Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ngắn gọn

Soạn Văn 8: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh hướng dẫn các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 8. VnDoc gửi tới các bạn 3 cách soạn bài cho các em tham khảo, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh mẫu 1

I. Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn Giới thiệu trường em

Mở bài Giới thiệu trường em

Chúng ta muốn trở thành một công dân có ích cho xã hội, một người tốt có thể giúp đỡ được mọi người thì trước hết phải cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cho thật tốt. Và trường học - ngôi nhà thứ hai của chúng ta không chỉ cho ta những bài học bổ ích mà còn cho ta những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò theo ta đến suốt cuộc đời. Trường em không phải là ngôi trường to lớn nhưng lại là ngôi trường khang trang mà em vô cùng yêu quý.

Kết bài Giới thiệu trường em

Rồi sẽ có ngày em phải khôn lớn, rời xa ngôi trường, trở thành một người trưởng thành, một người mà em luôn hướng đến và phấn đấu trở thành. Nhưng em sẽ không bao giờ quên mái trường này, nơi em đã học được nhiều điều hay lẽ phải, nơi em đã lớn cả về tâm hồn lẫn thể chất. Thầy cô và bạn bè nơi đây sẽ trở thành những kỉ niệm đẹp nhất trong kí ức học trò của em.

II. Cho chủ đề Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh

Nếu có ai hỏi: Niềm tự hào của người dân Việt Nam là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rõ ràng, rành mạch: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Bác Hồ (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết). Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay đổi tên gọi của mình nhiều lần. Trong đó có những cái tên tiêu biểu phải kể đến như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh,… đây cũng là những cái tên gắn với nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng trong sự nghiệp văn học của Người. Con cháu đời sau không khỏi xúc động trước những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với nước nhà. Người ra đi đã lâu nhưng Người sẽ luôn sống mãi trong lòng chúng ta - những công dân Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng nền độc lập dân tộc do Hồ Chí Minh và thế hệ ông cha anh dũng đã mang lại.

III. Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập 1

Đối với người học sinh, ắt hẳn sách vở là thứ quan trọng nhất giúp chúng ta học tập, tích lũy kiến thức và trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Đối với em, em vô cùng trân quý sách vở, đặc biệt là cuốn sách Ngữ văn 8 tập một mà em vừa mới học qua. Cuốn sách này được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn theo chương trình chính thức của Bộ giúp các em học sinh lớp 8 lĩnh hội được những kiến thức bổ ích và làm nền tảng vững chắc để các em học các lớp lớn hơn. Cuốn sách gồm 3 phần chính: Phần văn bản, phần Tiếng Việt và phần tập làm văn. Ở phần văn bản, các nhà khoa học đã tuyển chọn các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học nước ngoài để biên soạn, giới thiệu cho học sinh. Văn bản được trích trọn vẹn hoặc một phần có kèm chú thích giới thiệu, về tác giả và phong cách cùng một phần đọc hiểu. Phần Tiếng Việt nằm ngay sau phần đọc hiểu hay phần luyện tập của các văn bản. Nội dung của phần tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… và hầu hết đều được trình bày theo hướng từ ví dụ đến ghi nhớ. Còn phần tập làm văn là nơi học sinh chúng em được học lí thuyết và thực hành về các kiểu bài văn như: văn tự sự, văn nghị luận… Cũng ở phần này, học sinh được tham khảo những bài mẫu và có sẵn trước các đề văn đế thực hành cho từng kiểu loại bài. Mỗi phần có một vai trò khác nhau, bổ sung cho nhau giúp cho người học trò như em có được những bài học bổ ích, thú vị. Cuốn sách tuy nhỏ nhưng lại ý nghĩa to lớn đối với người học sinh, chúng ta hãy cố gắng, chăm chỉ học tập không chỉ môn Ngữ văn mà còn cả những môn học khác để trở thành một công dân có ích cho đất nước.

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh mẫu 2

I. Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn Giới thiệu trường em

Mở bài Giới thiệu trường em

Ai cũng có một thời học sinh cắp sách đến trường đầy những kỉ niệm đẹp đẽ, đáng nhớ. Như bao người khác, em cũng ghi dấu những hồi ức về tuổi học trò đẹp đẽ đó dưới mái trường làng thân yêu nằm nép bên sườn đồi vô cùng thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vô cùng ấm áp.

Kết bài Giới thiệu trường em

Trường học cho em nhiều bài học quý giá, nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Em sẽ mãi trân quý ngôi trường này và cố gắng học tập thật tốt để trở thành con người có ích cho quê hương, cho đất nước và làm rạng danh ngôi trường đã giúp em nên người này.

II. Dàn ý Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

a. Khái quát chung về Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.

Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

Trong sự nghiệp hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay đổi tên gọi của mình nhiều lần. Trong đó có những cái tên tiêu biểu phải kể đến như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh,… đây cũng là những cái tên gắn với nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng trong sự nghiệp văn học của Người.

b. Những cống hiến của Hồ Chí Minh cho nước nhà

Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau những năm tháng bôn ba, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước muốn thành công phải kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại.

3. Kết bài

Khái quát lại những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

III. Dàn ý đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập một

1. Mở đoạn

Giới thiệu và dẫn dắt vào cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8.

2. Thân đoạn

a. Khái quát chung

Cuốn sách Ngữ văn 8 tập 1 được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn theo chương trình chính thức của Bộ giúp các em học sinh lớp 8 lĩnh hội được những kiến thức bổ ích và làm nền tảng vững chắc để các em học các lớp lớn hơn.

b. Giới thiệu chi tiết

Cuốn sách gồm 3 phần chính: Phần văn bản, phần Tiếng Việt và phần tập làm văn.

- Phần văn bản: các nhà khoa học đã tuyển chọn các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học nước ngoài để biên soạn, giới thiệu cho học sinh. Văn bản được trích trọn vẹn hoặc một phần có kèm chú thích giới thiệu, về tác giả và phong cách cùng một phần đọc hiểu.

- Phần Tiếng Việt: Phần này nằm ngay sau phần đọc hiểu hay phần luyện tập của các văn bản. Nội dung của phần tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… và hầu hết đều được trình bày theo hướng từ ví dụ đến ghi nhớ.

- Phần tập làm văn: Trong phần này, học sinh được học lí thuyết và thực hành về các kiểu bài văn như: văn tự sự, văn nghị luận… Cũng ở phần này, học sinh được tham khảo những bài mẫu và có sẵn trước các đề văn đế thực hành cho từng kiểu loại bài.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của cuốn sách Ngữ văn 8 tập một.

Soạn Văn: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh mẫu 3

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 

Câu 1: Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Đoạn văn a và b có câu chủ đề đầu đoạn, có một số từ ngữ chủ đề (đoạn a: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng, đoạn b: Phạm Văn Đồng: Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn). Các câu sau có chức năng chứng minh cho ý chủ đề.

Câu 2: Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.

a. Nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: Khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì.

b. Nội dung thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần:

(1) phần đế đèn

(2) phần thân đèn gồm ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn.

(3) phần chao đèn gồm khung sắt và vải lụa (cũng có khi bằng sắt có tráng men trắng).

II. Luyện tập

Câu 1: Viết mở bài và kết bài cho đề văn: "Giới thiệu trường em"

Mở bài: "Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học".

Kết bài: Em rất yêu trường em. Em muốn góp đôi bàn tay nhỏ bé của mình vào việc xây dựng trường thêm xanh, sạch, đẹp.

Câu 2: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.

Câu 3: Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ Văn 8, tập 1.

Sách "Ngữ văn 8", tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục: Văn bản, Chú thích, Hướng dẫn soạn bài, Ghi nhớ, Luyện tập.

---------------------------------

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ngắn gọn, hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn lớp 8, chuẩn bị bài kỹ càng trước khi đến lớp.

Ngoài việc ôn tập đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm: Soạn bài Quê hương (Tế Hanh) ngắn gọn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 8

    Xem thêm