Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Soạn Văn 8 bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Soạn Văn 8 bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1, giúp các em học sinh biết cách soạn bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

* Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ:

- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,... của người viết về cuộc sống.

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.

- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.

- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.

- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

Bước 1: Trước khi viết

- Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ.

- Quan sát cuộc sống xung quanh để lựa chọn bất cứ đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

- Chú ý đến sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.

- Xác định cảm xúc được gợi nên từ sự vật, hiện tượng.

Bước 3: Làm thơ

- Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận sự vật, hiện tượng.

- Dùng từ láy hoặc các biện pháp tu từ như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ… để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ.

- Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác (có nghĩa) mà vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: mình – tình, đông – hồng…

- Lựa chọn từ ngữ, dấu câu để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.

- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

Bài tham khảo

1. Xuân ca

Mùa xuân hoa lá đua hương

Cây ươm lá vươn dậy lớn lên

Hoa đua sắc kéo theo hương

Phố phường thay áo vui tươi.

Mùa xuân đến ta chúc nhau

Vạn an khang, vạn điều lành

Tâm an lạc, sống bình an

Tài lộc đưa tới thêm hạnh phúc.

Mùa xuân đi trẩy hội xuân

Tâm hồn phấn khởi reo ca

Anh em bảo ban thuận hòa

Gia đình sung túc đoàn viên.

2. Mùa thu

Mùa thu nhẹ tới, cơn gió mát

Cuốn lá vàng theo, mây trôi đi

Hương cốm mới bay vào ngõ nhỏ

Đôi mắt em thơ, hồ trong veo.

(Lê Thu Ngọc)

Bài tiếp theo: Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm