Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài "Quang Trung đại phá quân Thanh" đầy đủ

Soạn bài "Quang Trung đại phá quân Thanh" đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo! 

A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Hai tác giả chính của nhóm này là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan dưới triều Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1722 – 1840), làm quan dưới triều Nguyễn.

2. Tác phẩm

- Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán, ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm tái hiện giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.

- Tiểu thuyết có tất cả 17 hồi. Đoạn trích trên thuộc phần 14.

B. Tìm hiểu câu hỏi SGK

I. Trước khi đọc

Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

- Một số nhân vật lịch sử mà em biết: Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Ngô Quyền,…

- Nhân vật lịch sử em yêu thích nhất là vua Lê Lợi vì Lê Lợi có xuất thân bình thường nhưng rất dũng cảm, tài ba đứng lên lãnh đạo nhân dân chống giặc.

Câu 2 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 - 1792), quê gốc ở Nghệ An.

- Ông là người lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ cả hai chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, dẹp tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh để thống nhất đất nước.

II. Đọc văn bản

  1. Theo dõi (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Thời điểm diễn ra các sự kiện và thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương.

- Thời điểm diễn ra sự kiện: Quân Thanh đến Thăng Long.

- Thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương: giận dữ, lập tức họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.

  1. Theo dõi (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân.

- Những công việc Quang Trung đã tiến hành:

+ Cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cồn mũ miện, lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Trung.

+ Lễ xong, hạ lệnh xuất quân.

- Thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân: 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).

  1. Theo dõi (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung lời dụ quân lính của vua Quang Trung:

– Khẳng định chủ quyền đất nước của dân tộc, lên án, tố cáo hành động xâm lược vô nghĩa của quân Thanh.

– Nhắc lại truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống giặc.

– Đề ra kỉ luật nghiêm minh.

  1. Theo dõi (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Lời của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh.

- Hoàn cảnh của lời nói: vua Quang Trung cùng quân lính đến Thăng Long dẹp giặc, trên đường có ghé qua núi Tam Điệp, gặp hai tưởng Sở và Lân.

- Lời của Quang Trung nói: “Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái … sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy…”

  1. Dự đoán (trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy?

- Dự đóan kết quả trận đánh: nghĩa quân Tây Sơn sẽ chiến thắng.

- Căn cứ: phương hướng hành động và lời nói của Quang Trung với binh lính để dự đoán như vậy.

  1. Đối chiếu (trang 21, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em có đoán đúng kết quả trận đánh không?

Dự đoán đúng. Nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng.

  1. Theo dõi (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị ở thành Thăng Long:

- Ban đầu, Tôn Sĩ Nghị chủ quan, tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả, chỉ chăm chú vào yến tiệc vui mừng.

- Khi nghe tin cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao.

  1. Theo dõi (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành.

- Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

- Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

- Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

- Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị

III. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Đoạn trích có thể chia ra làm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân 1788”): Nguyễn Huệ biết tin quân Thanh chiếm Thăng Long liền lên ngôi vua, thân chinh dẹp giặc.

- Phần 2 (tiếp theo đến “tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung.

- Phần 3 (còn lại): Sự đại bại của quân Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.

- Nhân vật lịch sử được đề cập: Quang Trung, Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống,…

- Một số sự kiện lịch sử:

+ Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lên ngôi, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân ra Bắc.

+ Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt giặc ở đồn tiền tiêu.

+ Đêm mùng 3 Tết, bao vây giặc ở đồn Hà Hồi.

+…

Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

- Khi nghe tin quân Thanh xâm lược nước ta, Bắc Bình Vương giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Ông lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc dẹp giặc, hỏi ý kiến người hiền tài, tuyển binh ở Nghệ An, đốc thúc tinh thần quân sĩ, vạch rõ kế hoạch đánh giặc,…

- Những chi tiết trên cho thấy Quang Trung là người sáng suốt, nhạy bén, dứt khoát, có tài điều binh khiển tướng, có chiến thuật độc đáo cùng tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, quyết chiến quyết thắng.

Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của các tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này.

- Quang Trung là người chính trực, thẳng thắn, có hành động quyết đoán và sáng suốt. Trong chiến trận, vẻ đẹp của ông được thể hiện rõ nhất. Nguyễn Huệ vừa có tầm nhìn chiến lược, tài cầm quân, vừa mang trong mình tinh thần quyết thắng, bảo vệ độc lập dân tộc.

- Cảm hứng của tác giả: ngợi ca và tự hào, khâm phục.

Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.

- Những chi tiết khắc họa nhân vật Lê Chiêu Thống:

+ Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc.

+ Đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi; cùng ăn với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới; cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt…

- Phân tích:

Chi tiết “Đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi; cùng ăn với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới; cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” cho thấy Lê Chiêu Thống là kẻ nhát gan, đớn hèn. Hắn cấu kết với giặc Thanh, phản bội lại đất nước nhưng khi thấy có biến thì liền cúp đuôi tháo chạy. Lê Chiêu Thống mang bản chất của kẻ tiểu nhân, bỉ ổi, tráo trở.

Câu 6 (trang 23, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.

- Sự đối lập:

+ Vua Quang Trung oai phong lẫm liệt, giàu tinh thần tự tôn dân tộc, xông pha trận mạc làm nức lòng quân sĩ >< Lê Chiêu Thống hèn nhát, bán nước.

+ Quân Tây Sơn dũng mãnh, đoàn kết, xả thân vì nghiệp lớn >< Quân Thanh thất bại thảm hại, giẫm đạp lên nhau chạy trốn.

- Chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi chiến công vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn.

Câu 7 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.

- Đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng trong đoạn trích:

+ Bối cảnh: tái hiện những sự kiện, nhân vật có thật ở một thời kì lịch sử cụ thể. Ở đây là chiến công đánh tan quân Thanh của người anh hùng Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn vào mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).

+ Nhân vật: phong phú, tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, các vị tướng cầm quân – những con người có vai trò quan trọng với đời sống cộng đồng.

+ Cốt truyện: được xây dựng trên cơ sở lịch sử có thật và được tác giả hư cấu, sắp xếp theo dụng ý nghệ thuật.

+ Ngôn ngữ: phù hợp với đặc điểm thời đại, vị thế xã hội và tính cách nhân vật.

- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả: tài tình, xây dựng nhân vật hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và sáng tạo.

IV. Viết kết nối với Đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Trận đánh giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Thanh tại đồn Hà Hồi là chi tiết ấn tượng trong đoạn trích. Tác giả nêu rõ thời gian, địa điểm trận đánh diễn ra, tạo nên sự chân thực cho tác phẩm: “Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Kỉ Dậu”. Quang Trung mưu lược hơn người, nghĩa quân đoàn kết một lòng cùng lặng lẽ vây kín làng rồi bắc loa truyền gọi khiến quân địch sợ hãi. Nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách tài tình. Một bên là quân ta với các hành động liên tiếp, chủ động tấn công. Một bên là giặc hèn nhát, rối loạn, không phòng bị và cuối cùng giẫm đạp lên nhau tháo chạy. Chi tiết này đã khắc họa vẻ đẹp hào hùng, oai phong của vua Quang Trung, cho thấy tinh thần đoàn kết của nhân dân ta và giễu nhại sự thất bại của giặc.

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thứcVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm