Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Đi đường siêu ngắn

Soạn bài Đi đường siêu ngắn được VnDoc sưu tầm và chia sẻ nằm trong mục lục soạn văn 8 siêu ngắn. Qua đó giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng - vượt qua gian lao chổng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc...Mời các bạn tải về tham khảo

Đọc hiểu văn bản

Ở phần đọc hiểu này, các bạn sẽ phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn 8. dưới đây VnDoc đã đưa ra các hướng dẫn trả lời cho từng câu hỏi. Khi soạn bài Đi đường nói riêng và soạn văn 8 nói chung, các bạn có thể tham khảo ý tưởng trả lời.

Câu 2 (trang 40 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Kết cấu bài thơ: Kết cấu của một bài thơ Tứ tuyệt Đường luật.

- Khai: Cho chúng ta biết hoàn cảnh của Bác, sự gian lao của việc đi đường.

- Thừa: Sự gian lao ấy cụ thể, đó chính là núi cao trập trùng

- Chuyển: Khi vượt qua mọi gian lao, chúng ta sẽ được đứng ở vị trí cao nhất

- Hợp: Tất cả được cân bằng, vượt qua khó khăn chính là thành quả, đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Câu 3 (trang 40 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ tạo hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh những nhọc nhằn, chông gai mà người đi đường phải vượt qua.

+ Khẳng định khí phách cứng cỏi, sự kiên trì, vững vàng của người đi đường.

Câu 4 (trang 40 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

- Nỗi gian lao của người đi đường (câu 2): Không chỉ có núi cao, mà là từng lớp, từng lớp núi cao. Núi cao, dốc, bàn chân bị xiềng xích của người đi đường phải vượt qua tất cả.

- Niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh (câu 4): Giọng điệu sảng khoái. Ta bắt gặp một hình ảnh người đi đường đĩnh đạc, đường hoàng, chủ động “thu” “muôn trùng nước non”. Lên đến đỉnh cao, không hề mệt mỏi mà lại là niềm sung sướng của một người chiến thắng, chiến thắng gian lao và tận hưởng tự do trong tâm hồn.

⇒ Hai câu thơ trên, ngoài ngụ ý miêu tả còn là một bài học ý nghĩa: Kiên trì, cứng cỏi vượt qua gian lao chúng ta sẽ đạt được thành công.

Câu 5 (trang 40 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

“Đi đường” là một bài thơ mượn chuyện đi đường nhưng để gửi gắm ý nghĩa nhân văn sâu xa. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Đi đường siêu ngắn trên đây, sẽ là tài liệu hay nhằm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi, cách giải chi tiết giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài, từ đó nắm được Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Mời các bạn cùng tham khảo

............................................

Ngoài Soạn bài Đi đường siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn

    Xem thêm