Soạn Văn 8 bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 10: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 được VnDoc sưu tầm và đăng tải bài soạn văn này giúp các bạn học sinh nắm được bố cục, nội dung và nghệ thuật của bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 để chuẩn bị tốt cho bài học trên lớp. Mời các bạn tham khảo

A. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Theo em ngày trái đất được tôt chức hằng năm nhằm mục đích gì? Nêu một số chủ đề của ngày trái đất.

Bài làm:

Mục đích: bảo vệ môi trường như: tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Một số chủ đề:

  • Nói không với rác thải nhựa (2018)
  • Cùng tham gia, cùng hành động vì nguồn nước sạch Việt Nam (2017)
  • Chiến dịch giờ trái đất (2016) "Hành động nhỏ ý nghĩa lớn"

2. Hãy đọc và bình luận về những thông tin sau:

  • Mỗi năm nước Mĩ tiêu tốn 12 triệu thùng dầu thô sản xuất khoảng 100 tỉ túi ni lông
  • Ước tính trung bình mỗi túi ni lông cần 500 năm để phân hủy hoàn toàn
  • Bình quân mỗi năm 1 người ai-len sử dụng 328 túi ni lông con số này ở úc là 250 tui /người/ nam và ở xcot -lên là 153 tui /người/nam.
Bài làm:

Việc sử dụng bao ni-lông bừa bãi và quá nhiều đã ảnh hưởng nguy hiểm đến môi trường sống của trái đất nói chung và con người ta nói riêng

B. Hoạt động hinh thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Xác định bố cục văn bản

Bài làm:

Bố cục chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu … chủ đề “một ngày không sử dụng bao bì ni lông”) Giới thiệu về Ngày Trái Đất
  • Phần 2 (tiếp … nghiêm trọng đối với môi trường): Tác hại và giải pháp hạn chế, khắc phục sử dụng bao bì ni lông.
  • Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi hành động bảo vệ trái đất

b. Chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. ngoài ra, còn có những nguyên nhân vào khác?

Bài làm:

Nguyên nhân chính khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường là "tính không phân huỷ của pla-xtích". Xung quanh đặc tính của loại rác thải này là hàng loạt các khả năng nguy hại đến môi trường

Đối với môi trường:

  • Lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi.
  • Tắc các đường dẫn nước thải: làm muối phát sinh lây truyền dịch bệnh gây ra ngập lụt đô thị vào mùa mưa.

Đối với sức khỏe con người:

  • Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải, bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm do chúa kim loại như chì, ca-đi-mi gây hại cho não và gây ra ung thư phổi.
  • Nguy hiểm nhất khi các bao bì ni lông thải bị đốt, khí độc thải ra chất đi-ô-xin (chất độc màu da cam) gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh và các bệnh nan y.

Ngoài nguyên nhân cơ bản trên, còn có nguyên nhân khác nữa như: khi đốt bao bì ni lông, khí độc thải ra chuyển hóa thành chất đi-ô-xin, một hóa chất vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người, góp phần làm thủng tầng ô-zôn.

c. Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra những tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các thành phần của văn bản

Bài làm:

Tính thuyết phục của văn bản chủ yếu ở việc phân tích tác hại của việc dùng bao bì ni lông (cả nước mỗi ngày vứt vào môi trường 25 triệu bao ni lông, trên 9 tỉ bao ni lông mỗi năm). Trên cơ sở những tác hại do bao bì ni lông gây ra tác giả đã đưa ra bốn giải pháp để hạn chế dùng bao ni lông và cách dùng phải nên thế nào:

  • Thay đổi thói quen sử dụng, có thể tái sử dụng bao bì ni lông.
  • Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
  • Sử dụng bao bì bằng vật liệu thân thiện với môi trường
  • Tìm hiểu và phổ biến về tác hại của bao bì ni lông để mọi người biết.

=> Bốn giải pháp mà tác giả đề xuất là hoàn toàn khả thi và có tính thuyết phục, nó rất phù hợp với thực tế, nó ở trong tầm tay và khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân.

=> Từ "vì" là sự liên kết giữa hai vế đoạn văn lại với nhau, đoạn trên là tiền đề để dẫn đến đoạn dưới làm cho văn bản thêm chặt chẽ và mạch lạc.

d. Hãy nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản

Bài làm:

Thông điệp:

  • Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta đang có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường.
  • Kêu gọi người ta tự ý thức chính mình vi bao bì ni lông rất có hại ảnh hưởng tới cuộc sống con người,ảnh hưởng tới động xung quanh ta vì thế nên ta hãy giảm thiểu việc dùng bao bì ni lông

3. Tìm hiểu nói giảm nói tránh

a. Những ngữ in đậm trong các câu sau đây có ý nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đat đó?

- Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước,đồng chí trong đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

- Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

Bài làm:
  • Những từ ngữ in đậm trong ba ví dụ trên đều có nghĩa là chỉ cái chết.
  • Sử dụng các diễn đạt đó để giảm nói tránh, để làm giảm nhẹ nỗi đau mất một người thân yêu và thể hiện thái độ tôn kính

b. Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lung cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Bài làm:

Người nói dùng cách nói tránh, dùng từ “bầu sữa” nhằm tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

c. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

  • Con dạo này lười lắm.
  • Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Bài làm:

Đây là cách nói giảm, cách nói thứ hai nhẹ nhàng và tế nhị hơn.

d. Cách sử dụng từ ngữ trong các bài tập a, b, c trên được gọi là nói giảm nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm nói tránh?

Bài làm:

Nói giảm nói tránh, là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

C. Hoạt động luyện tập

1. Ôn tập về truyện kí Việt Nam

a. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc trong nghệ thuật

Bài làm:

Soạn Văn 8 bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 VNEN

b. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong bài 2,3,4

Bài làm:

Những điểm giống nhau

  • Đều là những văn bản tự sự, truyện kí Việt Nam hiện đại
  • Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người cùng thời với tác giả
  • Chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường
  • Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.
  • Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống.

Những điểm khác nhau

Thể loại:

  • Nguyên Hồng viết thể hồi kí
  • Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết
  • Nam Cao viết truyện ngắn

Nhân vật:

  • Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ.
  • Nam Cao viết về ông lão nông dân
  • Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.

c. Trong mỗi văn bản của bài 2,3,4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

Bài làm:

Trong tất cả những nhân vật văn học tôi thích nhất nhân vật lão Hạc bởi nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão nông hiền lành đó thà chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để bảo toàn danh dự và nhân phẩm còn hơn tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão xót thương khi bất lực không lo nổi đám cưới cho con trai, lão khóc như con nít, tự dằn vặt mình chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào những đồng tiền để dành cho con… Chính xã hội thực dân phong kiến đã đẩy lão tới cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân hiền lành, chất phác, trong sạch và tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ

2. Luyện tập về nói giảm nói tránh

a. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống(....): đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a) Khuya rồi, mời bà l...l

b) Cha mẹ em l...l từ ngày em còn rất hé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học dành cho trẻ em l...l.

d) Mẹ đã l...l rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e) Cha nó mất, mẹ nó l...l, nên chú nó rất thương nó.

Bài làm:

a) Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.

b) Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị

d) Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e) Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.

b. Trong mỗi cặp câu dưới đây câu nào có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

a1) Anh phải hoà nhã với hạn hè!

a2) Anh nên hoà nhã với hạn hè!

b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!

b2) Anh không nên ở đây nữa!

c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!

c2) Cấm hút thuốc trong phòng!

d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d2) Nó nói như thế là ác ý.

e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Bài làm:

Các câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh: (a2), (b2), (c1), (d1), (e2). Những câu còn lại không sử dụng cách nói giảm nói tránh.

3. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp bới miêu tả biểu cảm

a. Ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự( kể chuyện) bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
  • Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.
  • Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
Bài làm:

Kể theo ngôi thứ nhất là ngôi kể mà người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói ra cảm tưởng, suy nghĩa của mình

=>Tác dụng: bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.

Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp mọi nơi, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của họ, kể linh hoạt, tự do

=>Tác dụng: Tạo ra tính khách quan cho câu chuyện.

Ví dụ:

  • Ngôi kể thứ nhất: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc.
  • Ngôi kể thứ ba: Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió.

Phải thay đổi ngôi kể để câu chuyện thêm sinh động, linh hoạt thú vị, để người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

b. Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu? (ngôi thứ nhất)

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

-Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Gợi ý:

Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì? (từ xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể, chi tiết môi trường, lời biểu cảm).

Kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe

Bài làm:

Hướng dẫn: Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng “nhà tôi”, ví dụ: “Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi”); thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ: “Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:”.

Tham khảo:

Tôi xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói nhà tôi. Bỏ qua cảm giác buốt nhói ở ngực đến nước này, tôi không thể chịu đựng được nữa, tôi liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi.

Không thể để chúng bắt anh được, nếu bị bắt, với sức khỏe hiện giờ anh ấy không thể chịu đựng tra tấn, hành hạ được. Tôi nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi nhanh tay túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn là tôi đây, hắn bị tôi này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

D. Hoạt động vận dụng

1. Vẽ tranh

2. Tìm 5 tính huống trong đời sống nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và đặt 5 câu (có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh) tương ứng với 5 tình huống đó.

Bài làm:

1. Cậu học môn toán kém quá đấy => Cách nói giảm: Cậu cần cố gắng nhiều hơn môn Toán đấy.

2. Chiếc áo này xấu quá => Chiếc áo này không được đẹp cho lắm

3. Thằng bé này hư lắm => Thằng bé này cần được dạy bảo nhiều hơn

4. Chữ cậu xấu lắm => Cậu cố gắng luyện chữ cho đẹp hơn nhé

5. Anh ấy lười làm việc quá => Anh ấy dạo này không tập trung nhiều vào công việc

3. Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

Bài làm:
  • Không nên dùng cách nói giảm nói tránh trong trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng.
  • Khi góp ý chân thành với bạn bè thân thiết về những ưu khuyết điểm của họ.

4. Kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn với ngôi kể là nhân vật anh Dậu hoặc chị Dậu

Bài làm:

Tham khảo:

Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng. Đến hẹn mà chưa có tiền nộp sưu cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi lôi ra đình.. Chồng tôi sau đó được người ta trả về như một cái xác chết.

Bà lão hàng xóm thương tình cho tôi bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Tôi vội đi nấu ngay để chống ăn vì anh ấy đã kiệt sức. Chắc sau khi húp xong bát cháo anh Dậu sẽ khỏe lại.

Khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp ăn thì đã có tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào. Chồng tôi hốt hoảng đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra phản. Tôi thấy thế cũng hoảng sợ, vội van xin:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc cho cháu khất…

Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói nhà tôi. Bỏ qua cảm giác buốt nhói ở ngực đến nước này, tôi không thể chịu đựng được nữa, tôi liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi.

Không thể để chúng bắt anh được, nếu bị bắt, với sức khỏe hiện giờ anh ấy không thể chịu đựng tra tấn, hành hạ được. Tôi nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi nhanh tay túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn là tôi đây, hắn bị tôi này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Hành động ngày hôm đó đến giờ nghĩ lại tôi vẫn không hề hối hận. Con giun xéo lắm cũng quằn tôi không thể bị chúng áp bức như thế được. Để bảo vệ mái nhà này tôi sẽ không yếu đuối nứa. Chúng đã dồn tôi đến bước đường cùng khi phải bán con, bán chó để nộp sưu thuế như thế nào chúng còn không tha cho chồng tôi. Tức nước vỡ bờ, tôi sẽ cùng mọi người tham gia đấu tranh đến cùng vì chính hạnh phúc của bản thân mình.

Giải bài 10: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 72. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, soạn bài nắm được rõ nội dung bố cục của bài. Mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
8 1.909
Sắp xếp theo

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm