Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Câu nghi vấn siêu ngắn

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn soạn bài Câu nghi vấn nằm trong thư mục soạn văn 8 siêu ngắn. Đây là tài liệu hay giúp các bạn nắm chắc bài học, trả lời các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 8, rút ngắn thời gian soạn bài. Sau đây là tài liệu tham khảo mời các bạn tải về

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a. Câu nghi vấn:

+ “Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?”

+ Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

- Những đặc điểm hình thức cho biết các câu trên là câu nghi vấn:

+ Có những từ nghi vấn: "có ... không", "làm sao" và từ "hay".

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

b. Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để hỏi

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 11 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của chúng:

a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

b. Văn là gì? Chương là gì?

c. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?

- Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn:

+ Có những từ nghi vấn như: phải không, tại sao, gì, không, hả.

+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Đọc và trả lời câu hỏi:

- Căn cứ để xác định các câu trên là câu nghi vấn: có từ “hay”

- Không thể thay từ ‘hay’ bằng từ ‘hoặc’ trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.

Câu 3 (trang 13 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như (có ... không, tại sao, không) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.

Trong câu c, d các từ nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.

Câu 4 (trang 13 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

• Phân biệt hình thức và nghĩa của 2 câu sau:

- Câu a và câu b khác nhau về từ nghi vấn:

+ Câu a: “có”, “không”

+ Câu b: đã … chưa

- Khác nhau về ý nghĩa:

+ Câu a: hỏi về thời điểm của một trạng thái thuộc hiện tại.

+ Câu b: hỏi về thời điểm của một trạng thái thuộc quá khứ.

• Câu trả lời thích hợp đối với từng câu:

+ Tôi khỏe; tôi cũng khỏe, tôi không khỏe...

+ Tôi khỏe rồi, tôi đã khỏe rồi, tôi chưa khỏe lắm...

• Đặt một số câu tương tự và phân tích sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình: có … không với câu nghi vấn theo mô hình: đã … chưa.

Câu 5 (trang 13 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Sự khác nhau giữa hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau:

- Về hình thức: câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ.

+ Trong câu a, "bao giờ" đứng đầu câu

+ Trong câu b, "bao giờ" đứng cuối câu.

- Về ý nghĩa:

+ Câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai

+ Câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 6 (trang 13 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

- Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác.

- Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.

Soạn bài Câu nghi vấn siêu ngắn. Trên đây VnDoc đã hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi, cách giải chi tiết giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài Câu nghi vấn từ đó học tốt môn Văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo

Ngoài bài soạn văn siêu ngắn trên đây các bạn tham khảo thêm

............................................

Ngoài Soạn bài Ông đồ siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn

    Xem thêm