Phương pháp thuyết minh

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Phương pháp thuyết minh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

A. Kiến thức bài Phương pháp thuyết minh

1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Vai trò của phương pháp thuyết minh: là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt một bài văn thuyết minh.

- Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh:

+ Phương pháp thuyết minh phục vụ mục đích thuyết minh.

+ Mục đích thuyết minh được hiện thực hóa thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh.

2. Một số phương pháp thuyết minh

a. Phương pháp liệt kê

VD: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải

(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

Gợi ý: Người viết đã sử dụng phương pháp liệt kê để kể ra lần lượt các biểu hiện của đối tượng theo trật tự từ lớn đến nhỏ (hoặc ngược lại), giúp người đọc nắm được đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sáng rõ.

c. Phương pháp nêu ví dụ

VD: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).

(Ôn dịch thuốc lá)

Gợi ý: Việc nêu ra ví dụ cụ thể về thái độ nghiêm khắc với những người hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng thuyết phục về ý thức giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh và kêu gọi mọi người nhìn nhận vấn đề thuốc lá một cách nghiêm túc.

d. Phương pháp nêu số liệu

VD: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.

(Nói về cỏ)

Gợi ý: Các số liệu có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng một cách cụ thể, chân xác. Trong văn bản thuyết minh, nhất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.

e. Phương pháp so sánh

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

Gợi ý: Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh

f. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

VD: + Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

+ Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

Gợi ý: Các câu trên đều có từ “là” - từ biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.

Gợi ý: Phần vị ngữ sau từ “là” thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ “là”. Trong văn bản thuyết minh, những câu loại này đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh

g. Phương pháp phân loại, phân tích

VD: Ba sô là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật Bản vào thế kỉ XVIII... Trong thực tế đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Mu-nê-phu-sa. Mười năm sau ông chọn cái tên Tô-sây, có nghĩa là “Đào xanh”

Gợi ý: Những dòng trên phân loại và phân tích về những bút danh và ý nghĩa của những bút danh của Ba-sô

h. Phương pháp nêu chú thích:

Thanh Hiên thi tập là một trong những tập thơ chữ Hán nổi tiếng của Nguyễn Du. Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên. Ông đã lấy trên hiệu của mình đặt cho tên của tác phẩm.

Gợi ý: Câu “Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên” là câu có sử dụng phương pháp chú thích

i. Phương pháp giảng giải nguyên nhân- kết quả:

VD: Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì nhà thơ say mê nó, ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ...Trong tiếng Nhật, cây chuối là ba-sô... còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn là tên loài cây mà ông yêu mến.

Quan hệ nhân- quả: từ niềm say mê cây chuối dẫn đến kết quả thi sĩ đã lấy bút danh là Ba-sô.

3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

- Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

- Mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh:

+ Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh.

+ Giúp người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng, hứng thú.

B. Luyện tập bài Phương pháp thuyết minh

1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau:

Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.

Hoa lan được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "Nữ hoàng của các loài hoa".

Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.

Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.

(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC - Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)

Trả lời:

Phương pháp chú thích: Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”… nữ hoàng của các loài hoa.

- Phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan…lớp thảm mục”

- Phương pháp nêu số liệu “Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc

→ Ngoài ra, tác giả dùng yếu tố miêu tả hấp dẫn: “Cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh…đang bay lượn”

→ Đoạn trích cung cấp hiểu biết, tri thức về hoa lan, loài hoa được ưa chuộng. Người viết cần có hiểu biết sự thật khoa học, chính xác, khách quan

- Tác giả phối kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ…

2. Anh (chị) hãy cho biết trong mỗi ví dụ nêu dưới đây, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh cụ thể nào?

a) Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của Mặt Trời lọt qua làm cho khí hậu của Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính.

(Hiệu ứng nhà kính, trong tạp chí KCT - Tri thức là sức mạnh, số 5 - 1997)

b) Không có gì trừu tượng hơn là con số, nhất là khi con số vượt quá tầm tưởng tượng của người đọc. [...] Độc giả sẽ hoàn toàn thờ ơ khi đọc thấy ngân sách giáo dục năm học 1998 -1999 là 10.365.000.000.000 đồng. [...] Cần phải so sánh con số này với một con số hiển nhiên, hoặc tính ra tỉ lệ phần trăm. Trong trường hợp trên, thử chia ngân sách dành cho giáo dục cho tổng số học sinh phổ thông và sinh viên trong cả nước [...]. Ta sẽ có một con số cụ thể là mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học. Cũng có thể nói cách khác, rằng ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56% [...].

(L. Héc-vu-ê, Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1999)

c) Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu. Hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trở lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và thua là phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên thắng. [...] Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Sđd)

d) Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng hoa cũng có thể là một thứ lịch, hay một thứ đồng hồ. Nhưng sự thực là như thế. Có nhiều loài hoa chỉ nở vào một giờ nhất định trong ngày. Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,...

Ngoài những loài hoa chỉ thị giờ, ta còn thấy nhiều loài hoa chỉ thị cho mùa nữa. Ở Việt Nam, hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,... Riêng mùa đông, cây cối thu mình lại để chuẩn bị cho sự sinh sản vào những mùa thuận lợi của năm sau nên các loài hoa chỉ thị cho mùa này hiếm hơn - tiêu biểu là hoa ban mọc ở vùng núi Tây Bắc của nước ta.

(Theo Đỗ Mạnh Hùng, Các loài hoa kì lạ, trong Sách lịch kiến thức phổ thông, NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995)

Trả lời:

- Đoạn trích (a) có sử dụng phương pháp so sánh: “Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ quả đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của Mặt Trời” và phương pháp chú thích: “Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính”

- Đoạn trích (b) có sử dụng phương pháp nêu số liệu: “...ngân sách giáo dục năm học 1998 -1999 là 10.365.000.000.000 đồng”, “mỗi học sinh được đầu tư 482.000 đồng trong cả một năm học”, “ngân sách giáo dục năm nay bằng 11,54% tổng ngân sách, trong khi con số năm ngoái chỉ là 10,56%”

- Đoạn trích (c) có sử dụng phương pháp định nghĩa: “Còn tức là cầu: quả cầu làm bằng vải màu, trong độn rơm hoặc trấu”

- Đoạn trích (d) có sử dụng phương pháp phân loại: Hoa chỉ thị giờ và hoa chỉ thị mùa, trong hoa chỉ thị mùa có hoa chỉ mùa hè, mùa xuân, mùa thu, mùa đông và phương pháp liệt kê: “Hoa mười giờ nở vào lúc 10 giờ sáng; hoa thổ nhân sâm nở vào lúc 5 giờ chiều; hoa phấn yên chỉ nở vào lúc hoàng hôn; hoa dạ hương nở vào lúc 10 giờ đêm; hoa quỳnh nở vào 12 giờ đêm,..”, “hoa chỉ thị cho mùa xuân là hoa đào, hoa mai; hoa chỉ thị cho mùa hè là hoa phượng; hoa chỉ thị cho mùa thu là hầu hết các loài cúc, đặc biệt là cúc mọc hoang dại như cúc trắng dại, ngải cứu,...”

Với nội dung bài Phương pháp thuyết minh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về vai trò của phương pháp thuyết minh, mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 10: Phương pháp thuyết minh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh, một số phương pháp thuyết minh, yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Ngoài ra để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các bạn có thể xem thêm một số tài liệu học tập các môn tại các chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn văn 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10, Văn mẫu lớp 10, soạn bài lớp 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
3 3.011
Sắp xếp theo

Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

Xem thêm