Soạn bài lớp 8: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Soạn văn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Soạn bài lớp 8: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự là tài liệu tham khảo được Vndoc.com sưu tầm. Soạn văn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự này sẽ giúp bạn biết đến sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự, các kỹ năng cơ bản để tóm tắt và thực hành tóm tắt một số văn bản đã được học. Mời các bạn tham khảo.
- Soạn bài lớp 8: Tức nước vỡ bờ
- Soạn bài lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự siêu ngắn
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
Tìm hiểu các tình huống và trả lời yêu cầu:
a) Trong cả ba tình trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Nó quan trọng và cần thiết bởi phải tóm tắt nôi dung yêu cầu mới có thể biết được mình phải làm công việc gì và tóm tắt mới hiểu được nội dung cơ bản. Hiểu được văn bản của mình thì mình mới có thể vận dụng nó bằng kiến thức của mình để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất và chính xác.
b) Những tình huống khác trong cuộc sống cần vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự như:
- Lớp trưởng báo cáo một nội dung vi phạm nội quy.
- Chú bộ đội kể chuyện bắt được tên chộm xe.
- Công tố viên tóm tắt bản án trong phiên tòa.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
1. Các sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tóm tắt tác phẩm "Người con gái Nam Xương" một bạn đã nêu lên như sau:
(1): Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương).
(2): Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
(3): Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi vợ không chung thuỷ.
(4): Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử.
(5): Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.
(6): Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
(7): Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về "ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng... lúc ẩn lúc hiện".
2. Đọc lại tác phẩm thì thấy hệ thống các sự việc đã cho ta thấy:
- Các sự việc chính chua đầy đủ, thiếu sự việc, chi tiết quan trọng nhất đó là chi tiết: Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Sau khi Vũ Nương tự vẫn, một đếm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con nhỏ chỉ chiếc bóng và nói đó chính là người vẫn đến hàng đêm. Lúc ấy Trương Sinh mới biết vợ mình oan ức và thấy hối hận.
- Không thể bỏ chi tiết đó bởi đây là sự việc quan trọng là điểm nút thắt của toàn bộ câu chuyện.
3. Các sự việc nêu trong mục (a) như trong SGK vẫn còn thiếu và ba chi tiết đầu quá sơ sài và bốn chi tiết sau quá kĩ.
- Cần thêm vào các sự việc hành động của đứa con khiến Trương Sinh tỉnh ngộ trước sự việc (5) và điều chỉnh lại sự việc (7) cho chính xác hơn nữa (Trương Sinh khi nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang,Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở về trần gian được nữa).
4. Đoạn văn tóm tắt tham khảo
Xưa kia có chàng trai tên Trương Sinh vì nghĩa nước khi có giặc đến chàng phải đầu quân đi lính, để lại người mẹ già cùng vợ tên Vũ Nương bụng mang dạ chửa ở lại. Ít lâu sau người mẹ mắc bệnh nặng rồi qua đời, Vũ Nương chọn chữ hiếu đã lo ma chay cho mẹ chu tất. Đến khi giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con trai thơ dại mà nghi ngờ vợ không chung thủy. Mặc cho lời giải thích của Vũ Nương, Trương Sinh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, chịu cảnh oan ức, nàng liền gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ mất, một đêm nọ hai cha con Trương Sinh ngồi bên ánh đèn, đứa con liền chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là người cha vẫn đến đêm đêm với mẹ con con. Trương Sinh ngỡ ra sự thật biết mình đã trách oan vợ. Rồi Phan lang gặp được Vũ Nương dưới thủy cung, theo lời của Vũ Nương chàng về kể mọi việc cho Trương Sinh nghe. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ bên dòng sông Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên nhưng nàng không về trần gian được nữa.
III. Luyện tập
Hãy viết một văn bản tóm tắt lại một trong số các tác phẩm tự sự đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8.
- Gợi ý cách tóm tắt:
- Đọc văn bản rồi xác định được chủ đề.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt (gồm có những nhân vật chính và sự việc chính nào...)
- Sắp xếp những chi tiết theo trình tự nhất định hợp logic với văn bản gốc.
- Viết lại bằng lời văn của mình (cần ngắn gọn và nêu được nội dung cơ bản). Có thể tóm tắt truyện Lão Hạc dựa trên những ý chính sau:
- (1) Lão Hạc có một cậu con trai đi đồn điền cao su, ở nhà chỉ còn Lão và "cậu Vàng".
- (2) Lão Hạc chỉ có một cậu con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
- (3) Lão Hạc để dành một khoản tiền cho cậu con trai khi trở về mang sang gửi ông giáo.
- (4) Lão Hạc phải bán "cậu vàng"
- (5) Một hôm lão xin Binh tư một ít bả chó.
- (6) Cuộc sống khó khăn, cơ cực lão dần không chịu nổi rồi bị ốm một trận nặng.
- (7) Lão Hạc bỗng nhiên chết – cái chết thật đau thương, dữ dội.
- (8) Ông giáo buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện, cả làng không hiểu lí do Lão Hạc chết chỉ trừ có ông giáo và Binh Tư biết.
- (9) Khi cậu con trai trở về...
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới