Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 8 bài Muốn làm thằng Cuội - Hai chữ nước nhà VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 16: Muốn làm thằng Cuội - Hai chữ nước nhà được VnDoc sưu tầm và đăng tải để tham khảo giúp các bạn học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ I sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động hình thành kiến thức.

Đọc một số thông tin sau về hai tác giả Tản Đà và Trần Tuấn Khải, nêu những nét riêng trong hai sáng tác của tác giả

Bài làm:

Xét trên phương diện thể loại:

Tản Đà, Trần Tuấn Khải đã làm một cuộc tổng duyệt về các thể loại của văn học dân gian. Ở thể loại nào các ông cũng vận dụng thành công vào trong thơ mình, không những thế còn có những cách tân đáng trân trọng. Trong đó các thể hát là phần tinh túy nhất, tập trung những nét tài hoa của hai nghệ sĩ.

Những nét sáng tác rất riêng đã tạo nên phong cách thơ ca rất đặc sắc cho mỗi tác giả. Tản Đà say hát nói, hát xẩm; Trần Tuấn Khải say “hát vặt”. Chùm thơ ba bài làm theo thể “hát vặt” về anh Khóa của Á Nam; các bài hát nói của Tản Đà làm cho người đọc bao thế hệ vô cùng thích thú và kinh ngạc. Đặc biệt, phong dao của Tản Đà, Trần Tuấn Khải chẳng khác gì ca dao cổ truyền, đến mức nhà nghiên cứu tài ba Vũ Ngọc Phan cũng không ít lần sưu tầm phong dao của Tản Đà, Trần Tuấn Khải vào trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” - một công trình sưu tầm, khảo cứu về văn học dân gian của

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội

2. Tìm hiểu văn bản

a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)

b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?

c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì? (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 - 4, 5 - 6).

d. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

e. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?

Bài làm:

a. Thể thơ: thất ngôn bát cú

Điểm khác :

  • Ngôn ngữ: giản dị, trong sáng, dễ hiểu như lời nói hàng ngày
  • Cách thể hiện: hóm hỉnh, nhẹ nhàng

b.

Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.

Nguyên nhân của nỗi buồn:

  • Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đôm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.
  • Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.
  • Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.
Bài làm:
  • Tản Đà với cá tính sống mà dường như nằm giữa cõi mộng và cõi thực, giữa cái tỉnh và cái điên, không giống như một ai như thế. Từ lâu, ông đã được mệnh danh là một hồn thơ "ngông", vua ngông. “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ dư luận khen chê. Trong xã hội phong kiến “ngông” là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.
  • Cái “ngông” của Tản Đà được thể hiện:
  • Là ước muốn được làm thằng Cuội ở trên cung trăng, vượt ra khỏi trái đất, lên tận trời cao để làm bạn tri âm với chị Hằng, để giãi bày những nỗi niềm sâu kín của mình. Ước nguyện của nhà thơ được diễn tả qua tứ thơ lãng mạn, hình ảnh thơ mơ mộng và tình tứ.
  • Đầu tiên là một câu ướm hỏi, thăm dò “Cung quế đã ai ngồi đó chửa?”. Sau đó là một lời cầu xin “Cành đa xin chị nhắc lên chơi”, thể hiện sự tự tin của tác giả. Nếu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn
  • Cái “ngông” của Tản Đà còn được thể hiện cả ở cách xưng hô với chị Hằng, đó là cách xưng hô với “người cõi tiên” bằng lời lẽ thân mật, suồng sã: chị - em.
  • Trong cõi trần, tác giả luôn cảm thấy buồn vì sự cô đơn, trống vắng. Ông khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri âm, tri kỉ.
  • Ước mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, buồn chán hiện tại nơi trần thế để đến với một không gian mộng tưởng. Nơi có một tâm hồn hồn cô đơn, đồng điệu với mình trên bầu trời. Sự gặp gỡ hội ngộ biến từ tủi phận thương thân thành niềm vui phơi phới cùng nhau bay lượn với gió, với mây một hồn thơ thật lãng mạn bay bổng.

d. Hình ảnh cuối bài thơ:

  • Cái cười ở đây vừa thể hiện niềm vui vì đã thoát li được cõi trần nhiều bụi bặm, xấu xa; vừa là sự mỉa mai, khinh bỉ của nhà thơ khi đứng trên một tầm vóc cao hơn nhìn xuống trần gian lúc này thật bé nhỏ.
  • Cái cười ở đây còn có ý nghĩa chế giễu cuộc đời trần tục đầy những cái xấu xa, chật hẹp, nhỏ nhoi làm cho con người phát chán.
  • Cái cười ngông của một thi sĩ đa tình khi định ở bên một người đẹp nhất cõi trời mà ai ai cũng ao ước.
Bài làm:
  • Bài thơ được viết như một lời tâm sự, trả lòng của tác giả và những yếu tố nghệ thuật về ngôn ngữ, sức tưởng tượng… đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ:
    • Làm nên sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn bay bổng ở cái “ngông”, trí tưởng tượng lại phong phú, kì diệu. Chất mộng ảo, chất ngông thấm đẫm bài thơ.
    • Lời thơ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm, đa dạng trong lối biểu hiện (khi than, khi nhắn hỏi, khi cầu xin). Thơ còn đậm đà tính dân tộc, hầu hết là những từ thuần Việt gần gũi với đời sống.
    • Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo đã tạo được giấc mộng kì thú với những chi tiết gợi cảm và bất ngờ.
    • Luật thơ Đường vẫn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt nhưng hoàn toàn không còn gò bó, chứa đựng sự phóng túng thoải mái.

C. Hoạt động luyện tập

Đọc và tìm hiểu văn bản Hai chữ nước nhà:

1. Tìm hiểu văn bản.

a. Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?

b. Đọc 8 câu thơ đầu, tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

  • Bối cảnh không gian
  • Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha con

Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?

c) Đọc 20 câu thơ tiếp theo và cho biết tâm sự yêu nước của tác giả được diễn tả như thế nào, qua đó thể hiện tâm trạng gì của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX?

d) Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?

Bài làm:

a. Giọng điệu của đoạn thơ: lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

b.

  • Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...) càng gợi buồn đau cho lòng người.
  • Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp): Nguyễn Phi Khanh phải vĩnh viễn rời xa Tổ quốc cho tới ngày trở thành nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Nguyễn Trãi phải vĩnh viễn xa cha, chữ hiếu của phận làm con dang dở, để về gánh vác chữ trung. Con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn.
  • Tâm trạng: đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả. Buồn đau tê tái cha bước đi âm thầm lặng nhìn con, con nhìn cha đau đớn, thảm sầu.
  • Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa:
    • Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối.
    • Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết.

c.

  • Tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những tình cảm:
    • Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
    • Căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù: tội ác tày trời của bọn giặc Minh gây ra thảm cảnh núi sông xương máu, gia đình li tán, vợ con chia lìa xiết bao thảm họa xương rừng máu sông…
    • Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá: Đó là nỗi đau đớn vò xé tâm can, những lời thơ như được viết ra từ gan ruột.
  • Nghệ thuật thể hiện: tác giả sử dụng biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhiều hình ảnh, từ ngữ diễn tà cảm xúc mạnh, diễn tả nỗi đau thương. Các từ ngữ như vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống... đã góp phần nâng tầm vóc của nỗi đau thương này.

d.

  • Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu hố tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.
  • Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói nay. Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

D. Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tả cuối kì

2. Đề bài tham khảo: Đọc-hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi............ Lão hu hu khóc...

(1) Đoan trích trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

(2) Nội dung chính của đoạn trích

(3) Từ nào là từ tượng thanh trong các từ sau: ầng ậng, móm mém, hu hu. xót xa, vui vẻ

(4) Tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc được biểu hiện như thế nào?

(5) Viết đoạn văn (8-10 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc

Bài làm:

(1) Đoan trích trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm

(2) Nội dung chính: tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó

(3) Từ tượng thanh: hu hu. xót xa, vui vẻ

(4) Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông đồng cảm với nỗi đau đớn tột cùng của lão khi phải nuốt nước mắt bán đi những gì mà bản thân ông trân quý, coi trọng. Nhìn khuôn mặt đau đớn tột cùng ấy, ông nhận ra so với nỗi đau bán sách, nỗi đau của lão Hạc còn gấp bội lần.

(5) Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này

Phần 2: Tạo lập văn bản

Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:

Đề 1: Câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình

Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa em yêu thích

Bài làm:

Tham khảo tại đây:

Đề 1: Ngữ văn lớp 8: Câu chuyện về con vật nuôi có nghĩa, có tình

Đề 2: Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích

Giải bài 16: Muốn làm thằng Cuôi - Hai chữ nước nhà - Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 99. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, hy vọng với lời giải chi tiết này sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian giải bài và soạn bài

............................................

Ngoài Soạn văn 8 bài Muốn làm thằng Cuội - Hai chữ nước nhà VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Ngữ văn 8 VNEN

    Xem thêm