Soạn văn 8 bài Đập đá ở Côn Lôn - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác VNEN

Soạn văn 8 VNEN bài Đập đá ở Côn Lôn - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác VNEN được VnDoc sưu tầm, hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo

A. Hoạt động khởi động

1. Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

- Vẫn là hào kiêt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

- Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho nở núi non

a. Theo em tác giả viết những câu thơ này trong hoàn cảnh nào?

b. Nhận xét về thái độ của các tác giả trong hoàn cảnh ấy

Bài làm:

a). Tác giả viết câu thơ trên khi ông bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn Đảo, được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.

b). Thái độ của tác giả được thể hiện qua câu thơ là một người có khí phách hiên ngang, kiêu hãnh,mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường, coi việc ở tù chỉ là chỗ nghỉ chân tạm thời trên con đường cách mạng đầy khó khăn

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Đập đá ở Côn Lôn

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Xác định thể loại của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Cần đọc bài thơ này với giọng điệu như thế nào

b. Công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)

c. Bốn câu thơ đầu gợi lên những lớp ý nghĩa nào? Phân tích giọng điệu, hình ảnh trong bốn câu đầu để thấy được tâm tư, khí phách của tác giả.

d. Bốn câu thơ cuối âm t bộc lộ cảm xúc suy nghĩ gì? Em hãy chỉ ra cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả?

Bài làm:

a.

  • Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật
  • Cần bài thơ với giọng điệu hào hùng, khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ

b.

  • Không gian: Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…
  • Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt
  • Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.

c.

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Bốn câu thơ có 2 tầng nghĩa:

  • Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
  • Tầng nghĩa thứ hai (Lớp nghĩa tưởng tượng): quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.

Nghệ thuật: Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mền "bạch diện thư sinh" ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.

Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống.

=> Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.

d. Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.

  • Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.
  • Hai câu thơ kết thể hiện ý chí sắt đá của người chí sĩ. “Gian nan chi kể việc cỏn con” ngầm ví sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra để làm cho người chí sĩ sờn lòng nản chí chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là những việc c tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.

==> Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

3. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu:

a. Trao đổi với bạn và hoàn thành phiếu học tập sau:

Ví dụ

Lỗi về dấu câu

1. Tác phẩm "Lão Hạc" làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão hạc

2. Thời còn trẻ, học ở trường này ông là học sinh xuất sắc nhất

3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.

4. Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này

Bài làm:

Ví dụ

Lỗi về dấu câu

1. Tác phẩm lão hạc làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc

Cần có dấu chấm ở sau từ “động” để tách câu: Tác phẩm lão hạc làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc

2. Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất

Lỗi ở dấu " ." ở giữa 2 câu. Sửa như sau: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất

3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.

Lỗi thiếu dấu phẩy, sửa như sau: Cam, quýt, bưởi xoài là đặc sản của vùng này.

4. Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.

Lỗi dấu “?”, ”.” ở cuối mỗi câu, sửa như sau: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này!

b. Những lỗi thường gặp về dấu câu là gì?

Bài làm:

Những lỗi thường gặp khi viết là:

  • Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
  • Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
  • Thiếu dầu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
  • Lẫn lộn công dụng của dấu câu

4. Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

Đề bài: "Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"

a. Đọc kĩ bài thơ Đập đá ở Côn Luôn rồi trả lời các câu sau:

(1) Bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ(tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc hay không? Có thể tùy ý thêm bớt được hay không?

(2) Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ

(3) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng

(4) Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc

(5) Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bày ngắt nhịp như thế nào

Bài làm:

(1)

  • Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng).
  • Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.

(2) Tiếng bằng, tiếng trắc:

Làm trai dứng giữa đất Côn Lôn, (B-B-T-T-T-B-B)

Lừng lẫy làm cho lở núi non. (B-T-B-B-T-T-B)

Xách búa đánh tan năm bảy đống, (T - T - T - B - B - T - T)

Ra tay đập bể mấy trăm hòn. (B-B-T-T-T-B-B)

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, (T-B-B-T-B-B-T)

Mưa nắng càng bền dạ sắt son. (B-T-B-B-T-T-B)

Những kẻ vá trời khi lỡ bước, (T-T-T-B-B-T-T)

Gian nan chi kể việc con con. (B- B - B - T - T - B - B)

(3) Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.

(4) Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng: 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.

(5) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3

b. Lập dàn bài đề bài: "Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"

Bài làm:

Tham khảo:

1. Mở bài: giới thiệu về thể thơ thất bát cú

  • Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.
  • Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

2. Thân bài:

Giới thiệu xuất xứ của thể thơ:

  • Xuất hiện từ đời Đường, Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu

Nêu đặc điểm của thể thơ:

Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

  • Bài thơ gồm bôn phần đề - thực - luận - kết.
  • Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
  • Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
  • Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
  • Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. + Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1-2-4 — 6 — 8 và là vần bằng.
  • Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.
  • Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

Ưu - nhược điểm:

  • Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa

3. Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ này.

c. Trả lời câu hỏi:

(1) Muốn thuyết minh một thể loại văn họa, trước hết em phải làm gì?

(2) Khi nêu đặc điểm của thể loại, phải chú ý điều gì?

Bài làm:
  1. Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
  2. Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

3. Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít () tỏ ra dáng bộ vui mừng ()

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ()

Cái Tí () thằng Dần cũng vỗ tay reo ()

() A () Thầy đã về () Thầy đã về ()...

Mặc kệ chúng nó () anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa () nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm () Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản () anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách ()

Ngoài đình () mõ đập chan chát () trống cái đánh thùng thùng () tù và thổi như ếch kêu ()

Chị Dậu ôm con ngồi bên phản () sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi ()

() Thế nào () Thầy em có mệt lắm không () Sao chậm về thế () Trán đã nóng lên đây mà ()”

(Theo Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Bài làm:

Có thể sửa như sau:

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.)

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)

Cái Tí (,) thằng Dần cũng vỗ tay reo (.)

(-) A (!) Thầy đã về (!) Thầy đã về (.)...

Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (,) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách (.)

Ngoài đình (,) mõ đập chan chát (,) trống cái đánh thùng thùng (,) tù và thổi như ếch kêu (.)

Chị Dậu ôm con ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (:)

(-) Thế nào (?) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã nóng lênđây mà (!)”

(Theo Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Giải bài 15: Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 102. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi, cách giải chi tiết giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức môn Văn 8. Mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn văn 8 bài Đập đá ở Côn Lôn - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
5 1.572
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm