Soạn Văn 8 bài Chương trình địa phương VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 14: Chương trình địa phương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động hình thành kiến thức

Đọc diễn cảm một đoạn thơ/ đoạn văn/ bài ca dao về địa phương em và nêu một vài nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn thơ/ đoạn văn/ bài ca dao đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Chương trình địa phương

a. Lập danh sách những nhà văn, nhà thơ ở thành phố/ tỉnh nơi em đang sinh sống theo mẫu sau:

Địa phương:...............................

STT

Họ và tên

Bút danh

Năm sinh

Năm mất

Tác phẩm chính

1

VD: Nguyễn Công Trí

Hàn Mặc Tử

1912

1940

Đây thôn vĩ dạ, Bến lên, Tình quê, Mùa xuâ chín, Đêm xuân cầu nguyện, Trường tương tư

Bài làm:

Địa phương: Nam Định

STT

Họ và tên

Bút danh

Năm sinh

Năm mất

Tác phẩm chính

1

VD: Nguyễn Công Trí

Hàn Mặc Tử

1912

1940

Đây thôn vĩ dạ, Bến lên, Tình quê, Mùa xuân chín, Đêm xuân cầu nguyện, Trường tương tư

2

Nguyễn Hoàng Ca

Nguyễn Ngọc Tấn

1928

1968

Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), “Người mẹ cầm súng”, “Những sự tích ở đất thép”, “Mẹ vắng nhà”, “Những đứa con trong gia đình”,…

3

Nguyễn Trọng Bính

Nguyễn Bính

1918

Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940), Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940), Hương Cố Nhân….

b. Chép lại một đoạn thơ/ đoạn văn viết về quê hương giới thiệu tóm tắt về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)

Bài làm:

c.

Em ơi! Em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

Mẹ già một nắng hai sương

Chị đi một bước trăm đường xót xa

Cậy em, em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

(Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính)

Tác giả, tác phẩm

  • Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.
  • Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến
  • Năm 1954, khi Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.
  • Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn);
  • Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị
  • Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị.

Tác phẩm:

Gần 80 năm trôi qua, tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Bính và giá trị của tập “Lỡ bước sang ngang” vẫn được nhiều thế hệ độc giả yêu mến đón nhận.

Có lẽ một phần lớn bắt nguồn từ câu chuyện xúc động về cuộc đời của người con gái trong tập thơ. Cô bị mẹ cha bán gả cho người mà mình không yêu, phải lên xe hoa từ năm mười bảy tuổi. Bỏ lại sau lưng mối tình đầu vừa chớm nở, bỏ lại vườn dâu, bỏ lại mẹ già, người con gái ấy đi một chuyến đi định mệnh "Rồi đây sóng gió ngang sông/Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ".

Đấy là câu chuyện riêng của người con gái - nhân vật chị trong bài thơ Lỡ bước sang ngang – nhưng cũng đồng thời là câu chuyện chung của hàng vạn, hàng triệu người con gái khác sống dưới chế độ gia đình phong kiến, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tam tòng tứ đức. Lễ giáo phong kiến đã đè nặng lên thân phận họ, đè nặng lên những kiếp người. Suốt cả đêm dài lịch sử, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn khát khao được giải phóng khỏi tình trạng đó.

2. Tìm hiểu dấu ngoặc kép

a. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong các đoạn trích dưới đây:

(1) Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!." Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. "

(2) Hàng loạt vở kịch như "tay người đàn bà", "giác ngộ"," bên kia sông đuống" ra đời.

Bài làm:

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

(1) Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của mọi người

(2) Đánh dấu tên các vở kịch

b. Chỉ ra ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

(1) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

(2) Có người cho rằng: Bài toán dân số........... "sáng mắt ra"...

Bài làm:

(1) Ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong đoạn văn: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt mang hàm ý mỉa mai

(2) Ý nghĩa của dấu ngoặc kép trong đoạn văn: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt thể hiện sự giác ngộ, thông suốt

c. Điền các từ ngữ trực tiếp, đặc biệt, được dẫn vào đoạn dưới đây:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn.....................; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa.........................có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san.............

Bài làm:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng

a. Lập dàn ý cho một trong hai văn thuyết minh

Đề 1: Thuyết minh về cái phích nước

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy

Bài làm:

Đề 1 tham khảo: Thuyết minh cái phích nước

Đề 2 tham khảo: Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây bút máy

2. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong các đoạn trích sau:

a. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu .............. Chỉ trong vài năm chiến dịch chống thuốc lá nàu dã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: ''Một châu Âu ko còn thuốc lá''

b, có ý kiến cho rằng: ''Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc biệt của làng cảnh Việt Nam''. Điều đó thể hiện rất rõ qua những sáng tác về thiên nhiên, nhất là qua chùm thơ: ''Thu vịnh '' , ''Thu điếu'', ''Thu ẩm''.

Bài làm:

a) Tác dụng:

Dấu ngoặc đơn: Dùng để dánh dấu phần bổ sung.

Dấu hai chấm: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).

Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

b) Dấu hai chấm:

Thứ nhất: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).

Thứ hai: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

Dấu ngoặc kép:

Thứ nhất: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Thứ hai: Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

3. Đặt câu về các sản phẩm của một nhà văn địa phương trong danh sách em đã sưu tầm được trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép

Bài làm:

Đặt câu:

"Tắt đèn" là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố đã tố cáo vạch trần hiện thực xã hội áp bức tàn khốc lúc bấy giờ

Hàng loạt tác phẩm như "Bỉ vỏ", "Những ngày thơ ấu", "Trời xanh",... đã làm nên tên tuổi của Nguyên Hồng

"Lão Hạc" là tác phẩm có khả năng cuốn hút người đọc, nghe của Nam Cao

D. Hoạt động vận dụng

Viết bài tập làm văn số 3

Chọn 1 trong các đề văn sau để làm bài văn thuyết minh (làm tại lớp)

Đề 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

Đề 2: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

Đề 3: Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích

Bài làm:

Tham khảo:

Đề 1: Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về áo dài Việt Nam

Đề 2: Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt

Đề 3:

Bài làm:

Trong đời sống học tập hàng ngày có vô số những dụng cụ đã gắn bó với chúng ta thậm chí nó còn trở thành những người bạn đồng hành không thể thiếu. Song được nhiều bạn nhỏ yêu mến nhất, cũng gắn bó với ta nhiều nhất từ lúc mới tập viết chữ đến khi trưởng thành có lẽ chính là cây bút chì thân yêu.

Nhắc đến bút chì chắc không ai còn xa lạ nữa. Nó đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống mỗi người. Từ thưở khai sinh ra chữ viết ông cha ta đã biết dùng mực tàu, dùng than nghiền nát trộn lẫn nước để tạo nên nét chữ.

Và đến hôm nay khi nhân loại đổi thay hàng loạt những phát minh hiện đại ra đời thì bút chì vẫn là một vật dụng không thể thay thế thậm chí nó còn được kế thừa và cải biến đi cho phù hợp hơn với đời sống.

Ngày xưa khi còn đi học chắc ai cũng đã từng cầm chiếc bút chì trên tay, vỏ gỗ to thô sơ vẫn chưa được bào mòn bên trong là ruột than nhỏ. Cây bút chì nếu không được biết trước chúng ta còn tưởng nó là một cây gỗ nào đó. Mỗi lần dùng hết chì lại phải dùng dao để gọt cho đầu chì hiện ra để viết tiếp.

Trải qua bao nhiêu năm bao nhiêu thế hệ học trò qua đi chiếc bút chì đã có những cải biến nhất định về hình dáng cũng như cách sử dụng vừa giúp học sinh tiết kiệm thời gian lại vừa sạch sẽ và không mất nhiều công sức. Vẫn là những chiếc vỏ gỗ dài khoảng 15 -20cm bút chì đã được tạo hình rất đẹp mắt, thon gọn. Cầm vô cùng chắc tay, và đi liền với nó không còn phải dùng dao vót chì nữa mà đã có cả một dụng cụ chuyên dụng để gọt chì.

Hiện nay cũng có rất nhiều loại bút chì hiện đại ra đời như bút chì kim, bút chì bấm… với những chất liệu khác nhau như kim loại, nhựa…. tuy nhiên dù có đổi thay như thế nào thì nó cũng không biến đổi về kĩ thuật.

Những nét bút chì gắn bó với chúng ta từ thưở mẹ mới cầm tay tập viết những nét bút chì đậm nhạt, nét vuông nét tròn đã gắn liền với cả tuổi thơ của chúng ta. Không giống với những chiếc bút bi viết xong không thể xóa đi, những nét bút từ chiếc bút chì bạn có thể xóa đi một cách dễ dàng. Chính vì vậy mà những đứa trẻ khi mới tập viết hoặc bắt đầu học chữ đều sử dụng loại bút hữu dụng này. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ dùng nó khi đã học xong chữ viết thành thao rồi thôi mà nó còn găn bó với bạn trong rất nhiều những nấc thang quan trọng của cuộc đời. Cuộc thi đại học cam go với những bài trắc nghiệm cần tô tròn đều phụ thuộc chủ yếu vào nét bút chì nó giúp bạn chinh phục cả một đỉnh vinh quang trong cuộc đời mỗi người.

Rồi khi lớn nên có thể bạn theo nghiệp cầm phấn, có thể trở thành một kĩ sư xây dựng hay một họa sĩ thì việc gắn bó với cây bút chì càng trở nên gần gũi và thân thuộc hơn. Bạn có biết những ngôi nhà cao tầng kia xuất phát từ đâu không? Bạn có biết những bức tranh những tác phẩm kiệt xuất giá hàng triệu đô la xuất phát từ đâu không? Nó cũng được phác thảo nên từ chính những mẩu bút chì thân quen và giản dị. Hiện nay trên thị trường các nhà sản xuất đã in dấu đậm nhạt phân chia theo từng loại bút với những công dụng khác nhau cho người dùng thoải mái lựa chọn. Đó là loại bút chì 1B, bút chì 2B, bút chì 3B….Ngoài ra nó còn là những món quà ý nghĩa để chúng ta dành tặng cho bạn bè, tuy không phải quý giá về vật chất song nó mang ý nghĩa tinh thần lớn lao. Gửi gắm những tâm tư, nỗi niềm những mong mỏi của người tặng dành cho người nhận. Từ cây viết này sẽ có thêm thật nhiều thật nhiều những giá trị vật chất tinh thần được tạo nên để làm đẹp cho đời.

Giá thành của những chiếc bút chì này rất rẻ thậm chí nó còn được sử dụng trong một thời gian rất dài và rất bền. Thế nhưng dường như có những bạn trẻ lại không biết nâng niu quý trọng nó. Thường bẻ gãy hoặc dùng một lần rồi vứt đi một cách vội vàng. Tại sao chúng ta lại không biết trân trọng nó? Trân trọng những thứ đã gắn với cả một tuổi thơ đầy biến động của mỗi người?

Chiếc bút chì - tôi nghĩ rằng dù có là bây giờ thậm chí là đến vài chục năm nữa thì nó vẫn sẽ là một trong những dụng cụ không thể thiếu đối với bất kì thế hệ học sinh nào. Chính từ những nét vẽ đơn sơ nguệch ngoạc này sẽ là sự khởi nguồn, nền móng của một nền tảng tri thức và những giá trị tinh thần bất diệt

Giải bài 14: Chương trình địa phương- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 99. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, hy vọng với lời giải chi tiết này sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian giải bài và soạn bài. Mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Chương trình địa phương VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
2 1.531
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm