Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Văn 8 bài Đánh nhau với cối xay gió VNEN

Soạn Văn 8 VNEN bài 7: Đánh nhau với cối xay gió được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về tư tưởng lỗi thời, với những ý tưởng tốt đẹp nhưng phi thực tế bởi hoàn cảnh xã hội để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

A. Hoạt động khởi động

1. Em hiểu thế nào là "hiệp sĩ giang hồ". Ở họ có điều gì đáng quý?

Bài làm:

"Hiệp sĩ giang hồ" là hiệp sĩ đi lang thang khắp nơi để trừ kẻ gian tà, cứu người lương thiện.

Ở họ có tính cách hành hiệp, trượng nghĩa, sẵn sàng giúp đỡ người khác thật đáng quý.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: ĐANH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

2. Tìm hiểu văn bản

a. Xác định ba phần của đặc trích:

  • Phần 1 (Trước khi đánh nhau với cối xay gió): Từ" Chợt hai thầy trò phát hiện" đến........
  • Phần 2 (trong khi đánh nhau với cối xay gió): Từ.............đến
  • Phần 3 ( sau khi đánh nhau với cối xay gió): Từ.................đến
Bài làm:
  • Phần 1 (Trước khi đánh nhau với cối xay gió): Từ Chợt hai thầy trò phát hiện đến không cân sức: Trước khi Đôn-ki hô-tê lao vào giao chiến với cối xay
  • Phần 2 (trong khi đánh nhau với cối xay gió): Từ Nói rồi, Đôn-ki-hô-tê thúc ngựa" đến văng ra xa: Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
  • Phần 3 (sau khi đánh nhau với cối xay gió): Từ Xan chô Pan xa vội thúc ngựa đến cũng đủ no rồi: Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu.

b. Liệt kê 5 sự việc chủ yếu trong văn bản, qua đó các tính cách lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ

TT

Sự việc bộc lội tính cách

1

2

3

4

5

Bài làm:

TT

Sự việc bộc lội tính cách

1

Trong hành trình của hai thầy trò, Đôn-ki-hô-tê đã bắt gặp cảnh tượng những chiếc cối xay gió ở giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ độc ác, cần bị diệt trừ

2

Đôn-ki-hô-tê cầu mong tình nhân là nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh nhau với cối xay gió

3

Đôn-ki-hô-tê bị cối xay gió quạt văng người ra xa, cả người đầy thương tích. Xanchô chạy đến giúp đỡ Đôn-ki-hô-tê và hai thầy trò có cuộc tranh luận về cối xay gió

4

Hai thầy trò đi tiếp tục cuộc hành trình hiệp sĩ của Đôn-ki-hô-tê

5

Đêm hôm ấy, Đôn-ki-hô-tê đã không ngủ để nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a

c. Phân tích những nét hay và dở trong tính cách nhân vật Đôn ki hô tê; chứng minh những mặt tốt và mặt xấu của nhân vật Xan-chô Pan-xa

Bài làm:

Những nét hay và dở trong tính cách nhân vật Đôn ki hô tê:

  • Đôn Ki-hô-tê có hoài bão, ước mơ tốt: diệt ác, cứu nguy nhưng phi thực tế. Lão vốn là dòng dõi quý tộc, do đọc nhiều sách kiếm hiệp mà mê muội bắt chước các nhân vật trong truyện làm một hiệp sĩ lang thang để tiễu trừ quân gian ác và giúp đỡ người lương thiện. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão hiệp sĩ tưởng đó là những tên khổng lồ gian ác và nghĩ đó là phép thuật cùa pháp sư Phơ-re-xtôn. Lão muốn ra tay tiễu trừ sự xấu xa. Khát vọng ấy của Đôn Ki-hô-tê là tốt đẹp nhưng chỉ tiếc là do đầu óc hoang tưởng làm cho sai lệch đi và trở thành hão huyền.
  • Hành động dũng cảm, quên mình diệt cái ác là rất đáng khâm phục ở lão hiệp sĩ, nhưng hành động ấy trở nên nực cười vì chỉ là đánh nhau với cối xay gió. Lăo bị trọng thương mà không hể rên rỉ cũng rất đáng học tập, nhưng đáng tiếc đó chỉ vì lão muốn làm theo các hiệp sĩ trong sách.
  • Thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông. Lão không quan tâm đến nhu cầu cá nhân của mình như ăn và ngủ bởi lão cho đó là chuyện tầm thường của hiệp sĩ nhưng lại rất buồn cười khi lão không ngủ, nhịn đói nhịn khát và chí nghi tới “tình nương”.

==> Đôn Ki-hô-tê có nhiều tính cách tốt đẹp như khát vọng muốn làm hiệp sĩ diệt trừ cái ác, bao vệ người lương thiện, hành động dũng cảm, quên mình vì mục đích cao cả, nhưng cái đáng trách ở lão là kẻ mê muội, hão huyền, phi thực tế, đáng trách mà cũng đáng thương.

Nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu:

  • Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái: Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thông đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon.
  • Đầu óc sáng, thiết thực: Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn. Nhưng khi chú xông tới giao tranh với cối xay gió, bác đã hèn nhát lẩn tránh, đợi tới lúc chú bị trọng thương, bác mới vội thúc lừa đến cứu
  • Nhát gan, ích kỉ: Bác sợ hài, nhút nhát, nếu không muốn nói là hèn nhát. Hơi đau một chút thì rên rỉ ngay.
  • Thiện cận, vụ lợi: Bác quan tâm đến nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, ngủ, nhưng vì quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.

==> Có thể nói, Xan-chô Pan-xa khác xa với tính cách của người chủ. Bác sống thực tế, thiết thực hơn nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách như nhát gan, ích kỉ và vụ lợi.

d. Vì sao nói Đôn ki hô tê và Xan chô Pan xa là một cặp nhân vật tương phản? Chỉ ra những nét tương phản giữa hai nhân vật

Bài làm:

Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học, Đôn Ki hô-tê thực nực cười nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan -xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách. Cụ thể sự tương phản ấy thể hiện ở:

Đôn ki hô tê

Xan chô Pan xa

Ngoại hình

Gầy gò, cao lênh khênh trên lưng ngựa

Béo lùn, cưỡi trên lưng 1 con lừa chất đầy thức ăn

Xuất thân

Qúy tộc

Nông dân

Tính cách

Dũng mãnh, trong danh dự nghĩ việc chung

Hèn nhát, chỉ nghĩ tới bản thân

Mục đích

Làm hiệp sĩ giúp người, giúp đời -> Khát vọng cao cả

Đi theo ăn ké chiến lợi phẩm --> Ước muốn tầm thường

Tính cách

dũng mãnh, trọng danh dự nghĩ đến việc chung

thật thà, nghĩa đến cuộc sống của mình

Hành động

dũng cảm, cao thượng

nhát gan, lười biếng

3. Tìm hiểu tình thái từ

a. Nêu ý nghĩa của từ in đậm trong các câu văn, đoạn văn dưới đây:

TT

Câu văn, đoan văn

Tác dụng của từ in đậm

1

- Mẹ đi làm rồi​ á?

2

Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi!

3

Thương thay cùng một kiếp người

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!

4

-Em chào cô !

Bài làm:

TT

Câu văn, đoan văn

Tác dụng của từ in đậm

1

- Mẹ đi làm rồi​ á?

dùng để hỏi

2

Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi!

dùng để cầu khiến

3

Thương thay cùng một kiếp người

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!

dùng để bộc lộ cảm xúc

4

-Em chào cô !

thể hiện thái độ tôn trọng, lễ phép

b, Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ 1, 2, 3 trên đây thì ý nghĩa của câu có thay đổi hay không?

Bài làm:

Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi:

1). Nếu lược bỏ từ “à” thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.

2). Nếu lược bỏ từ “đi” thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.

3). Nếu không có từ “thay” thì không thể cấu tạo được câu cảm thán.

4). Từ “ạ” giúp cho câu chào thể hiện tính lễ phép cao hơn.

c. Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ cho mỗi loại tình thái:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói:

  • Tình thái từ nghi vấn, ví dụ: à, ư,...
  • Tình thái từ cầu khiến, ví dụ: đi, nào,........
  • Tình thái từ cảm thán, ví dụ: thay, sao,.....
  • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm, vid dụ: ạ, nhé,............
Bài làm:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói:

  • Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng, nhỉ, hở, cơ, nhé
  • Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, đi thôi, nhé
  • Tình thái từ cảm thán: thay, sao, ôi chao, thật
  • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, dạ, vâng,

C. Hoạt động luyện tập

1. Nêu ý nghĩa của nhan đề Đánh nhau với cối xay gió

Bài làm:

Ý nghĩa của nhan đề đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là:

  • Đề cao tấm lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa và nhân đạo
  • Ca ngợi tinh thần sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho công bằng, lẽ phải

2. Luyện tập sử dụng tình thái từ

a. Dựa vào tình thái từ(in đậm) trong mỗi câu, hãy nêu sự khác nhau về hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...) của mỗi câu

Bạn chưa về à?

Bạn giúp tôi một tay nhé!

Thầy mệt ạ?

Bác giúp cháu một tay ạ!

Bài làm:
  • Bạn chưa về à? (Quan hệ tuổi tác)
  • Thầy mệt ạ? (Thứ bậc xã hội)
  • Bạn giúp tôi một tay nhé! (Tình cảm)
  • Bác giúp cháu một tay ạ (Thứ bậc xã hội)

b. Đánh dấu X vào ô trống trước câu có từ in đậm là tình thái từ:

(1) Em thích trường nào thì vào trường đấy

(2) nhanh lên nào anh em ơi!

(3) Làm như thế mới đúng chứ!

(4) Tôi đã khuyên nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.

(5) cứu tôi với!

(6) Nó đi chơi với bạn từ sáng.

(7) Con đò đậu ở đằng kia.

(8) Nó thích hát dân ca nghệ tĩnh kia

Bài làm:

Đánh dấu X vào các câu sau: 2,3,5,7

c. Nối các câu có chứa tình thái từ in đậm với ý nghĩa thích hợp:

a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá rồi chứ?

Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!… Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

1.Tình thái từ nghi vấn

c. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

2. Tình thái từ cầu khiến

d. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi

3.Tình thái từ cảm thán

e. Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

– Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

4. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm

g. Em tôi sụt sịt bảo:

– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

h. Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà.

Bài làm:

Nối:

  • 1: a-c-d
  • 2:e
  • 3:g
  • 4:b-h

d. Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ, lị, thôi, cơ, vậy

Bài làm:
  • Con làm bài tập rồi mà.
  • Bạn đang làm gì đấy?
  • Tuyệt quá chứ lị.
  • Đi học thôi.
  • Cho con đi chơi với cơ.
  • Muộn thế này đành ngủ vậy

e. Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau:

  • Học sinh với thầy giáo cô giáo:
  • Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi:
  • Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú:
Bài làm:
  • Học sinh với thầy giáo cô giáo: Em xin phép thầy cho em ra ngoài được không ạ?
  • Bạn nam và bạn nữ cùng lứa tuổi: Cậu có xem bộ phim hôm qua không?
  • Con với bố mẹ hoặc cô dì, bác chú: Bố cho con tiền mua truyện được không ạ?

3. Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chọn sự việc và nhân vật của một trong ba tình huống sau:

a) Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp

b) Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại

c) Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.

Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Bài làm:

Tham khảo:

Đoạn văn 1:

Nhà tôi có một chiếc bình hoa rất đẹp. Nó cao khoảng chừng ba mươi phân, màu trắng như tuyết. Đây là một chiếc bình cổ loe được trang trí bởi hình chiếc lá xung quanh miệng rất sinh động. Đó là món quà mà bố đã phải sang tận Bát Tràng để mua về tặng mẹ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới của hai người. Hôm ấy, tôi đi học về sớm, cả nhà chưa có ai về. Tôi đang bực bội vì bài kiểm tra Toán hôm nay bị làm sai mất một câu, lỗi là do tôi chủ quan, không kiểm tra lại bài. Về đến nhà, tôi quăng chiếc cặp lên ghế với vẻ bực tức, nhưng thật không ngờ, chiếc quai cặp vướng vào bình hoa đang để trên bàn khiến nó rơi xuống đất. Choang một cái. Bình hoa vỡ tan tành mà tôi thì không kịp trở tay. Nước lênh láng dưới sàn, còn những bông hoa hồng đỏ thẫm nằm la liệt trên mặt đất. Tôi quên béng mất nỗi bực tức vì bài kiểm tra mà thay vào đó là sự lo lắng và sợ hãi. Phải làm sao bây giờ? Mẹ tôi rất thích chiếc bình này. Nó còn là quà kỉ niệm của bố mẹ. Tôi sẽ phải nói thể nào đây? Bần thần suy nghĩ mất một lúc, tôi vẫn chưa nghĩ ra sẽ nói thế nào với bố mẹ thì bỗng con Mi - con mèo tam thể của nhà hàng xóm, đứng ngoài sân kêu lên "meo...meo...". Đầu tôi lóe lên một cái. Tôi nhanh chóng thu dọn mảnh vỡ của cái bình, cẩn thận nhặt nhạnh từng mảnh thủy tinh vỡ cho vào chiếc túi bóng rồi vứt đi. Tôi vừa thu dọn xong thì mẹ về. Không cần mẹ hỏi, tôi đã kể lại câu chuyện và tất nhiên, lí do bình hoa bị vỡ là do con Mi ấy. Ánh mắt mẹ nhìn tôi buồn buồn nhưng không nói gì cả. Mẹ để chiếc túi lên ghế rồi hỏi tôi có bị mảnh vỡ đâm vào tay hay không. Tôi bỗng thấy hối hận quá. Nhưng tôi không dám nói sự thật với mẹ. Vì tôi sợ đôi mắt buồn buồn kia của mẹ sẽ là vì tôi chứ không phải vì con mèo kia. Đến tận bây giờ, đó vẫn còn là chuyện tôi hối hận nhất, vì tôi vẫn chưa dám nói với mẹ sự thật là chính tôi đã làm vỡ chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất chứ không phải con mèo nhà hàng xóm.

Đoạn văn 2:

Tôi vừa đi đá bóng với đám bạn về thì bắt gặp một bà cụ đang chuẩn bị qua đường. Bà cụ cũng đã ngoài bảy mươi tuổi. Cụ gầy và cái lưng của cụ cũng đã hơi còng xuống. Làn da cụ đã nhăn nheo - những dấu hiệu của thời gian và tuổi tác. Cụ đứng bên đường một hồi lâu mà vẫn không bước chân xuống. Tôi nghĩ cụ đang chờ khi xe ít đi một chút hoặc nhờ ai đó dắt cụ qua. Nghĩ thế, tôi chạy lại, nắm lấy bàn tay nhăn nheo của cụ, vui vẻ nói:

"Cụ ơi, để cháu dắt cụ qua đường. Cụ đi sang phía tay phải của cháu đi. Cụ bám chắc vào tay cháu không ngã cụ nhé!"

Bà cụ ngước đôi mắt già nua lên nhìn tôi, giọng nói cũng không giấu nổi niềm vui: "Ừ, ừ, thế cháu dắt bà sang đường với"

Tôi cần thận đỡ cụ đi xuống vạch trắng trên con đường tấp nập người qua lại. Đang là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại như mắc cửi, cứ một đoàn xe này đi qua, xe kia lại lao tới. Có những người không đủ kiên nhẫn còn bấm còi inh ỏi. Tôi và bà cụ đều nhăn mày vì tiếng còi xe đinh tai nhức óc ấy. Bà cụ nắm lấy cánh tay tôi, hai bà cháu đi chầm chậm sang bên đường. Sang đến đường bên kia, bà cụ vỗ vỗ cánh tay tôi rồi mỉm cười phúc hậu:

"Cảm ơn cháu nhé, chàng trai nhỏ"

Tôi mỉm cười vẫy tay vơi bà cụ rồi đi về nhà mình. Con đường về nhà hôm nay sao tôi thấy nó đẹp quá!

Đoạn văn 3:

Hôm nay là sinh nhật của em. Từ sáng sớm em đã thức dậy để cùng mẹ đi chợ mua đồ về để chuẩn bị bữa tiệc sinh nhật. Hôm qua khi chia tay lũ bạn, em đã kịp mời chúng nó đến dự buổi sinh nhật của mình vào tối nay rồi. Tối hôm ấy, nhà em các bạn sang rất đông. Tiếng cười nói vui vẻ. Ai cũng cầm theo một món quà nho nhỏ và một tấm thiệp xinh xắn với những lời chúc đáng yêu dành cho em. Mấy đứa bạn ai cũng đến, chỉ thiếu mỗi Hải, thằng bạn thân nhất của em, vì nó vừa mới chuyển nhà đi hồi tháng trước. Mọi người đang vui vẻ thì nghe thấy tiếng của một người vang lên ngoài cổng. Hình như là gọi em. Em ra ngoài xem thì thấy một chú khoảng chừng 30 tuổi đang ôm một hộp quà to trên tay, khuôn mặt thì tươi cười. Chú nhìn em và nói:

"Cháu là A phải không? Có người gửi quà cho cháu. Nhận rồi kí vào đây giúp chú nhé!"

Đám bạn ở trong nhà cũng ra đứng đầy ngoài sân, trầm trồ vì món quà mà em đang ôm ở trong tay. Phải mất khá nhiều sức em mới bê được hộp quà to đuỳnh ấy vào trong nhà. Mọi người đều dừng lại với thắc mắc không hiểu ai tặng quà mà không đến, lại còn tặng món quà to thế kia nữa. Em cẩn thận mở món quà ấy ra, là một chú gấu bông to gần bằng người em, màu vàng với bộ lông rất mềm. Bên trong hộp quà là một tấm thiệp. Em mở ra đọc và đôi mắt thì đỏ hoe. Đó là món quà của Hải: "Chúc A sinh nhật vui vẻ, luôn xinh xắn và đáng yêu nhé. Tớ xin lỗi vì không dự bữa tiệc sinh nhật cùng với cậu được. Nên tớ gửi cậu món quà nhỏ này. Chúng mình mãi là bạn tốt nhé!". Tôi thấy rất vui vì Hải vẫn còn nhớ ngày sinh nhật của tôi và chắc chắn, chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau rồi!

D. Hoạt động vận dụng

1. Tìm một tình thái từ trong tiếng địa phương nơi em ở hoặc tiếng địa phương khác mà em biết.

Bài làm:
  • Anh nói thế dư mà em lại nghĩ khác! (Nam Định)
  • Bạn đi mô rứa? (bạn đi đâu vậy?)
  • Tụi mình đi chơi hè (nhé)!
  • Răng mà mặn dữ ri (vậy)?
  • Ở đây vui quá hén! (nhỉ)
  • Tui đã bảo với bà rồi mừ! (mà)

2. Trong truyện ngắn Nam Cao, sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Bài làm:

Tôi đang ngồi trong nhà thì nghe thấy tiếng lão Hạc, ông lão hàng xóm cách vách với nhà tôi, sang và bảo rằng lão đã bán cậu Vàng - con chó mà lão yêu quý nhất, cho Binh Tư. Lão đã cố làm ra điều vui vẻ lắm nhưng nhìn khuôn mặt lão, tôi biết lão đang đau khổ lắm. Lão nói bằng cái giọng tỉnh bơ rằng người ta vừa mới đến bắt con chó xong nhưng khuôn mặt lão thì đau khổ, đôi mắt rưng rưng, đỏ hoe, nước mắt chỉ chực rơi xuống. Chao ôi là buồn. Tôi thấy thương cảm cho lão. Lão lương thiện quá! Và giờ, tôi cũng không còn cảm thấy tiếc năm cuốn sách của tôi như trước nữa, vì chứng kiến lão Hạc đau khổ, dằn vặt khi nỡ lừa một con chó, tôi tự thấy mình nhỏ bé và ích kỉ quá!

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự đã học như Dế Mèn phưu lưu kí (Tô Hoài), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Phân tác dụng của các yếu tố đó trong văn bản

Bài làm:

VD:

Tôi đi học - Thanh Tịnh

  • “Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)

=> giúp nhân vật bộc lộ được những suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng vè ngày đầu tiên đi học.

Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

  • Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm
  • Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
  • Rồi chị đón lấy cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.

=> Xây dựng lên bối cảnh hiện thực, cuộc sống, đói khó khăn bần cùng và những áp bức, bóc lột nặng nề của những người nông dân trong xã hội nửa phong kiến.

Giải bài 7: - Đánh nhau với cối xay gió- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 51. Phần Trên đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học

............................................

Ngoài Soạn Văn 8 bài Đánh nhau với cối xay gió VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Công nghệ 8 VNEN

    Xem thêm