Soạn bài Tập làm một bài thơ tự do

Soạn Văn 8 Tập làm một bài thơ tự do

Soạn Văn 8 bài Tập làm một bài thơ tự do Ngữ văn 8 KNTT tập 2 hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 2 sách Kết nối tri thức, giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn 8. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề bài (trang 49, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong phần Đọc, em đã được tìm hiểu một số bài thơ tự do, nắm được những đặc điểm chính của thể thơ này. Hãy vận dụng những kiến thức đã học để tập làm một bài thơ tự do ghi lại cảm xúc của em trước cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ.

1. Trước khi viết

a. Xác định đề tài, cảm xúc

- Đề tài: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu

- Cảm xúc: biết ơn, yêu thương, ghét bỏ, tự hào.

b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc

- Lựa chọn hình ảnh: ngôi nhà thân thương, hình ảnh bố mẹ, ông bà, anh chị em, cánh đồng, khu vườn, dòng sông quê,...

- Biểu đạt cảm xúc: niềm xúc động, tình yêu thương, lòng kính trọng,...

c. Gieo vần, bắt nhịp

- Tạo nhịp điệu linh hoạt: ngắt nhịp các câu theo mạch cảm xúc với độ dài ngắn khác nhau, chủ yếu dựa trên nội dung cần biểu đạt.

- Gieo vần linh hoạt, kết hợp vần bằng, trắc: kết hợp vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, tùy theo sự xuất hiện của các từ ngữ với mạch cảm xúc và nội dung, không gò ép.

2. Viết

- Hình dung về hình ảnh trung tâm của bài thơ và cảm xúc chủ đạo của em, để cho dòng cảm xúc trôi chảy theo sự vận động của hình ảnh.

- Viết câu thơ đầu tiên diễn tả ấn tượng, cảm xúc nổi bật về đối tượng. Trong trường hợp viết bài thơ có vẫn, em hãy tuỳ theo cảm hứng của mình để gieo vẫn chân hoặc vẫn lưng phù hợp. Nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, biểu đạt được cảm xúc của em trước đối tượng.

- Từ dòng thơ đầu tiên, em hãy diễn tả cảm xúc theo các phương diện khác nhau của hình ảnh hoặc sự vận động của hình ảnh. Chẳng hạn, em có thể miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng và ghi lại cảm xúc về những đặc điểm đó, hoặc ghi lại cảm xúc về quá trình vận động của đối tượng.

- Để biểu đạt cảm xúc, việc lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh phù hợp rất quan trọng. Em có thể lựa chọn những từ tượng thanh, tượng hình; những biện pháp tu từ như so sánhnhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,

- Để tạo dư âm cho phần kết thúc, em có thể nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng; nêu ý nghĩa, thông điệp mà em muốn gửi tới người đọc qua bài thơ.

Bài viết tham khảo

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay:

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng Phủ

Con cò Đồng Đăng…”

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

“Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

Ngoài tài liệu Soạn bài Tập làm một bài thơ tự do, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 8, Lý thuyết Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Bài tiếp theo: Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Đánh giá bài viết
1 19
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm