Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Ngữ văn lớp 8: Bài Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

Soạn Bài Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn bài: Soạn Ngữ văn lớp 8: Bài Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải. Tác giả đã rất thành công khi lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

I. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1. Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ này? Thể thơ truyền thống song thất lục bát đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?

Bài thơ Hai chữ nước nhà sáng tác theo thể song thất lục bát. Tác dụng của thể thơ trong việc biểu hiện cảm xúc của bài thơ này là:

- Thể thơ song thất lục bát vốn là thể thơ cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm khúc.

- Những vần trắc xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghỉ ngơi, nỗi u sầu…

- Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi điệu thơ như song thất lục bát để toát, để thoát, để xé nỗi niềm uất đè nặng tâm hồn. (theo Xuân Diệu)

Câu 2. Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối, có những ý chính như sau:

Phần 1: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

Phần 2: Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.

Phần 3: Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.

Câu 3. Ở 8 câu đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện các mặt:

- Bối cảnh không gian.

+ Cuộc chia li diễn ra ở nơi biên ải xa xôi, ảm đạm heo hút: «Ải Bắc, mây sầu, gió thảm». + Đây cũng là nơi tận cùng của đất nước để rồi người cha chia biệt vĩnh viễn với quê hương, với Tổ quốc mến yêu.

+ Tâm trạng ấy mang nặng màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người.

+ Sức gợi cảm là ở đó, cho nên dù từ ngữ có cũ mòn, ước lệ, nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con:

+ Hoàn cảnh thật éo le:

++ Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại.

++ Con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu.

++ Nhưng cha dặn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.

+ Cả hai cha con đều đau đớn đến tột cùng vì nước mất nhà tan, cha con li biệt… Bởi vậy máu và lệ hòa quyện là sự chân thực, sâu thẳm tận đáy lòng, không còn sự sáo mòn nào cả.

- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?

+ Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối.

+ Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết.

Câu 4. Phân tích đoạn thơ thứ hai.

- Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào? Ở năm 20 đầu thế kỉ XX, hiện tình đất nước đang diễn ra rất đen tối. Một lũ «khác giống» tàn bạo đang gây nên biết bao «thảm họa xương rừng máu rộng» và cảnh «xiêu tán hao mòn». Sức gợi cảm của bài thơ là ở những hình ảnh làm đau nhói, xé buốt con tim.

+ Tác giả đã nhập vai người trong cuộc: Đó là một nạn nhân đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên kể tội ác quân xâm lược.

+ Tác giả nhập cuộc nên thể hiện cảm xúc chân thành với nỗi đau da diết làm xúc động tận đáy lòng người đọc.

Câu 5. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông là để nhằm mục đích gì? Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình:

- Tuổi già sức yếu.

- Lỡ bước sa cơ.

- Đành chịu bó tay. Nhằm mục đích kích thích, hun đúc các ý chí thay cha gánh vác việc non sông, đất nước.

Lời của người cha như tiếng kêu cứu, người con không thể thờ ơ vì sức nặng tình cảm cha con.

Câu 6. Nghệ thuật.

Bài thơ viết theo thể song thất lục bát, đem đến cho người đọc một sự xúc động sâu sắc. Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

«Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm khúc, những vần trắc (yên vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi u sầu… Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi điệu thơ như song thất lục bát để thoát, để xé nỗi niềm uất đè nặng tâm hồn». (Xuân Diệu)

Câu 7. Ý nghĩa.

Bài thơ Hai chữ nước nhà là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa «rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người».

II. Luyện tập

Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tạo sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Ví dụ: «Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc».

Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa «rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người».

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Hai chữ nước nhà bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Hai chữ nước nhà

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm