Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Soạn bài lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mẫu 1

I. Từ ngữ địa phương

Từ địa phương: Bắp, bẹ.

Từ ngữ toàn dân: Ngô.

II. Biệt ngữ xã hội

- Câu a:

Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng chỉ người sinh ra chúng ta, nhưng ở hai trường hợp khác nhau.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, tầng lớp trung lưu và thượng lưu mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu.

- Câu b:

Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.

Tầng lớp thường dùng các từ này là học sinh, sinh viên.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.

2. Trong các đoạn thơ, văn trên tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm mục đích đế tô màu sắc địa phương, tính cách của nhân vật và tăng tính biểu cảm.

IV. Luyện tập

1. Tìm thêm một số từ ngữ địa phương

Chén - bát, vô - vào, tía - bố, mô - đâu, rứa - thế, khóm - dứa, răng - sao,…

2. Từ ngữ của tầng lớp học sinh:

- Đúp: Không được lên lớp, phải học lại lớp cũ

Thằng Nam bị đúp do đánh nhau và thi trượt đấy.

- Cúp học: Trốn tiết, trốn buổi học

Hôm nay cúp học tiết cuối đi chơi không?

- Phao: Tài liệu

Ngày mai thi, cậu đã chuẩn bị phao chưa?

3. Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương và trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương

Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mẫu 2

I. Kiến thức cơ bản

1. Từ ngữ địa phương

a. Từ ngữ địa phương là gì?

  • Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất.
  • Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.

Ví dụ:

  • Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)...
  • Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..
  • Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), ...
  • Con về tiền tuyến xa xôi

Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

(Tố Hữu)

b. Các kiểu từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

  • Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, ...
  • Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, ...

Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).

Ví dụ:

  • Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
  • Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
  • Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo), ...

2. Biệt ngữ xã hội

a. Biệt ngữ xã hội là gì?

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xây dựng nhất định.

b. Ví dụ

  • Biệt ngữ của triều đình phong kiến: hoàng đế, trẫm, khanh, thánh thể, long thể, long nhan, mặt rồng, băng hà...
  • Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa: lỗi, ơn ích, mình thánh, nữ tu, cứu rỗi, ông quản, vọng mình thánh, lễ kiêng việc xác, quan thầy...

c. Lưu ý: Biệt ngữ khác với từ nghề nghiệp: Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này chủ yếu được lưu hành và sử dụng trong những người cùng làm một nghề.

Ví dụ:

  • Nghề dệt: xa, ống, suốt, thoi, go, hồ sợi, đánh suốt, sợi mộc, sợi hồ, ....
  • Nghề làm mòn: móc, lá, vanh, bắt vanh,...

3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Nhằm tăng giá trị biểu cảm, khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải chú ý đến tình huống giao tiếp:

Ví dụ:

Chuối dầu vờn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được

(Trần Hữu Chung)

lổ: trổ

Đây là những từ thuộc phương ngữ Trung Bộ. Khi sử dụng, nó đã làm tăng tính địa phương của tác phẩm.

răng: sao

Trên mấy nhà sàn buồn tênh, ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui của các đồng chí đóng tại nhà mình.

(Nguyễn Huy Tưởng)

"Bà ké" gợi cho ta hình ảnh bà mẹ người dân tộc thiểu số Việt Bắc. Trong kháng chiến, những người mẹ đó không quản ngại hy sinh, gian khổ giúp bộ đội trên đường hành quân đi chiến dịch.

  • Trong thơ văn, có thể dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậm thêm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
  • Trong khẩu ngữ, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương ngay tại địa phương đó hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, cùng tầng lớp xã hội để tạo sự thân mật, tự nhiên.
  • Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

II. Rèn luyện kĩ năng

1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).
Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mẵng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.

2. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Gợi ý:

  • Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) ...
  • Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)...

Đặt câu:

Ví dụ:

Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

3. Những từ ngữ sau đây là từ ngữ địa phương, em hãy tìm những từ ngữ tương đương trong vốn từ toàn dân:

a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng, thấm chớp, thâu róm...

b. Từ địa phương Trung Bộ: nác, tru, nỏ, thẹn, ...

c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai, bàn ủi, cây viết, chả lụa, đậu phộng, hột gà, ...

Gợi ý:

Từ toàn dân tương ứng với:

a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng - trăng; thấm chớp - sấm chớp, thâu róm - sâu róm.

b. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai - anh cả; bàn ủi - bàn là; cây viết - cây bút; đậu phộng - đậu tương; hột gà - trứng gà....

c. Từ địa phương Trung Bộ: nác - nước, tru - trâu, nỏ - không, thẹn - xấu hổ.

4. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao?

Gợi ý:

"Khái" là từ địa phương miền Trung Trung Bộ, cọp là từ toàn dân, hổ là từ toàn dân.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 8

    Xem thêm