Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Soạn Văn 8 bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn 8. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Soạn Văn 8 bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Hướng dẫn phân tích kiểu đoạn văn
Văn bản: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Lời con (Lê Thị Vân)
Câu 1 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
Hướng dẫn trả lời:
Câu chủ đề: “Bài thơ Lời con của Phan Thị Thanh Thảo đã đưa tôi về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đồng thời khiến tôi ngạc nhiên, thích thú vì những phát hiện tinh tế của nhà thơ về trẻ con”
Câu kết đoạn: “Tôi thầm cảm ơn nhà thơ đã giúp tôi thấm thía một điều thiêng liêng: đối với cha mẹ, con cái luôn là món quà tuyệt vời nhất.”
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tóm tắt phần thân đoạn.
Hướng dẫn trả lời:
Thế giới hiện lên tươi đẹp, ngộ nghĩnh và hồn nhiên qua đôi mắt ngây thơ của con nhỏ, đã trở thành mạch nguồn trong lành, dạt dào gợi nhiều cảm xúc để tiếng thơ của mẹ cất thành lời.
Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?
Hướng dẫn trả lời:
Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi để chia sẻ cảm nghĩ
Đối với tác giả và tất cả những người mẹ, đứa con là tài sản vô giá, là nguồn sống, là tình yêu thương vô bờ. Đọc từng câu trong văn bản chúng ta nhận thấy câu nào cũng da diết, ngọt ngào, trìu mến.
Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?
Hướng dẫn trả lời:
Để làm rõ cảm xúc của mình, tác giả đã lắng nghe con, chia sẻ cùng con, đặc biệt tác giả đã nhắc lại được tất cả những điều con nói, những điều con đã tâm sự. Cho thấy nhà thơ rất hiểu con, thấu hiểu những suy nghĩ non nớt, không chê bai mà ngược lại vui vẻ, cùng con khám phá thế giới xung quanh.
Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
Hướng dẫn trả lời:
Phép thế: “Đó” thế cho “những lời con nói với mẹ về cuộc sống qua cách cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của đứa trẻ
Phép nối: “Đúng lúc này”
Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Hướng dẫn trả lời:
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông)
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho người đọc nhiều suy tư. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và chân thành, có thể thấy, Những cánh buồm là một bài thơ hay, ý nghĩa.
Xem thêm:
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 Ngắn gọn
..............................
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn chi tiết đầy đủ, giúp các em có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 8, Lý thuyết Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.
Bài tiếp theo: Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.