Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 29: Phương pháp thuyết minh

Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 8 bài 29: Phương pháp thuyết minh

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 29: Phương pháp thuyết minh được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm theo bài nằm trong SGK lớp 8 môn Văn. Mời các bạn tải về tham khảo

1. Văn bản thuyết minh sau sử dụng những phương pháp gì?

Coraline là một phim được xếp loại PG (Parental Guidance Suggested) tại Mỹ, có nghĩa là phim phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng khuyến cáo phụ huynh nên xem trước rồi mới quyết định có cho con mình xem hay không. Tại Phần Lan, phim xếp loại K7, nghĩa là sẽ không có vé cho trẻ em dưới 7 tuổi vào rạp xem phim này. Điều này có lẽ đã nói lên phần nào sự “đáng sợ” của bộ phim, dù là phim hoạt hình. Những hình ảnh có phần rùng rợn xuất hiện ngay đầu phim trên nền nhạc gần như ma quái mang lại cảm giác ớn lạnh ngay từ những giây phút đầu tiên. Tuy nhiên, đây cũng là điều kích thích người xem tò mò cái gì sẽ xảy ra kế tiếp.

Âm nhạc trong Coraline đưa chúng ta đến với những cung bậc cảm xúc rất khác nhau, như là sự háo hức chờ đón những điều mới mẻ kỳ diệu mà “thế giới sau cánh cửa bí mật” đem lại, hay là sự hồi hộp trước những hiểm nguy cũng chính từ thế giới đó tạo nên. Mọi thanh âm dường như đều vừa khít với tâm trạng của nhân vật, với diễn biến và không khí của bộ phim. Ngoài ra, một điều đặc biệt của những bản nhạc có lời trong Coraline là ngôn ngữ. Mới thoáng nghe qua sẽ có thể tưởng nhầm đó là tiếng Pháp du dương và cuốn hút, nhưng thực chất lại là một thứ tiếng hoàn toàn không mang nghĩa gì cả. Phát hiện này khiến tôi không thể không mỉm cười thú vị.

Được dựng từ một cuốn sách nổi tiếng đã đoạt nhiều giải thưởng, bộ phim đã không hề gây thất vọng bởi những chi tiết được sắp xếp hợp lý dù có đôi phần khác với nguyên gốc tác phẩm. Coraline bản phim hoạt hình được chính những fan hâm mộ của cuốn sách yêu thích, còn những người đã xem phim mà chưa đọc sách thì càng tăng thêm mong muốn được biết Coraline trong sách có thể khác bao nhiêu. Có thể nói, Coraline đã thành công đúng như trông đợi.

A. Phương pháp định nghĩa

B. Phương pháp dùng số liệu

C. Phương pháp so sánh

D. Phương pháp phân loại, phân tích

2. Phương pháp phân loại, phân tích thường được sử dụng với đối tượng thuyết minh như thế nào?

A. Những sự vật đơn giản

B. Ý A và B đúng

C. Những loại sự vật đa dạng

D. Những sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo

3. Đoạn văn sau sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?

Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:

"Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu".

Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. (Ôn dịch, thuốc lá)

A. So sánh.

B. Phân tích.

C. Liệt kê.

D. Định nghĩa.

4. Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: "Một châu Âu không còn thuốc lá". Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này" (Ôn dịch, thuốc lá)

A. Nêu ví dụ, định nghĩa, phân tích, phân loại.

B. Giải thích, nêu số liệu, phân tích, so sánh, liệt kê.

C. So sánh, nêu ví dụ, định nghĩa, liệt kê.

D. Nêu số liệu, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh.

5. Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh?

A. Cần sử dụng phối hợp các phương pháp (1), (2), (3).

B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại. (2)

C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu. (3)

D. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích. (1)

6. Phương pháp nêu ví dụ và phương pháp dùng số liệu có tác dụng gì trong văn bản thuyết minh?

A. Cụ thể hóa về đặc điểm, tính chất, ...của đối tượng

B. Giúp văn bản sinh động

C. Mô tả chính xác về đối tượng

D. Ý A và B đúng

7. "Tỉ lệ thanh niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu-Mĩ. Chỉ có khác là với một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15000 mua một bao 555 - vì đã hút là phải hút thuốc sang - chỉ có một cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma tuý, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc". (Ôn dịch, thuốc lá)

Các phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Phân loại, giải thích, nêu ví dụ, liệt kê.

B. So sánh, nêu số liệu, phân tích, giải thích.

C. Nêu định nghĩa, phân tích, nêu số liệu, liệt kê.

D. Liệt kê, nêu ví dụ, giải thích, phân tích.

8. Có bao nhiêu phương pháp thuyết minh thường được sử dụng?

A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

9. Văn bản thuyết minh sau có sử dụng những phương pháp gì?

Hans Christian Andersen là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông.

A. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

B. Phương pháp phân loại, phân tích

C. Phương pháp dùng số liệu

D. Phương pháp so sánh

10. Loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh thường là loại câu nào?

A. Câu ghép đẳng lập

B. Câu ghép chính phụ

C. Câu đặc biệt

D. Câu trần thuật đơn có từ là

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 29: Phương pháp thuyết minh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

B

A

D

B

A

A

D

............................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 29: Phương pháp thuyết minh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 8 môn Ngữ văn

    Xem thêm