Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn gọn

Mời các bạn tham khảo Soạn Văn 8 bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội do VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu Soạn Văn 8 giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, cách sừ dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mẫu 1

I. Từ ngữ địa phương

Từ địa phương: Bắp, bẹ.

Từ ngữ toàn dân: Ngô.

II. Biệt ngữ xã hội

- Câu a:

Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng chỉ người sinh ra chúng ta, nhưng ở hai trường hợp khác nhau.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, tầng lớp trung lưu và thượng lưu mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu.

- Câu b:

Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.

Tầng lớp thường dùng các từ này là học sinh, sinh viên.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.

2. Trong các đoạn thơ, văn trên tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm mục đích đế tô màu sắc địa phương, tính cách của nhân vật và tăng tính biểu cảm.

IV. Luyện tập

1. Tìm thêm một số từ ngữ địa phương

Chén - bát, vô - vào, tía - bố, mô - đâu, rứa - thế, khóm - dứa, răng - sao,…

2. Từ ngữ của tầng lớp học sinh:

- Đúp: Không được lên lớp, phải học lại lớp cũ

Thằng Nam bị đúp do đánh nhau và thi trượt đấy.

- Cúp học: Trốn tiết, trốn buổi học

Hôm nay cúp học tiết cuối đi chơi không?

- Phao: Tài liệu

Ngày mai thi, cậu đã chuẩn bị phao chưa?

3. Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương và trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương

Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Soạn Văn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mẫu 2

Từ ngữ địa phương

- Từ địa phương: Bắp, bẹ

- Từ ngữ toàn dân: Ngô

Biệt ngữ xã hội

a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng nói về một người, nhưng ở hai trường hợp khác nhau. “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.

b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.

Tầng lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.

Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Trong văn thơ các tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì chúng có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

Tía, thầy, cậu
hùm, cọp
mô, rứa

khau

Cha, bố
hổ
đâu, thế nào
kia
gầu (múc nước)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:

+ Ngỗng (điểm 2), cọc trâu (điểm 1), trứng (điểm 0): Bài viết của tao được con ngỗng mày ạ.

+ Phao (tài liệu): Phao này khó phát hiện lắm!

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

- Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4* (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số câu ca dao, hò, vè của địa phương:

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

(Tê – kia, ni – này)

...................................

Trên đây là Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn gọn, hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, từ đó làm các bài tập liên quan hiệu quả. Để xem bài soạn những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn Ngữ văn 8 theo từng bài, giúp các em biết cách soạn văn 8, từ đó học tốt Văn 8 hơn.

Ngoài tài liệu trên, các bạn học sinh còn có thể tham khảo Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) và các đề thi học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Bài tiếp theo: Soạn văn 8 bài Tóm tắt văn bản tự sự

Xem thêm Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chi tiết

Chia sẻ, đánh giá bài viết
27
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 8

    Xem thêm