Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn

Mời các bạn tham khảo Soạn Văn 8 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tài liệu hướng dẫn các bạn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1, giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về về lập dàn ý cho bài văn tự sự khi kết hợp với miêu tả và biểu cảm để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm mẫu 2

Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

a.

- Mở bài (từ đầu… bày la liệt trên bàn): Cảnh buổi lễ sinh nhật.

- Thân bài (tiếp … chỉ gật đầu không nói): Món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.

- Kết bài (còn lại): Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

b. Các yếu tố:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.

- Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.

- Câu chuyện diễn ra: Bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.

c. Những nội dung của ý (b) được tác giả kể theo trình tự thời gian của buổi sinh nhật và sự hồi tưởng đưa trở ngược quá khứ.

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

(SGK trang 95)

Luyện tập

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Văn bản Cô bé bán diêm:

a. Mở bài: Giới thiệu cô bé bán diêm rét mướt giữa đường đêm giao thừa.

b. Thân bài: (Theo trình tự thời gian)

- Cảnh giá rét của đêm và cảnh ngộ đáng thương.

- 4 lần quẹt diêm:

+ Lần thứ nhất hiện ra một cái lò sưởi.

+ Lần thứ hai là bàn ăn thịnh soạn.

+ Lần thứ ba thấy một cây thông Nô-en.

+ Lần thứ tư được gặp người bà hiền hậu.

- Kết quả: Mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác.

c. Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động nhớ mãi”

Dàn ý kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ mẫu 1

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về người bạn và kỉ niệm xúc động.

- Thân bài:

+ Hoàn cảnh diễn ra sự việc: Thời gian, không gian… có gì đặc biệt.

+ Quá trình xảy ra sự việc: Bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

+ Điều ấn tượng nhất khiến em xúc động là gì? Xúc động như thế nào?

- Kết bài: Vì sao em nhớ mãi về kỉ niệm đó. Kỉ niệm đó ảnh hưởng như thế nào về tình cảm, cuộc sống của em sau này.

Dàn ý kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ mẫu 2

1. Mở bài

Dẫn dắt vào câu chuyện: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện đó.

2. Thân bài

a. Nguyên nhân xảy ra câu chuyện

Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?

Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ

b. Diễn biến câu chuyện

Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.

Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.

c. Kết quả

Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.

Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì?

3. Kết bài

Khái quát lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện.

Dàn ý kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu người bạn mình định kể.

2. Thân bài

a. Ngoại hình

Bạn ấy có dáng người như thế nào? (cao, thấp, mảnh mai…)

Miêu tả những đặc điểm ngoại hình nổi bật của bạn.

b. Tính cách, phẩm chất

Bạn ấy là người như thế nào? (hiền lành, năng động, tốt bụng, trầm tư, sôi nổi…)

Những tính cách của bạn được thể hiện như thế nào? (hay giúp đỡ người khác, vui vẻ hòa đồng,…)

c. Tình bạn của hai người

Tại sao em lại thân thiết với bạn ấy? (do quý mến, hành động của bạn làm em ngưỡng mộ…)

Kỉ niệm đẹp của hai người là gì?

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về người bạn này.

Xem các bài văn mẫu tại đây: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi

...................................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn. Để xem bài soạn những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn Ngữ văn 8 theo từng bài, giúp các em biết cách soạn văn 8, từ đó học tốt Văn 8 hơn.

Ngoài tài liệu trên, các bạn học sinh còn có thể tham khảo Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) và các đề thi học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn,... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Bài tiếp theo: Soạn văn 8 bài Hai cây phong

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    hữu ích

    Thích Phản hồi 24/10/22
    • Bé Cún
      Bé Cún

      Thanks

      Thích Phản hồi 24/10/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 8

      Xem thêm