Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài lớp 8: Văn bản thông báo

Soạn bài lớp 8: Văn bản thông báo

Soạn bài lớp 8: Văn bản thông báo trong câu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc, phương thức để làm thành văn bản thông báo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

VĂN BẢN THÔNG BÁO

1. Khi có một kế hoạch cần được triển khai, người tổ chức hoặc đại diện cho cơ quan, đoàn thể lập kế hoạch, cấp có thẩm quyền sẽ viết thông báo để cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo biết để thực hiện hay tham gia.

Hoặc cũng có thể là một sự việc, sự kiện gì đó xảy ra, các cấp có thẩm quyền muốn thông báo rộng rãi để mọi người biết (ví dụ như thông báo về tình hình trật tự, an ninh trong khu phố).

2. Văn bản thông báo phải thể hiện rõ:

  • Chủ thể thông báo (người tổ chức, cấp có thẩm quyền...).
  • Đối tượng nhận thông báo (các thành viên trong tổ chức, đoàn thể, nhân dân trong khu phố...).
  • Nội dung thông báo (thông báo về việc gì).

3. Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.

Như vậy, nếu so sánh với văn bản tường trình, ta sẽ thấy một trình tự ngược lại. Văn bản tường trình được gửi từ cá nhân lên người có trách nhiệm, thẩm quyền, còn văn bản thông báo lại từ bên trên (người tổ chức, đoàn thể) xuống các thành viên, những người tham gia, thực hiện hoặc quan tâm.

4. Tình huống cần làm văn bản thông báo

Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào cần phải làm một văn bản khác.

Tình huống a): không phải viết thông báo mà viết tường trình.

Tình huống b): Ban Giám hiệu viết thông báo gửi xuống các lớp.

Tình huống c): Ban chỉ huy liên đội viết thông báo gửi xuống các Ban chỉ huy chi đội.

5. Cách làm văn bản thông báo

Bố cục chung của các văn bản thông báo:

  • Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính: quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm
  • Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện...
  • Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính: họ tên, chức vụ người gửi thông báo...

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Văn bản thông báo bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Văn bản thông báo

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 8

    Xem thêm