Việt Nam thời đó. Và nhà vua Lí Công Uẩn đã viết "Chiếu dời đô" để thông báo cho quân chúng được biết về sự việc dời đô đó.

b) Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc. Theo em, tác giả nêu lên dẫn chứng đó nhằm mục đích gì?

Bài làm:

Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc để tạo tiền đề, cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. Qua đó khẳng định rằng dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài. Trong mạch lập luận, dẫn việc dời đô của nhà Thương, Chu, Lí Công Uẩn đang chuẩn bị cho những lí lẽ sẽ thuyết trình ở phần sau.

c) Lí Công Uẩn đã chỉ ra những ưu thế nào của thành Đại La nếu được chọn là nơi đóng đô? Nhận xét về cách lập luận của tác giả và sức thuyết phục của văn bản.

Bài làm:

Những ưu thế của thành Đại La phù hợp cho việc đóng đô:

- Về địa lí: Đại La là "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

- Về giao thương: “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước", đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Cách lập luận của tác giả đầy sức thuyết phục khi phân tích luận cứ của mình trên nhiều mặt và đặc biệt là việc kết hợp giữa lí và tình.

- Về lí: Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất.

- Về tình: Bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

d) Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Bài làm:

Nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt bởi những lí do sau:

- Thứ nhất, việc dời đô không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của người đi trước mà còn là việc "tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau. Như vậy, quyết định dời đô thể hiện khát vọng mãnh liệt về một đất nước độc lập, thống nhất, phát triển giàu đẹp trong tương lai.

- Thứ hai, hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên đã phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Đến triều Lí dời đô từ nơi có núi non hiểm trở (thích hợp cho việc phòng thủ và chiến đấu) xuống vùng đồng bằng rộng lớn (khả năng phòng thủ thấp) chứng tỏ dân tộc đã có nội lực phát triển vững vàng, triều đại mạnh mẽ. Cho nên đây là biểu hiện của một khát vọng tự lực, tự cường, quyết tâm dựng nước đi liền với việc giữ nước hết sức cháy bỏng, mãnh liệt của dân tộc Đại Việt.

3. Tìm hiểu về câu phủ định

a) Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi:

(1) An đi đá bóng.

(2) An không đi đá bóng.

(3) An chẳng đi đá bóng.

(4) An chưa đi đá bóng.

- Câu 1 đưa ra thông tin gì?

- Các câu 2, 3, 4 đưa ra thông tin gì?

- Chỉ ra sự khác biệt về mặt hình thức giữa câu (1) và các câu còn lại.

Bài làm:

- Câu (1) đưa ra thông tin khẳng định việc An đi đá bóng.

- Các câu (2), (3), (4) phủ định thông tin An đi đá bóng.

- Về hình thức, các câu còn lại có chứa các từ phủ định: không, chẳng, chưa.

b) Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập

a) Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như:…………….

b) Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận…….sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc….. một ý kiến, một nhận định.

Bài làm:

Phiếu học tập

a) Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có) ...

b) Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định.

C. Hoạt động luyện tập

1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?

Bài làm:

Trong Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình không những không gây mâu thuẫn mà còn giúp cho bài chiếu càng tăng thêm sức thuyết phục. Quyết định dời đô là một quyết định trọng đại, mang tính bước ngoặt của cả một dân tộc. Vì vậy, việc nhà vua khi viết có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, đặc biệt việc kết thúc bài chiếu với câu hỏi: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" vừa có tính chất ban bố, lại vừa có tính chất đối thoại, thăm dò ý kiến của quần thần. Điều này xóa nhòa đi khoảng cách giữa bậc quân vương với bách gia trăm họ, dễ tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Từ đó mà vua – tôi dễ đồng lòng quyết tâm xây dựng đất nước thịnh vượng và vững mạnh, huy hoàng.

C. Hoạt động luyện tập

1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?

Bài làm:

Trong Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình không những không gây mâu thuẫn mà còn giúp cho bài chiếu càng tăng thêm sức thuyết phục. Quyết định dời đô là một quyết định trọng đại, mang tính bước ngoặt của cả một dân tộc. Vì vậy, việc nhà vua khi viết có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, đặc biệt việc kết thúc bài chiếu với câu hỏi: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" vừa có tính chất ban bố, lại vừa có tính chất đối thoại, thăm dò ý kiến của quần thần. Điều này xóa nhòa đi khoảng cách giữa bậc quân vương với bách gia trăm họ, dễ tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Từ đó mà vua – tôi dễ đồng lòng quyết tâm xây dựng đất nước thịnh vượng và vững mạnh, huy hoàng.

2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

(Thầy bói xem voi)

(1) Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định? Chỉ ra những từ ngũ phủ định đó.

(2) Mấy ông thầy bói xem voi đã sử dụng câu phủ định để làm gì?

Bài làm:

(1) Những câu có từ ngữ phủ định là:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn (Từ phủ định: Không phải)

- Đâu có! (Từ phủ định: đâu có)

(2) Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định - Đâu có! để phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.

Cả hai câu đều phủ định ý kiến, nhận định của người khác. Đây là những câu phủ định bác bỏ.

3. Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai? Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với từng câu và giải thích lí do.

Câu phủ định

Đúng

Sai

a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ.

Đ

S

b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu!

Đ

S

c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói.

Đ

S

d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng.

Đ

S

e) Tôi chưa bao giờ muốn nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn.

Đ

S

Bài làm:

Câu phủ định

Đúng

Sai

Giải thích

a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ.

Đ

S

Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất .

b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu!

Đ

S

Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất .

c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói.

Đ

S

Câu này biểu thị ý khẳng định vì có từ phủ định kết hợp với một từ phủ định (không phải là không)

d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng.

Đ

S

Câu này biểu thị ý khẳng định vì từ phủ định được kết hợp với một từ nghi vấn (ai chẳng).

e) Tôi chưa bao giờ nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn.

Đ

S

Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất

4. Có thể điền bất kì từ phủ định nào trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu sau được không? Tại sao?

a) Tôi … tiếp tục ngồi học được nữa nên đành đứng dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu những lo lắng về sức khỏe của mẹ.

b) Mai… thể vào nhà lúc này. Bạn ấy đã làm mất chìa khóa.

c) Dế Choắt … dậy được nữa. Nó đang nằm thoi thóp.

d) Thưa cô, em mệt nên … làm bài tập a!

Bài làm:

Không thể điền bất kì một từ phủ định trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu. Vì trong một số trường hợp câu sẽ vô nghĩa hoặc khiến nội dung thiếu logic.

Có thể điền vào chỗ trống như sau:

a) Tôi không tiếp tục ngồi học được nữa nên đành đứng dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu những lo lắng về sức khỏe của mẹ.

b) Mai không/chưa thể vào nhà lúc này. Bạn ấy đã làm mất chìa khóa.

c) Dế Choắt không dậy được nữa. Nó đang nằm thoi thóp.

d) Thưa cô, em mệt nên chưa làm bài tập ạ!

D. Hoạt động vận dụng

1. Trong giao tiếp, chúng ta thường gặp những câu nói không chứa dấu hiệu hình thức của câu phủ định nhưng lại biểu thị ý nghĩa phủ định.

Ví dụ: Cậu ta giỏi gì mà giỏi!

a) Hãy nêu một số ví dụ khác về loại câu này.

b) Chỉ ra ý nghĩa phủ định của các ví dụ đó.

c) Nhận xét về sắc thái biểu cảm thể hiện trong các ví dụ đã nêu.

Bài làm:

a) VD:- Cái áo này mà đẹp à?

- Cậu nghĩ tớ vui chắc?

- Làm gì có chuyện đó.

b) Ý nghĩa phủ định trong mỗi câu:

- Cái áo này không đẹp.

- Tớ không vui.

- Không có chuyện đó.

c) Sắc thái phủ định trong những câu đã nêu được nhấn mạnh hơn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tưởng tượng trong một giấc mơ, em được gặp vua Lí Công Uẩn. Hãy giới thiệu với nhà vua về Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Bài làm:

Trong giấc mơ buổi trưa hè hôm nay, em đã may mắn được gặp vua Lý Công Uẩn – người là tác giả của tác phẩm “Chiếu dời đô” em mới được học trên lớp. Được biết, vua Lý Công Uẩn, tức Lý Thái Tổ chính là người dời đô từ Hoa Lư về thành Thăng Long năm 1010, đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước đến ngày nay. Chính vì thế, khi gặp được ông, em đã hỏi thăm sức khỏe của ông và hao hức kể cho ông nghe về thủ đô Hà Nội ngày nay.

Trải qua hơn một ngàn năm tuổi, ngày nay, thủ đô Hà Nội được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước, là biểu tượng của mảnh đất hình chữ S thân yêu ngàn năm văn hiến.

Em đã kể với vua Lý Công Uẩn về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô, những nơi người ta sẽ nhắc tới đầu tiên khi nói về Hà Nội ngày nay. Đầu tiêu phải kể đến khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám với 82 tấm bia lưu danh các vị dỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779 tại Văn Miếu. Quốc Tử giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, là nơi dạy dỗ các hoàng tử, những người tài giỏi.

Tiếp đến là khu Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng từ thành Đại La cũ, ngày nay đã được khai quật và bảo tồn, trờ thành địa điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước.

Một địa danh vô cùng nổi tiếng mà em cũng đã giới thiệu với vua Lý Công Uẩn đó là hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm). Đây là công trình với quần thể kiến trúc bao gồm: đài Nghiên, tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và Tháp Rùa. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Long Quân thế kỉ XV. Nhờ có thanh gươm thần mà Lê Lợi đã dẹp tan quân Minh xâm lược.

Lăng Bác là một địa điểm nổi tiếng. Đây là nơi yên nghỉ của chủ tịch Hồ Chí Minh, người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong khuôn viên lăng Bác có bảo tang Hồ Chí Minh và chùa Một Cột luôn được bảo vệ nghiêm ngặt.

Sau đó, em có kể cho vua nghe về tình hình kinh tế hiện nay của thủ đô với nên kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, các khu đô thị phát triển vượt bậc so với trước đây. Thủ đô Hà Nội luôn vươn lên phát triển về mọi mặt. Qua đó, em cũng đã gửi lời cám ơn tới vua Lý Công Uẩn đã là người có tầm nhìn chiến lược, sự lựa chọn Thăng Long là thủ đô Hà Nội ngày nay vô cùng đúng đắn.

Cuối cuộc trò chuyện, vua Lý bày tỏ sự vui mừng về sự phát triển của thủ đô ngày nay. Ông không quên dặn dò em – đại diện cho thế hệ tương lai của đất nước hãy cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để chung tay xây dựng thủ đô Hà Nội và đóng góp cho đất nước.

Soạn văn bài: Chiếu dời đô - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 2 trang 30. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Với cách trả lời chi tiết các câu hỏi nằm trong soạn bài văn Chiếu dời đô giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức rút ngắn thời gian soạn bài. Mời các bạn tham khảo để chuẩn bị tốt cho soạn bài sắp tới

............................................

Ngoài Soạn văn 8 bài Chiếu dời đô VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
1 1.671
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm