Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Soạn bài lớp 8: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Tài liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 giúp các em soạn văn 8 dễ dàng và thuận lợi hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I - CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Cho đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh". Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết.

Dàn ý Nghị luận về lợi ích của việc tham quan du lịch đối với học sinh mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.

2. Thân bài

Những chuyến tham quan du lịch tạo ra cơ hội tốt, tạo điều kiện cho học sinh được được hoạt động, học tập lẫn vui chơi lành mạnh. Đây cũng là dịp để các em cùng hoạt động và giao tiếp với các bạn, tình cảm bạn bè từ đó được gắn kết hơn. Không khí thoải mái của những chuyến đi kích thích hứng thú hoạt động, trí tò mò ở mỗi học sinh, thúc đấy phản xạ và tư duy phát triển.

Các em sẽ chủ động khám phá và tiếp nhận tri thức thu được từ chính chuyến đi. Sau mỗi chuyến tham gian, học sinh sẽ tích lũy được thêm nhiều tri thức thú vị, tinh thần được giải tỏa thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sẽ tốt hơn. Sức khỏe nhờ đó cũng được nâng cao.

Đặc biệt, tham quan du lịch còn là cơ hội để học sinh mở mang kiến thức và bồi dưỡng đạo đức, kinh nghiệm. Khi các em có điều kiện và thời gian tiếp xúc trực tiếp, các em sẽ ghi nhớ và hiểu hơn rất nhiều.

Tham quan du lịch tác động tích cực đến cả tinh thần và thể xác mỗi học sinh, gợi hứng thú khám phá, gắn kết các em với thiên nhiên thực tế cuộc sống. Đặc biệt tạo sự độc lập tự chủ trong tư duy, chiếm lĩnh tri thức và kết nối tinh thần tập thể giữa tất cả học sinh.

Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta hiểu biết về lịch sử, về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như giúp ta thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước. Được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, hoà cùng làn nước xanh trong, hít thở bầu không khí trong lành, ta cũng càng cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, mến thương vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Tham gia một chuyến du lịch cũng giúp kết nối con người với con người với con người. Để qua đó ta thấy được những chuyến tham quan du lịch cũng góp phần gắn kết tình bạn thêm thân thiết, sâu sắc hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại lợi ích, ý nghĩa của những chuyến tham quan du lịch đối với mỗi người học sinh.

Dàn ý Nghị luận về lợi ích của việc tham quan du lịch đối với học sinh mẫu 2

1. Mở bài

  • Nêu vấn đề cần bàn bạc: ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh

2. Thân bài

- Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể:

- Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân:

  • Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
  • Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp.

- Bồi dưỡng về tình cảm:

  • Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.
  • Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo.
  • Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích:

  • Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người
  • Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.
  • Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

- Tăng cường sức khoẻ cho mọi người

3. Kết bài

  • Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.

II - LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?

a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.

b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.

c) Những chuyến tham quan, du lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.

e) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn trả lời:

- Theo em, cách sắp xếp các luận điểm là chưa hợp lí.

- Bởi vì:

  • Đây là chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm.
  • Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ).

- Nên sửa lại theo trình tự như sau: c - b - a - d- e:

  • c - Những chuyến tham quan, du lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
  • b - Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.
  • a - Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.
  • d - Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
  • e - Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tăng cường sức khỏe.

2. Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau:

a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.

Hướng dẫn trả lời:

- Trong đoạn văn Đi bộ ngao du, sau khi nêu ý chính ("Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du ấy"), Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:

  • Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái).
  • Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!...

b) Nếu phải trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui", hãy cho biết:

- Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?

- Theo em, đoạn nghị luận dưới đây đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?

- Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đoạn văn những từ ngữ biểu cảm không? Và nếu có thì nên đưa vào chỗ nào trong đoạn văn? Em có định thay đổi một số câu để tăng sức truyền cảm không

- Hãy viết lại đoạn văn trên rồi trình bày trước lớp.

Hướng dẫn trả lời:

- Luận điểm ấy gợi cho em những cảm xúc sau:

  • Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.
  • Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.
  • Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.
  • Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn...

- Theo em, đoạn văn đã bộc lộ được những cảm xúc ấy, nhưng chưa nhiều và sâu sắc.

- Theo em:

  • Để tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật, thì nên sử dụng những , từ ngữ biểu cảm, từ cảm thán, câu cảm để biểu đạt cảm xúc của mình một cách rõ ràng và chân thật hơn.
  • Chúng ta nên ưa những từ ngữ biểu cảm (như biết bao nhiêu, diệu kì thay, có ai...lại, làm sao có được...) vào đoạn văn, và để nó ở trước những hình ảnh ở nơi ta tham quan, du lịch.
  • Em sẽ thay đổi một số câu văn trong đoạn bằng cách trên để tăng sức truyền cảm.

- Viết lại đoạn văn: HS tham khảo đoạn văn sau:

Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc ai trong các bạn cũng còn nhớ, lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long. Hôm ấy, chẳng ai trong chúng ta có thể kìm nén được tiếng hò reo của mình, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Mình vẫn nhớ như in hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Mình còn thấy Lệ Quyên vẫn im lặng, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Những buồn bã, lo âu tan biến đi hết, như có một phép màu. Những vui sướng, hạnh phúc ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc?".

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận được thể hiện rõ nhất qua ba yếu tố:

  • Các từ ngữ biểu cảm
  • Các câu cảm thán
  • Giọng điệu câu văn, bài văn.

2. Các yếu tố biểu cảm có vai trò khá quan trọng trong một bài văn nghị luận. Tuy nhiên, dù sao chúng cũng chỉ là những yếu tố phụ, được sử dụng nhằm tăng sức thuyết phục, tác động của vấn đề đối với bạn đọc. Bởi vậy, khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cần chú ý: Trọng tâm của một bài văn nghị luận là những luận điểm, luận cứ. Việc sử dụng các yếu tố biểu cảm nhằm góp phần làm nổi bật những luận điểm, luận cứ đó. Yếu tố biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, không nên quá chú trọng dẫn đến việc làm mờ đi nội dung chính của bài. Việc lạm dụng các yếu tố biểu cảm một cách tràn lan không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn phản tác dụng, làm giảm sự tập trung của người đọc.

Trong các bài văn, đoạn văn được trích dẫn trong bài, có thể nhận thấy yếu tố biểu cảm bộc lộ trên từng câu chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy, chỗ ngắt đoạn. Mặc dù vậy, các luận điểm, lập luận chính của bài vẫn được đảm bảo, không những thế còn nổi bật hơn, tạo được sức tác động mạnh hơn. Đó là nhờ khả năng điều chỉnh, định hướng của các tác giả. Cho dù viết trong xúc cảm tràn ngập, tác giả vẫn luôn bám sát vấn đề trọng tâm, không sa đà vào những yếu tố phụ.

3. Để sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận theo một trình tự hợp lí, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trong bài văn nghị luận, các luận điểm và lập luận cần được trình bày theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ để làm luận điểm sáng tỏ và lập luận tăng sức thuyết phục.
  • Phải sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ theo một trình tự nhất quán để vấn đề trình bày hiện ra rõ ràng hơn, nội dung bài văn trở nên mạch lạc và chặt chẽ.

4. Khi đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn theo yêu cầu của đề đã cho, cần chú ý một số điểm sau:

  • Trước hết, bản thân người viết cũng phải có những tình cảm chân thực về quê hương, đất nước.
  • Không phải từ nào, câu nào cũng cần biểu cảm.
  • Lựa chọn thời điểm đưa từ ngữ, câu văn biểu cảm sao cho thích hợp.

..............................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

Để tham khảo các bài soạn khác, mời các bạn vào chuyên mục Soạn bài lớp 8 trên VnDoc. Chuyên mục tổng hợp các bài soạn theo từng bài trong SGK Ngữ văn 8, giúp các em dễ dàng theo dõi, phục vụ quá trình học tập và chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 8

    Xem thêm