Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Phương pháp thuyết minh siêu ngắn

Soạn bài Phương pháp thuyết minh siêu ngắn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nằm trong mục lục soạn văn 10 siêu ngắn. Bài soạn này giúp các bạn nắm được tầm quan trọng và những yêu cầu của phương pháp cũng như một số phương pháp thuyết minh cụ thể. Mời các bạn tham khảo

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Phương pháp thuyết minh là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng để mong đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra.

- Phải hiểu biết rõ ràng, chính xác đầy đủ về sự vật và hiện tượng cần được thuyết minh và phải nắm được phương pháp thuyết minh thì mới đạt được mục đích thuyết minh.

II. Một số phương pháp thuyết minh

- Thuyết minh bằng định nghĩa.

- Thuyết minh bằng cách liệt kê.

- Thuyết minh bằng cách dùng số liệu – so sánh.

- Thuyết minh bằng cách phân loại – phân tích.

- Thuyết minh bằng chú thích.

- Thuyết minh bằng nêu ví dụ.

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

a.

- Đoạn 1: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp nêu ví dụ và liệt kê.

- Đoạn 2: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp nêu định nghĩa kết hợp với phương pháp phân tích.

- Đoạn 3: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp dùng số liệu kết hợp với phương pháp so sánh.

- Đoạn 4: Phương pháp thuyết minh được sử dụng là phương pháp phân tích.

b.

- Đoạn 1: Các ví dụ được nêu ra có kèm theo cả những lời bình và phân loại đã có tác dụng làm nổi bật ý Trần Quốc Tuấn là người yêu nước khi ông khéo tiến cử cho đất nước nhiều người tài giỏi.

- Đoạn 2: Tác giả định nghĩa Ba – sô là thi sĩ…và phân tích lí do lấy bút danh là Ba – sô.

- Đoạn 3: Những số liệu khá mới mẻ về cấu tạo tế bào của con người đã được người thuyết minh khéo léo kết hợp trong những so sánh hấp dẫn khiến cho đoạn văn vừa gây được sự chú ý, vừa thuyết phục được người nghe.

- Đoạn 4: Phân tích bằng cách miêu tả lại các vật dụng và cách thức chơi trò hát trống quân.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

- Không thể coi câu văn “Ba – sô là bút danh” là câu được tác giả thuyết minh bằng cách định nghĩa. Thông tin “là bút danh” không đủ để nói lên được những đặc điểm, bản chất của Ba – sô.

- Tác giả sử dụng phương pháp chú thích.

- Phương pháp này có ưu điểm: linh hoạt, mềm dẻo và dễ sử dụng hơn.

- Ví dụ về phương pháp chú thích:

+ Hồ Chí Minh – người lãnh tụ vĩ đại, cả cuộc đời người đã hi sinh vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc.

+ Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại. Bằng tài năng văn chương của mình, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay và có giá trị nghệ thuật cao.

b.

- Mục đích chính: Giải thích sự ra đời của bút danh Ba – sô.

Vì:

- Cả đoạn văn đều nhằm hướng đến câu chủ đề ở cuối đoạn.

- Đoạn văn trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, trong đó niềm say mê của Ba – sô với cây chuối là nguyên nhân, phần ra đời bút danh Ba – sô là kết quả.

⇒ Ấn tượng đẹp về con người và phẩm cách của người thi sĩ ấy.

III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (bao nhiêu phương pháp và phương pháp nào) phải do mục đích thuyết minh quyết định.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Ngoài mục đích làm rõ sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh, việc sử dụng phương pháp thuyết minh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Đoạn văn thuyết minh cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quý – hoa lan.

- Các phương pháp thuyết minh:

+ Phương pháp chú thích “Hoa lan đã được người phương Đông…Nữ hoàng của các loài hoa”.

+ Phương pháp liệt kê “với cánh môi cong…phớt tím, nâu”.

+ Phương pháp nêu ví dụ điển hình “chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ”…)

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Tham khảo đề tài: Thuyết minh về nghề làm nón lá làng Chuông

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

b. Thân bài:

- Lịch sử về chiếc nón lá.

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp.

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo

+ Lá lụi

+ Nứa rừng làm vòng nón.

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón.

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng.

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều.

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm.

+ Nức nón, luồn nhôi.

+ Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Phân loại nón: nón Chuông, nón Bài thơ, nón quai thao, nón Lâm Sung, nón Ngựa,…

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng:

+ Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ.

+ Có thể dùng để múa, làm quà tặng.

+ Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Phương pháp thuyết minh siêu ngắn, sẽ là tài liệu hay nhằm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài, đồng thời giúp các bạn nắm được kiến thức cần thiết cũng như có thêm kĩ năng để viết một văn bản thuyết minh, mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn bài Phương pháp thuyết minh siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 10, soạn bài 10 hoặc đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 10 siêu ngắn

    Xem thêm