Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 8 bài Thuế máu VNEN

Soạn văn 8 VNEN bài 25: Thuế máu do Nguyễn Ái Quốc sáng tác. Bài soạn văn 8 Thuế máu này được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Quan sát những bức tranh sau của Nguyễn Ái Quốc và giải thích nội dung, ý nghĩa của bức tranh.

(quan sát tranh trong SGK)

Bài làm:

Bức tranh thứ nhất mô tả hình ảnh một tên lính Pháp “đè đầu cưỡi cổ” một người lính của ta, biểu tượng cho hành vi xâm lược, tàn sát con người của thực dân Pháp. Trên tay hắn cầm một chiếc túi biểu tượng cho hành vi vơ vét tài nguyên, khoáng sản trên đất nước ta.

Bức tranh thứ 2 miêu tả hình ảnh một tên quý tộc ngồi trên chiếc xe được kéo bởi người nông dân gầy gò, “da bọc xương”. Bức tranh phản ánh cuộc sống lầm than, khổ cực của người nông dân trong thời kì Pháp thuộc. Họ bị bóc lột nặng nề và phải làm cả những công việc đáng ra là phải dành cho súc vật.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Thuế máu”

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nhan đề Thuế máu gợi cho em suy nghĩ gì?

Bài làm:

“Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”. Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

b) Xác định nội dung chính của các phần trong văn bản:

Phần

Nội dung chính

I – Chiến tranh và người bản xứ

II – Chế độ lính tình nguyện

III – Kết quả của sự hi sinh

Bài làm:

Phần

Nội dung chính

I – Chiến tranh và người bản xứ

Sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.

II – Chế độ lính tình nguyện

Vạch trần các mánh khỏe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân.

III – Kết quả của sự hi sinh

Sự bỉ ổi, bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn, táng tận lương tâm của bọn cầm quyền thực dân với người dân thuộc địa.

c) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu của tác giả trong phần này?

Bài làm:

Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được thể hiện qua chi tiết:

- Người ở chiến trường: họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.

Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…

- Người hậu phương bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.

Cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu với những động từ mạnh, tính từ mạnh mang màu sắc trào phúng, châm biếm sâu cay của tác giả thể hiện sự căm phẫn bọn thực dân đến tột cùng.

d) Người dân thuộc địa đã thực hiện chế độ lính tình nguyện ra sao? Từ “tình nguyện” mà tác giả sử dụng ở đây có hàm ý gì?

Bài làm:

Thực tế, người dân thuộc địa bị bắt đi lính đã tìm mọi cơ hội để trốn thoát:

- Chấp nhận "xì tiền ra” để không phải đi lính.

- Họ tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nguy hiểm nhất: bệnh đau mắt toét chảy mủ bằng cách xát bào mắt nhiều thứ chất độc ...

Từ “tình nguyện” được sử dụng với hàm ý giễu cợt bởi thực chất không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.

h) Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của văn bản Thuế máu. Khoanh tròn vào ô đúng (Đ) hoặc ô sai (S) với mỗi nhận xét.

Yêu cầu

Đúng

Đ

Sai

S

(1) Dẫn chứng phong phú, giàu sức thuyết phục

Đ

S

(2) Giọng văn hài hước, đậm chất trào phúng mà vô cùng sâu sắc.

Đ

S

(3) Sử dụng nhiều hình ảnh có giá trị biểu cảm cao

Đ

S

(4) Lập luận chặt chẽ, đanh thép, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ

Đ

S

(5) Một văn bản biểu cảm, khơi gợi ở người đọc sự xúc động đặc biệt.

Đ

S

Bài làm:

Yêu cầu

Đúng

Đ

Sai

S

(1) Dẫn chứng phong phú, giàu sức thuyết phục

Đ

S

(2) Giọng văn hài hước, đậm chất trào phúng mà vô cùng sâu sắc.

Đ

S

(3) Sử dụng nhiều hình ảnh có giá trị biểu cảm cao

Đ

S

(4) Lập luận chặt chẽ, đanh thép, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ

Đ

S

(5) Một văn bản biểu cảm, khơi gợi ở người đọc sự xúc động đặc biệt.

Đ

S

3. Tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại

a) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành phiếu học tập:

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta đến hỏi chứ?

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Phiếu học tập

(1) Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại?

Đó là…………….

(2) Các nhân vật này có mối quan hệ như thế nào?

(3) Cách ứng xử giữa các nhân vật với nhau có điểm gì đáng lưu ý?

(4) Từ cách ứng xử trên của các nhân vật, em có thể rút ra cho bản thân bài học gì trong giao tiếp?

Bài làm:

(1) Trong đoạn trích trên có 2 nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại.

Đó là bé Hồng và cô của bé Hồng.

(2) Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên- dưới trong gia tộc (Bà cô Hồng là vai trên, Hồng là vai dưới).

(3) Trong cách ứng xử của các nhân vật, người cô có cách cư xử thiếu thiện chí, không có tình thương cháu. Cách cư xử này không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.

Trong khi đó bé Hồng có cách ứng xử rất đúng mực. Chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép vì cậu là vai dưới, cậu phải có bổn phận tôn trọng vai trên (người đang đối thoại với mình).

(4) Từ cách ứng xử trên của các nhân vật, ta có thể rút ra rằng trong giao tiếp, cần phải có cách ứng xử phù hợp với vai xã hội của mình.

b) Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đôi với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào dưới đây? Hãy lựa chọn phương án đúng.

(1) Trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)

(2) Quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)

(3) Bình đẳng giữa người nói và người nghe.

Bài làm:

Chọn (1)

c) Từ hiểu biết của bản thân về vai xã hội, em rút ra cho mình những lưu ý gì khi tham gia hội thoại?

Bài làm:

Cần biết vận dụng hiểu biết về vai xã hội để khi tham gia hội thoại, xác định đúng vai mình mà chọn cách nói cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong giao tiếp.

4. Tìm hiểu về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

a) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

(1) Những từ ngữ nào trong văn bản thể hiện rõ thái độ và tình cảm của tác giả?

(2) Em có nhận xét gì về việc sử dụng các kiểu câu trong văn bản (kiểu câu nào được dùng nhiều, mục đích của tác giả khi sử dụng những kiểu câu đó)?

(3) Ngoài những từ, cụm từ, kiểu câu, theo em còn có yếu tố nào khác góp phần tạo nên tính chất biểu cảm của văn bản trên?

(4) Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố biểu cảm nhưng văn bản trên có phải là văn bản biểu cảm không? Vì sao?

(5) Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy nhận xét về tác dụng của việc sử dụng những yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Bài làm:

(1) Những từ ngữ trong văn bản thể hiện rõ thái độ và tình cảm của tác giả:

Từ ngữ: hỡi, muốn, nhân nhượng, quyết tâm, thà, nhất định, hễ là, ai cũng phải,…

Những câu văn cảm thán:

- Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

- Hỡi đồng bào toàn quốc!

- Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quânỊ

- Hỡi đồng bào!

- Chúng ta phải đứng lên!

(2) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn cảm thán, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Tác giả sử dụng những câu văn cảm thán, biểu cảm nhằm nhấn mạnh thái độ, quan điểm của mình và khơi gợi tình cảm, cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc, người nghe.

(3) Ngoài những từ, cụm từ, kiểu câu thì những yếu tố như giọng điệu, biện pháp tu từ điệp ngữ, phép liệt kê,… cũng góp phần tạo nên tính chất biểu cảm của văn bản.

(4) Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố biểu cảm nhưng văn bản trên vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm.

Bởi vì những tác phẩm này viết ra nhằm mục đích nghị luận chứ không phải biểu cảm (nêu quan điểm, ý kiến bàn luận phải trái, đúng, sai, nên suy nghĩ, sông và hành động như thế nào). Trong hai văn bản này, các yếu tố biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.

(5) Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

b) Những nhận xét sau đây về văn nghị luận là đúng hay sai?

(1) Biểu cảm là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục.

(2) Một bài văn nghị luận hay phải có những tác động sâu sắc tới người đọc ở cả hai phương diện: lí trí và tình cảm.

(3) Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người viết chỉ cần sử dụng nhiều hình ảnh biểu cảm và các từ, câu cảm thán.

(4) Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người viết phải có được cảm xúc về nội dung nghị luận và biết diễn tả những cảm xúc đó qua các từ ngữ, câu văn, giọng văn có sức truyền cảm.

(5) Cảm xúc phải chân thực, tránh sáo rỗng, các yếu tố biểu cảm không được tách rời hay lấn át vai trò của nghị luận.

Bài làm:

(1) S

(2) Đ

(3) S

(4) Đ

(5) Đ

C. Hoạt động luyện tập

1. Mỗi nhóm hãy lựa chọn và phân tích một đặc điểm nghệ thuật của văn bản Thuế máu dựa trên những gợi ý sau:

Đó là nghệ thuật gì?

- Những dẫn chứng nào trong văn bản cho thấy rõ đặc điểm nghệ thuật đó?

- Tác dụng của nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung sự việc và thái độ, tình cảm của tác giả?

Bài làm:

Một nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản Thuế máu đó là cách sử dụng những câu văn hài hước, đậm chất trào phúng mà vô cùng sâu sắc.

VD: “Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.

Tác dụng: Thể hiện sâu sắc thái độ châm biếm, mỉa mai đối với bộ mặt giả dối của chính quyền thực dân.

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lại lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a. Dựa vào đoạn trích và những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn”, hãy xác định vãi xã hội của hai nhân vậy tham gia cuộc thoại trên?

b. Tìm những từ ngữ hình ảnh trong lời thoại của các nhân vật cho thấy mối quan hệ thân tình giữa họ.

c. Sự phù hợp trong cách nói của mỗi vai xã hội trong đoạn hội thoại trên được thể hiện như thế nào?

Bài làm:

a. Vai xã hội: Quan hệ trên dưới

b. Những từ ngữ hình ảnh trong lời thoại của các nhân vật cho thấy mối quan hệ thân tình:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ...

- Vâng, cháu...

c. Thái độ của bà lão: quan tâm, ân cần

Thái độ của chị Dậu: biết ơn, lễ phép

3. Từ những hiểu biết của em về vai xã hội, hãy bình luận về cách ứng xử của các nhân vật trong đoạn trích sau:

Tôi đến thăm anh trưởng tôi.

Hang anh trưởng tôi rất khang trang. Coi vẻ phong lưu. Tôi đã biết tính anh thích ăn ngon, ưu phép tắc tôn ti trật tự, hay bắt bẻ vặn. Tôi chào. Mặt anh hằm hằm đương tức tối điều gì. Tôi phải thưa với anh rằng bao nhiêu lâu anh em xa cách, em đã trải những phút gian nan, tính mệnh treo đầu sợi râu, anh có biết không, em lặn lội từ xa về đây để gặp anh, sao trông thấy em, mặt anh cứ lạnh như đá thế kia?

Anh tôi nói mát:

- Chả dám! Chú còn nhớ phép lịch sự đến thăm anh. Xin chả dám.

Tôi đáp:

- Thưa anh, đi đâu thì em vẫn nhớ anh em ta cùng lứa mẹ sinh ra.

Anh cười nhạt:

- Hừ, chú bảo chú nhớ anh mà lại vào nhà thằng hai trước khi đến đây, thế thì phỏng thử chú coi gia giáo nhà ta ra cái gì, đuôi lộn lên đầu hử?

Thế ra anh tính giận tôi đã quên tôn ti thứ bậc. Thảo nào, mặt anh nặng như cái bị. Tôi định cãi lại một câu. Chẳng gì thì tôi đã đi đây đi đó, tôi không thể cung kính theo được cái thói trên dưới thứ bậc và cái việc chấp nhặt nhỏ mọn này. Nhưng chợt nhớ đến đây để rủ anh cùng đi, tôi đã quên tức và từ tốn trình bày:

- Thưa anh, em cũng biết thế, nhưng vì anh hai đau yếu, lai tiện em đi qua nhà, thấy nên vào thăm anh ấy trước. Thế đấy, chắc anh vui lòng rồi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

4. Đọc những vế câu/ câu trong bảng dưới đây và thực hiện các yêu cầu

STT

A

B

1

Ta thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, sỉ mắng triều đình và bắt nạt tể phụ.

Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình; đem tấm thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

2

Ta lo lắng đau xót và căm tức vì chưa tiêu diệt được quân thù.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uổng máu quân thù.

3

Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt.

Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

4

Chẳng những thái ấp của ta vững bền

Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền.

a) Chỉ ra sự khác biệt về từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt giữa mỗi vế câu/ câu trong hai cột A, B.

b) Theo em những vế câu/ câu ở cột nào hay hơn? Vì sao?

c) Để viết được những câu văn nghị luận giàu tính biểu cảm, người viết cần phải làm gì?

Bài làm:

a) Các từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt của vế câu trong cột B giàu sức biểu cảm, khơi gợi cảm xúc hơn so với cách diễn đạt ở cột A.

b) Những câu ở cột (B) hay hơn ở cột (A) vì có yếu tố biểu cảm, những yếu tố này có khả năng gây được hứng thú, cảm xúc đẹp, mạnh mẽ cho người đọc, người nghe.

c) Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc, phải có tình cảm chân thành, xuất phát từ những rung động mãnh liệt đối với vấn đề mà mình đề cập. Đồng thời phải biết diễn tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Những tình cảm, cảm xúc đó lại phải chân thực, xuất phát từ những rung cảm thực sự của người viết.

Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu... phù hợp, qua đó gợi được sự hứng thú, hấp dẫn nơi bạn đọc.

5. Mỗi nhóm hãy đọc lại một phần của văn bản “Thuế máu” và thực hiện yêu cầu sau:

a) Chỉ ra những yếu tố biểu cảm được sử dụng trong phần văn bản đã đọc.

b) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên những yếu tố biểu cảm đó?

c) Chỉ ra tác dụng của những yếu tố biểu cảm đó trong việc thể hiện thái độ của tác giả.

D. Hoạt động vận dụng

1) Chọn 1 – 2 câu thể hiện rõ sự hài hước, sâu sắc của tác giả trong văn bản Thuế máu. Em hãy vận dụng cách thể hiện sự hài hước đó để viết 1 – 2 câu nêu nhận xét của mình về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

Bài làm:

Câu thể hiện sự hài hước, sâu sắc của tác giả trong văn bản:

“Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.

3. Chọn một bài văn nghị luận gần đây của em và đưa thêm yếu tố biểu cảm vào một đoạn cụ thể cho phù hợp. Nhận xét về sức thuyết phục của đoạn văn vừa được bổ sung yếu tố biểu cảm so với đoạn văn trước.

Bài làm:

“Chiếc lá cuối cùng” là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, tạo nên điểm nhấn và dấu ấn cho tác phẩm. Khi mà Giôn – xi đã chấp nhận buông xuôi số phận, cô chỉ chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng kia rớt xuống là cũng sẽ từ bỏ cuộc sống này. Thế nhưng cụ họa sĩ già Bơ – men lại không chấp nhận suy nghĩ tàn nhẫn ấy của cô. Trong cái “đêm khủng khiếp” ấy, trong "trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm", dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn, cụ Bơ – men đã dồn hết tâm huyết của mình vào việc vẽ lên tường một chiếc lá thường xuân dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn. Màu xanh pha trộn với màu vàng, tạo nên chiếc lá thường xuân xanh non mơn mởn y như thất. Chiếc lá ấy buổi sáng ngày hôm sau đã trở thành “cái phao cứu sinh” của cô bé Giôn – xi. Nó đã thắp lại ánh sáng về hi vọng, về sự sống trong tâm hồn khô cằn và tuyệt vọng của công. Chiếc lá đã đưa cô từ cõi chết trở về. Còn với cụ Bơ – men, cuối cùng cụ đã thực hiện được ước nguyện cả đời của mình – "Một ngày nào đó, ta sẽ vẽ nên một kiệt tác”. “Chiếc lá cuối cùng” thực sự là một kiệt tác – một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, một tác phẩm sống mãi với thời gian, một kiệt tác được ra đời trong thầm lặng và sinh ra bởi tình người. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người.

Soạn văn bài: Thuế máu - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 2 trang 55. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trê đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Với lời giải chi tiết dễ hiểu các bạn học sinh

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Thuế máu VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm