Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ngắn gọn

Soạn Văn 8 bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1, giúp các em trả lời nhanh các câu hỏi trong bài. Tài liệu Soạn Văn 8 được trình bày ngắn gọn, xúc tích, nhằm giúp các em chuẩn bị tốt nội dung trước khi đến lớp. Dưới đây là chi tiết bài soạn mời các em tham khảo.

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản mẫu 1

I. Chủ đề của văn bản

Câu 1 Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình: Cảnh vật, quang cảnh trên đường đến trường, ở trường, khi nghe gọi tên, xếp hàng vào lớp, khi ngồi trong lớp học.

Sự hồi tưởng gợi lên bao tình cảm về buổi tựu trường, những cảm xúc náo nức, hồi hộp, sợ sệt, la lẫm,...

Câu 2 Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Chủ đề văn bản Tôi đi học: Những kỉ niệm, cảm xúc sâu đậm trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3 Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1 Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Những căn cứ cho thấy chủ đề của văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên:

- Nhan đề.

- Hàng loạt các từ ngữ, câu văn: Vào cuối thu, quên thế nào được (dòng hồi tưởng), học trò, thầy, lớp, Hôm nay tôi đi học,...

Câu 2 Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

a. Các từ ngữ chứng tỏ các kỉ niệm in sâu: Hằng năm, lòng tôi lại nao nao; Tôi quên thế nào được, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

b. Từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen bỡ ngỡ của nhân vật:

- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, lần này tự nhiên thấy lạ

- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

- Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

- Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3 Trang 12 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiện ý nghĩa của chủ đề.

III. Luyện tập

Câu 1 Trang 13 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

a.

- Vấn đề: Sự gắn bó giữa cuộc sống người dân Thao với rừng cọ.

- Trình tự trình bày đối tượng và vấn đề: Từ khái quát đến tả hình dáng chi tiết, rồi sau đó là kỉ niệm gắn bó, cuộc sống quê gắn với cây cọ, nỗi nhớ.

- Trình tự sắp xếp đã rất chặt chẽ và thống nhất, rất khó thay đổi được nó.

b + c. Chủ đề của văn bản: Rừng cọ và sự gắn bó với người dân sông Thao:

- Trong việc miêu tả rừng cọ và cuộc sống người dân:

+ "Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi..."

+ "Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình..."

d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản: Rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,...

Câu 2 Trang 13 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Các ý sẽ làm cho bài viết lạc đề có ý (b), (d), (e).

Câu 3 Trang 13 sgk Ngữ Văn 8 tập 1

Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài là (c), (g).

Chủ thể của các cảm xúc là "tôi" - nhân vật của câu chuyện được kể trong văn bản Tôi đi học, chứ không phải của "tôi" - người phân tích; Cần điều chỉnh cách diễn đạt ý, chẳng hạn:

- Con đường vốn quen thuộc nhưng "tôi" lại cảm thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường.

- "Tôi" cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn.

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản mẫu 2

Nội dung bài

- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

I/ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

1. Tác giả nhớ lại kỉ niệm khi cùng mẹ đi đến trường, khi tham dự lễ khai giảng và buổi học đầu tiên. Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng về cảm xúc đầy mới mẻ, bỡ ngỡ trong lòng tác giả.

2. Chủ đề văn bản Tôi đi học: Những kỉ niệm và cảm xúc khó quên của nhân vật trữ tình trong ngày đầu tiên tựu trường.

3. Chủ đề của văn bản là nội dung, vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

1. Căn cứ vào nhan đề, vào những từ ngữ được lặp lại: học trò, trường, lớp, ông đốc,… và các câu văn trong văn bản.

2.

a, Các từ ngữ: lại nao nức, lại tưng bừng, rộn rã.

b, Các từ ngữ: con đường đã quen…tự nhiên thấy lạ, lòng tôi có sự thay đổi lớn, thấy mình trang trọng và đứng đắn, lúc ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ…cái đình làng Hòa Ấp, nức nở khóc, chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này, sự quyết luyến tự nhiên và bất ngờ.

3. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là tất cả các phần, đoạn, câu, từ của văn bản đó đều biểu đạt chủ đề đã xác định, không lạc sang chủ đề khác.

Để đảm bảo tính thống nhất đó cần xác định được chủ đề, nội dung trọng tâm của văn bản.

III/ Luyện tập

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 8 tập 1

a, Đối tượng của văn bản: rừng cọ quê hương.

Trình tự triển khai: Khắc họa vẻ đẹp của cây cọ, rừng cọ -> Sự gắn bó của người dân nơi đây với cây cọ, rừng cọ.

Không thể thay đổi trình tự sắp xếp này, vì nó sẽ làm mất tính logic của văn bản.

b, Chủ đề văn bản: Vẻ đẹp, ý nghĩa của rừng cọ quê hương trong tình cảm, cuộc sống của người sông Thao.

c, Đoạn 2 khẳng định vẻ đẹp của rừng cọ, đoạn 3 và 4 khẳng định tầm quan trọng, vai trò không thể thay thế của cây cọ trong cuộc sống (cọ dùng làm chổi, để đựng hạt giống, làm nón lá, mành, làn, trái cọ có thể làm thức ăn).

d, Từ ngữ tiêu biểu: cọ, rừng cọ, cây cọ.

Câu tiêu biểu: Chẳng có nơi nào…trập trùng; Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ; Người sông Thao….rừng cọ quê mình.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 8 tập 1

- Ý có khả năng làm bài viết lạc đề là: b, d, e.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 8 tập 1

Các ý cần triển khai:

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b, Mọi thứ trên đường đến trường đều trở nên lạ lẫm, mới mẻ.

c, Ngôi trường trở nên rộng lớn hơn, thấy lo sợ, chơ vơ.

d, Thấy lớp học, bạn bè thật thân quen, chăm chú với bài học đầu tiên.

.......................................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8, từ đó nắm chắc nội dung của bài học. Chúc các bạn học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay và bổ ích khác nhé.

Ngoài Giải Văn 8, các bạn có thể tham khảo thêm các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
86
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 8

    Xem thêm