Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm ngắn gọn

Soạn Văn 8: Viết đoạn văn trình bày luận điểm tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 2, giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về Viết đoạn văn trình bày luận điểm, để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Câu 1: Luận điểm trong các đoạn văn

a. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Đoạn a: Viết theo cách quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, tóm lại ý của toàn đoạn)

b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng danh với tổ tiên ta ngày trước.

Đoạn b: Viết theo cách diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai tiếp ý câu chủ đề).

Câu 2:

a. Lập luận là việc sắp đặt các luận điểm và luận cứ thành một hệ thống có sức thuyết phục làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.

Luận điểm: Bản chất chó của vợ chồng Nghị Quế. (Câu chủ đề - cuối đoạn).

b. Lập luận (theo cách tương phản): Đưa ra cách xem chó, quý chó. Cách đối xử với người "giở giọng chó má".

=> Làm nổi bật luận điểm, bản chất chó má của giai cấp địa chủ.

c. Thay đổi trật tự sắp xếp các ý làm cho luận điểm bị mờ nhạt.

d. Khi trình bày đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau làm cho lập luận thêm chặt chẽ, luận điểm được nổi bật, làm rõ bản chất thú vật của vợ chồng Nghị Quế.

II. Luyện tập

Câu 1: Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn.

a. Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.

b. Nguyên Hồng, không chỉ đam mê viết mà còn muốn truyền nghề cho các bạn trẻ.

Câu 2:

- Luận điểm: "Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm".

- Luận cứ:

+ Tế Hanh đã ghi được những nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi với mỗi con người.

- Cách sắp xếp luận cứ: Theo trình tự tăng tiến, làm cho người đọc thấy hứng thú không ngừng được tăng lên.

Câu 3:

Đoạn văn học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài

“Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

Đoạn văn học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học vẹt. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn.

Câu 4:

- Luận điểm: "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu"

- Các luận cứ và trình tự sắp xếp:

+ Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.

+ Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích.

+ Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ

+ Vì thế, văn giải thích phải viết sao cho dễ hiểu.

..............................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm ngắn gọn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng trả lời câu hỏi liên quan trong bài, từ đó học tốt môn Ngữ văn 8 và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Văn 8 sắp tới.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo các bài tiếp theo tại chuyên mục Soạn Văn 8 trên VnDoc. Chuyên mục tổng hợp các bài soạn theo từng bài trong SGK Ngữ văn 8, giúp các em dễ dàng theo dõi, phục vụ quá trình học tập và chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 8

    Xem thêm