Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 Cánh diều

Soạn Văn 8 bài Tự đánh giá cuối học kì 1 được VnDoc sưu tầm và đăng tải bao gồm đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều, giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn 8. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Soạn Văn 8 bài Tự đánh giá cuối học kì 1

I. Đọc hiểu:

Câu 1 (trang 135, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung chính của văn bản Con rắn vuông là gi?

A. Giới thiệu hình dáng, kích thước của con rắn vuông

B. Kể chuyện anh chàng nói khoác về con rắn vuông

C. Kể lại câu chuyện về một con rắn hình vuông

D. Ghi lại suy nghĩ của người viết về con rắn vuông

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 2 (trang 135, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cười

C. Truyện cổ tích

D. Truyện thần thoại

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 3 (trang 135, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phương án nào sau đây nêu đặc điểm thể loại của văn bản trên?

A. Nội dung thường viết về các câu chuyện hoang đường.....

B. Cốt truyện thường mượn các con vật để nói chuyện con người

C. Bối cảnh truyện thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả...

D. Truyện thường do dân gian kể và lưu truyền lại cho đời sau

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 4 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Câu nào sau đây là lời nhân vật người vợ trong văn bản trên?

A. Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen.

B. Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ...

C. Chồng rút lui một lần nữa....

D. Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 5 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Mục đích chính của truyện trên là gì?

A. Giải trí

B. Châm biếm

C. Đả kích

D. Lên án

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 6 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Câu: “Lần này tôi nói thật nhé." có nghĩa hàm ẩn là gì?

A. Các lần trước đều nói thật

B. Các lần trước đều không nói thật

C. Các lần trước đều không nói dối

D. Các lần trước không phải tôi nói

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 7 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong văn bản có câu: “Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ...

a) Theo em, mục đích chính của người vợ là gì?

b) Từ ngữ nào trong câu trên cho người đọc thấy mục đích chính ấy?

Trả lời:

a. Theo em, mục đích chính của người vợ là muốn chọc lại anh chồng để anh ta về sau không nói khoác nữa.

b. Từ "không tin" và "cũng định trêu" câu trên cho người đọc thấy mục đích chính ấy.

Câu 8 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong phần kết thúc truyện, vì sao người vợ “bỏ lăn ra cười”?

Trả lời:

Trong phần kết thúc truyện, người vợ “bỏ lăn ra cười” vì anh chồng ngu ngốc khi miêu tả con rắn đã tự khai mình nói khoác với vợ và chị vợ đã thành công trêu được ông chồng.

II. Viết (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.

Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc

Trả lời:

Chọn đề 1:

Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.

Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Bản thân hiện tượng núi lửa vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về hiện tượng tự nhiên này.

Mời các bạn tham khảo chi tiết tại đây: Giới thiệu hiện tượng núi lửa lớp 8

..............................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 Cánh diều trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn chi tiết đầy đủ, giúp các em có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn bài lớp 8, Ngữ Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Bài tiếp theo: 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Cánh diều

    Xem thêm