Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 8 bài Câu ghép VNEN

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Soạn Văn 8 VNEN bài 11: Câu ghép. Bài soạn Văn này sẽ giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về câu ghép, cách nối các vế câu với nhau trong đoạn văn bản để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

1. Trò chơi: Nếu .... thì....

2. Trả lời câu hỏi sau:

Em có nhận xét gì về cấu tạo của các câu vừa được tạo lập?

Bài làm:

1. Trả lời: VD:

Nếu tôi đạt điểm cao thì ba mẹ sẽ dành cho tôi một phần thưởng đặc biệt

Nếu tôi ham chơi không học bài thì tôi sẽ bị điểm thấp.

2. Nhận xét: Câu vừa tạo lập có cấu tạo gồm hai hay nhiều cụm C-V tạo thành

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về câu ghép

2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài dường rụng nhiều và trên không cố những đám mây hàng hạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ẩy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mủn cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ỷ tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên ỳ ấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên di đến trường, lòng tôi lại tưng hừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con dường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

(1). Tìm các cụm C - V trong những câu in đậm.

(2). Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C - V.

(3). Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu

Kiểu cấu tạo câu

Câu cụ thể

Câu có một cụm C-V

Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V

Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn

Các cụm C-V không bao chứa lẫn nhau

Bài làm:

(1) +(2). Tìm và phân tích cấu tạo những câu có cụm C-V (dấu / thể hiện ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu)

  • Cụm C-V lớn: Tôi/quên thế nào được…
  • Cụm C-V nhỏ: Những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi (như) mấy cành hoa tươi/mỉm cười giữa bầu tời…

=> Đây là câu có cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C - V lớn. Trong đó, cụm C - V thứ nhất là cụm C - V lớn, hai cụm C - V sau là cụm C - V nhỏ.

  • Buổi mai hôm ấy, một buổi mai // đầy sương thu, mẹ tôi // âu yếm dẫn tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp
  • Cảnh vật chung quanh tôi// đều thay đổi, (vì chính) lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn: (hôm nay) tôi/ đi học

(3)

Kiểu cấu tạo câu

Câu cụ thể

Câu có một cụm C-V

Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V

Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Các cụm C-V không bao chứa lẫn nhau

Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

b. Hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?

Bài làm:

b. Cả ba câu đều là câu ghép

c. Chọn các từ ngữ trong (câu đơn, câu ghép, không bao chứa nhau, câu đặc biệt, vế câu) điền vào chỗ trống? cho thích hợp

.................là những câu do hai hoặc nhiểu cụm C-V.................. tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một .......................

Bài làm:

Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu

a. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục 1

b. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

c. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép

Bài làm:

a+b) Các câu ghép có ở đoạn trích ngoài ba câu đã phân tích:

  • Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (Câu này không dùng từ nối, giữa các vế có dấu phẩy)
  • Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.” (Câu ghép các vế nối nhau bằng quan hệ từ vì)
  • Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (Không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng: nhưng .......lại)

c) Ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.

  • Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, mà, còn, song, nhưng, chứ... Ví dụ: Tôi thì thấp song anh trai tôi thì cao
  • Nối bằng cặp quan hệ từ: vì... nên, bởi... nên, tại... nên, do... nên, nếu... thì, giá... mà, tuy... nhưng, chẳng những... mà còn... Ví dụ: Vì trời mưa nên tôi không đi chơi được
  • Không dùng từ nối, giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. Ví dụ: Trời tối sầm lại, gió bắt đầu nổi lên, mưa nặng hạt dần.

3. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

a. Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:

  1. Cây dừa Bình Định
  2. Tại sao lá cây có màu xanh lục
  3. Huế

Câu hỏi:

  • Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
  • Em thường gặp các văn bản đó ở đâu?
Bài làm:

Nội dung của các văn bản:

  • Văn bản Cây dừa Bình Định: Trình bày sự gắn bó của cây dừa đối với người dân Bình Định trong cuộc sống về tất cả mọi mặt, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Sự cống hiến tất cả của dừa cho con người.
  • Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục: giải thích lá cây lại có màu xanh lục là do chất diệp lục trong lá.
  • Văn bản Huế: giới thiệu về Huế từ cảnh sắc thiên nhiên, sông núi hữu tình, đến các công trình kiến trúc, từ những mảnh nhà vườn xinh đẹp cho đến những món ăn rất riêng mà chỉ Huế mới có và cả truyền thống anh dũng quật cường của người dân Huế.

Những văn bản này là những văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

b. Trao đổi về đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

  • Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào?
  • Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
  • Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
  • Chọn các từ ngữ trong ngoặc (hấp dẫn, chính xác, đúng đắn, thuyết minh, tự sự, xác thực, trình bày, giới thiệu, giải thích, kiến thức, thông tin) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thông tin trong bảng dưới đây:
    • Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp.............về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức.....
    • Tri thức trong văn bản.................. đòi hỏi khách quan............. hữu ích cho con người
    • Văn bản thuyết minh cần được trình bày............., rõ ràng chặt chẽ và.............
Bài làm:
  • Các văn bản trên có những đặc điểm chung để làm chúng trở thành một kiểu riêng là: khách quan, đánh giá chân thực,,…
  • Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức là trình bày đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
  • Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm có tính khoa học.
  • Điền như sau:
    • Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
    • Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, hữu ích đối với con người.
    • Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng chặt chẽ và hấp dẫn

C. Hoạt động luyện tập

1. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

a. Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

c) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

2. Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.

a) vì... nên... (hoặc hởi vì... cho nên...; sở dĩ... là vì...)

b) nếu... thì ... (hoặc hễ... thì ...;giá... thì ...)

c) tuy... nhưng... (hoặc mặc dù... nhưng...)

d) không những... mà... (hoặc không chỉ... mà...; chẳng những... mà...)

Bài làm:

Đặt câu:

a. Vì trời mưa nên tôi đi học muộn

b. Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi dã ngoại.

c. Tuy gia đình khó khăn nhưng Nam vẫn cố gắng học tập tốt

d. Ngọc không những học giỏi mà bạn còn năng nổ trong các hoạt động đoàn đội.

3. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:

a) ...vừa... đã... (hoặc... mới... đã...; ... chưa... đã...)

b) ... đâu... đấy... (hoặc... nào... nấy...; ... sao... vậy...)

c) ... càng ... càng.

Bài làm:

VD: Đặt câu:

  • Mẹ em vừa đi làm về đã tất bật, vất vả chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình
  • Tôi mới chợp mắt trời thì trời đã sáng
  • Mẹ đi đâu, nó theo đấy
  • Càng lớn nó càng bướng bỉnh

4. Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?

KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833 - 1835)

Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]

Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

(Lịch sử 7)

CON GIUN ĐẤT

Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.

Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.

Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.

(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)

Bài làm:

Hai văn bản: Khởi nghĩa Nông Văn Vân và Con giun đất đều là những văn bản thuyết minh vì:

  • Hai văn bản đều có tính chất khách quan
  • Đều có mục đích là truyền đạt thông tin khoa học về lịch sử, sinh vật
  • Đều có tính chất trình bày, giới thiệu, giải thích.

5. Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?

Bài làm:
Đó là bài văn nghị luận nói về việc bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông đang được sử dụng trong đời sống. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản, tác giả làm cho những kiến nghị mà văn bản đề xuất tăng thêm tính thuyết phục, mọi người hãy hành động giảm thiểu tối đa việc sử dụng bao ni lông để bảo vệ môi trường.

D. Hoạt động vận dụng

1. Từ những hiểu biết về văn thuyết minh, em hãy giới thiệu với bạn bè về một loài cây hoặc một món ăn nổi tiếng của quê hương em

Bài làm:

Tham khảo:

Trên khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu, miền quê nào cũng có những đặc sản của riêng mình. Nếu như người Hà Nội tự hào về món phở đậm đà, người Ninh Bình tự hào về cơm cháy giòn bùi, xứ Bến Tre tự hào những chiếc kẹo dừa dẻo thơm thì tôi lại tự hào về thứ đặc sản quê mình, thứ mà người ta gọi là kẹo Sìu Châu Nam Định ngọt bùi. Cách làm kẹo tuy đơn giản mà chứa đựng bao điều thú vị.

Kẹo lạc Sìu Châu là đặc sản của đất thành Nam. Nói về nguồn gốc kẹo, có rất nhiều nguồn tin khác nhau nhưng đáng tin cậy nhất là do cụ Đỗ Phúc Nhật (quê ở Hưng Yên sang lập nghiệp ở Nam Định) làm. Đến năm 1880, khi xây cửa hiệu thành nhà hai tầng, cụ đặt tên hiệu là Nguyên Hương với ý giữ gìn được hương vị gốc. Nhưng cái tên “kẹo Sìu” đã thành quên và chỉ có một nên chỉ cần nói “kẹo Sìu” không người ta cũng biết đó là kẹo Sìu Châu Nam Định.

Để làm ra kẹo lạc Sìu Châu, người nghệ nhân không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chỉ những người có tay nghề mới có thể làm ra chiếc kẹo đúng hương vị. Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu gồm nhân lạc, vừng, đường, mạch nha, bột nếp. Lạc còn mới, được lựa chọn rất kỹ càng, chỉ chọn những hạt chắc, mẩy và bùi, tránh những hạt thối, mốc...Mạch nha một trong nguyên liệu không thể thiếu để làm kẹo lạc. Mạch nha được làm từ cháo gạo, ngô, lúa mỳ, sắn… kết hợp với bột mầm gạo (cốc nha), mầm mạch (mạch nha).

Nguyên liệu chuẩn bị xong sẽ được sơ chế. Lạc cho lên rang đến chín vừa, ủ cho giòn bùi rồi sát vỏ, giã nhỏ ra. Vừng rang vàng. Sau đó bắt đầu làm kẹo. Đường đem đi đun đến khi tan chảy hoàn toàn, khi đun canh lửa và đảo liên tục để đường không bị cháy đắng. Thả vài giọt đường vào cốc nước, nếu đường đông cứng ngay lại, không bị tan là lúc đường đã đạt yêu cầu. Lúc này hãy nhanh tay cho mạch nha vào, đảo đều đến khi mạch nha và đường hòa quyện, sánh vào nhau. Cho đường vào chảo hoặc nồi có đáy dày và rộng, đun đường trên lửa nhỏ. Tắt bếp, cho lạc và 4/5 số vừng vào, đảo đều. Kế tiếp, đổ hỗn hợp trên ra phản gỗ, mâm có tráng mỡ hoặc bột nếp rang rồi dàn mỏng và phẳng, rắc nốt số vừng còn lại.

Cuối cùng là công đoạn cắt nhỏ thành từng chiếc kẹo. Kẹo lạc rất nhanh cứng vì vậy sau khi dàn khoảng 5 phút thì nhân lúc kẹo vẫn còn độ dẻo phải dùng dao sắc và nặng, nhanh tay cắt kẹo thành hình mong muốn. 1 tay giữ cán dao, tay kia ấn mạnh và dứt khoát vào đầu dao để cắt. Những chiếc kẹo ngọt ngọt vị đường lẫn mạch nha, bùi thơm vị lạc và vừng đã được hoàn thành. Ta hoàn toàn có thể tự làm ngay tại nhà của mình.

Kẹo lạc Sìu Châu là đặc sản của thành Nam từ bao đời nay. Đó là món kẹo dân dã, bình dị thường được nhiều thế hệ yêu thích. Bạn bè quốc tế đến với Việt Nam cũng rất yêu thích hương vị của loại kẹo đặc biệt này. Thanh kẹo giòn tan, không dính răng, có vị bùi béo và thơm của lạc, vừng với độ ngọt thanh vừa phải là thứ đồ ăn vặt tuyệt vời; nhất là khi nhâm nhi cùng tách trà nóng trong tiết trời mùa đông giá lạnh. Đặc biệt là khi cả nhà, các thế hệ cùng quây quần bên nhau, làm kẹo lạc thật vui và thú vị. Mỗi lần về Nam Định, mua kẹo lạc Sìu Châu về làm quà, bạn bè, người thân ai cũng thích. Kẹo lạc là món quà gợi nhắc về quê hương Nam Định, về nét văn hóa của người Việt. Ẩn trong vị ngọt vị thơm là cả tâm hồn quê hương.

Kẹo lạc Sìu Châu là niềm tự hào của quê hương tôi, niềm tự hào của thành phố nhỏ bé trên dải đất hình chữ S thân yêu. Hương vị của kẹo Sìu Châu cũng là hương vị ngọt ngào đồng hành cùng bao thế hệ người, là hương vị mà mỗi khi xa quê, người ta da diết nhớ về - hương vị của quê nhà Nam Định yêu thương.

2. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép):

a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông

b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.

Bài làm:

Bài làm tham khảo về thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông:

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.

  • Câu ghép trong đoạn văn trên: Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. (câu ghép có cặp quan hệ từ nếu... thì)

Bài tham khảo về tác dụng của việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn:

Viết văn mà không lập dàn ý giống như người bị mất phương hướng ở trong rừng. Dàn ý không chỉ giúp bài văn sáng sủa mạch lạc lập luận chặt chẽ mà còn có hệ thống ý đầy đủ, cân đối toàn diện. Lập dàn ý giúp ta sắp xếp, chỉnh sửa được các ý sẽ đưa vào bài. Dàn ý còn góp cho chúng ta tránh được tình trạng đầu voi đuôi chuột, hoặc lan man xa đề những căn bệnh phổ biến trong làm văn. Ngoài ra, nó còn giúp ta sắp xếp được bố cục bài viết theo một thứ tự. Nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. Vì vậy, việc lập dàn ý khi làm một bài tập làm văn là thực sự quan trọng.

  • Câu ghép trong đoạn văn trên:
    • Dàn ý không chỉ giúp bài văn sáng sủa mạch lạc lập luận chặt chẽ mà còn có hệ thống ý đầy đủ, cân đối toàn diện. (câu ghép có cặp quan hệ từ không chỉ... mà còn)
    • Nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. (câu ghép có cặp quan hệ từ nếu... thì)
Giải bài 11: Câu ghép- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 78. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, với hướng dẫn chi tiết dễ hiểu hy vọng các bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài để chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Câu ghép VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Công nghệ 8 VNEN

    Xem thêm