Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Câu ghép

VnDoc xin giới thiệu bài Soạn bài lớp 8: Câu ghép để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về câu ghép, cách nối các vế câu với nhau trong đoạn văn bản để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Chúc các bạn học tốt

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Soạn bài Câu ghép mẫu 1

I. Đặc điểm của câu ghép

Các cụm C - V trong câu in đậm:

Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Một buổi mai / đầy sương thu và gió lạnh.

- Mẹ tôi / âu yếm nắm tay … dài và hẹp.

- Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi.

- Lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn.

- Tôi / đi học

II. Cách nối vế câu ghép

Một số câu ghép khác ở đoạn trích mục I:

- Hằng năm, cứ vào cuối thu … buổi tựu trường → các vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy, quan hệ từ “và”.

- Những ý tưởng ấy … tôi không nhớ hết → nối bằng quan hệ từ “vì”, “và”.

- Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ … tưng bừng rộn rã → không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng – “nhưng … lại”

Một số ví dụ khác:

- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)→ nối bằng dấu phẩy.

- Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc (Lão Hạc – Nam Cao)→ nối bằng từ “Nhưng”, “và” và dấu phẩy.

III. Luyện tập

Đặt câu với cặp quan hệ từ:

- Vì tôi không nghe lời nên bố tôi trách phạt.

- Nếu tôi không đến nhanh thì xe đã đi mất rồi.

- Tuy tôi không được thông minh nhưng tôi lại rất chăm chỉ.

- Không những Mai học giỏi mà cô ấy còn rất xinh đẹp.

Đặt câu ghép với cặp từ hô ứng:

- Tôi vưa về đến nhà thì mẹ tôi đã đi rồi.

- Tôi đi đâu con chó của tôi lẽo đẽo đi theo đến đấy.

- Tôi càng chăm chỉ, thành tích học tập của tôi càng được cải thiện.

Soạn bài Câu ghép mẫu 2

1. Thế nào là câu ghép?

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ - Vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.

Ví dụ:

Mây đen kéo kín bầu trời, gió giật mạnh từng cơn.

Trăng đã lên cao, biển khuya lành lạnh.

Vì trời mưa nên đường lầy lội.

Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. (Nam Cao)

Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

(Đoàn Giỏi)

2. Cách nối các vế câu

Các vế trong câu ghép không bao hàm nhau. Chúng được nối với nhau theo các cách sau đây:

a. Dùng những từ có tác dụng nối

Nối bằng 1 quan hệ từ: Kiểu nối này, quan hệ từ nằm ở giữa các vế câu.

Chỉ quan hệ bổ sung hoặc đồng thời: và

Ví dụ: Xe dừng lại và một chiếc khác đỗ bên cạnh.

Mặt trời mọc và sương tan dần.

Lão không hiểu tôi, tôi cũng vậy và tôi buồn lắm.

(Nam Cao)

Chỉ quan hệ nối tiếp: rồi

Ví dụ:

Nó đến rồi chúng tôi cùng nhau học bài.

Nắng nhạt dần rồi chiều sẽ qua đi
Rồi trăng lặn, rồi tiếng gà lại gáy.

(Lê Phan Quỳnh)

Quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản hay nghịch đối: mà, còn, song, chứ, nhưng...

Ví dụ:

  • Buổi sáng, bà đi chợ, mẹ đi làm còn Liên đi học.
  • Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn.
  • Chúng tôi đến chơi song anh không có nhà.

Quan hệ từ chỉ quan hệ lựa chọn: hay, hay là, hoặc...

Ví dụ:

  • Mình đọc hay tôi đọc. (Nam Cao)
  • Tôi chưa làm kịp hay anh làm giúp tôi vậy?

Nối bằng cặp quan hệ từ: Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả: vì... nên, bởi... nên, tại... nên, do... nên, ...

Ví dụ:

Vì mẹ ốm nên bạn Nghĩa phải nghỉ học.

Do Thỏ kiêu ngạo nên nó đã thua Rùa.

Bởi chàng ăn ở hai lòng
Cho nên phận thiếp long đong một đời

(Ca dao)

Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện hệ quả: nếu (hễ, già)... thì, chỉ cần (chỉ có)... thì, ...

Ví dụ:

  • Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về
  • Giá trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi
  • Cặp quan hệ từ chỉ ý nhượng bộ: tuy... nhưng

Ví dụ:

  • Tuy tôi đã bảo nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe
  • Tuy trời đã hửng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh
  • Cặp quan hệ từ chỉ ý tăng tiến: chẳng những... mà còn

Ví dụ:

  • Chẳng những hoa không còn thơm mà lá cũng héo dần
  • Chẳng những Hồng học giỏi mà bạn ấy còn hay giúp đỡ các bạn yếu.

Nối bằng cặp phó từ hay đại từ.

Câu ghép sử dụng cặp phó từ hay đại từ thường biểu thị sự hô ứng về mặt nội dung giữa các vế: ai... nấy, bao nhiêu... bấy nhiêu, đâu... đó, nào ... ấy, càng... càng.

Ví dụ:

Ăn cây nào rào câu ấy. (Ca dao)

Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.

Ai làm, người ấy chịu. (Ca dao)

b. Không dùng từ nối

Trong trường hợp không dùng từ nối, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy ngăn cách.

Ví dụ:

Nắng ấm, sân rộng và sạch.

Cảnh vậy xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn" hôm nay tôi đi học.

(Thanh Bình)

Gió lên, nước biển càng dữ.

(Chu Văn)

* Lưu ý:

Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép thường được đánh dấu bằng những cặp quan hệ từ nêu trên. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

Ví dụ: Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan trời mới quang.

Câu ghép trên gồm 3 vế được nối với nhau bằng dấu phẩy khi viết và một quãng ngắt khi nói. Cả ba vế câu này có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ, trong đó, sự việc nêu ở vế 1 "mặt trời lên ngang cột buồm" có quan hệ nguyên nhân với hai sự việc nêu ở vế sau "sương tan", "trời mới quang". Vì thế, tuy không sử dụng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả thì các vế vẫn có quan hệ chỉ nguyên nhân kết quả. Do vậy, trong một số trường hợp cần dựa vào văn cảnh, nội dung ý nghĩa giữa các vế câu.

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn Văn 8 Câu ghép, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 8 có liên quan đến tác phẩm như: Câu ghép, Soạn Văn 8 bài Câu ghép VNEN, Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 8 bài Câu ghép ... ....các bạn cùng tham khảo.

...................................

Ngoài Soạn bài Câu ghép, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi, học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 8

    Xem thêm