Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 8 bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được VnDoc sưu tầm và đăng tải giới thiệu tới các bạn học sinh, với lời giải ngắn gọn chi tiết giúp các bạn học sinh học tốt môn Văn lớp 8. Mời các bạn tham khảo
- Đề cương ôn tập lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Thanh Am năm học 2018 - 2019
- Đề cương ôn tập lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Thanh Am năm học 2018 - 2019
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài: Tôi đi học
- Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
1. Chủ đề của văn bản là?
A. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
B. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
C. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
D. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
2. Một văn bản có chủ đề thống nhất có nghĩa là:
A. Các đoạn văn có thể có chủ đề riêng nhưng thống nhất chủ đề với toàn văn bản
B. Các câu và đoạn có thể diễn đạt những nội dung khác nhau, phong phú
C. Tất cả các câu, đoạn trong văn bản phải diễn đạt cùng một nội dung
3. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ để của tác phẩm Tôi đi học?
A. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
B. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
C. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
D. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc,… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.
4. Đoạn văn sau có thống nhất về chủ đề không?
Hòa trong dòng người giữa một hoàng hôn thu muộn, tôi vẩn vơ đạp dạo quanh bàn cờ thành phố. Những ấn tượng vốn được lưu giữ trong tôi có bị sứt mẻ phần nào, nhưng may mắn thay, vẫn còn kìa những phố cổ dịu dàng núp bóng cây xanh. Chẳng hiểu sao những ngôi nhà ống dài dặc kia, cái mái ngói rêu phong nơi đều đặn, chỗ xô nghiêng kia ẩn tàng những gì mà có sức cuốn hút lòng người đến vậy. Biết bao nhiêu thế hệ, biết bao nhiêu con người đã gắn mình, đã sống chết, vui buồn, thăng trầm với phố cổ.
A. Không B. Không rõ ràng C. Có
5. Đoạn văn sau có thống nhất về chủ đề không?
Nước là một trong những nguồn tài nguyên vô giá trên Trái Đất. Nước tồn tại ở nhiều dạng: rắn, lỏng, khí. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất.Thế nhưng hiện nay mọi nguồn nước đều bị ô nhiễm nặng nề.
A. Không B. Có
6. Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề:
Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư. Hành động đốt lửa và lần lượt đi dém chăn cho từng chiến sĩ của Bác đã thể hiện tình cảm quan tâm, yêu mến của một vị chủ tịch nước đối với chiến sĩ của mình hay như một người cha đối với các con. Ở lần thức giấc thứ ba của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rõ nét hơn. Tư thế ngồi của Bác vẫn đinh ninh, không thay đổi và chòm râu im phăng phắc. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng-Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác!
A. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác!
B. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng-Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào.
C. Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư
7. Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản.
B. Câu kết thúc của văn bản.
C. Các ý lớn của văn bản.
D. Tất cả các yếu tố của văn bản.
8. Chủ đề của đoạn văn sau được thể hiện ở đâu?
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho tính nghịch ranh, ích kỉ. Bài học này thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt dành cho Dế Mèn: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Lời khuyên của Dế Choắt là câu nói cuối cùng trước khi Dế Choắt qua đời.
A. Câu số 2 B. Câu số 1 C. Câu số 3
9. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. Văn bản có đối tượng xác định. (1)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
C. Văn bản có tính mạch lạc. (2)
D. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định. (3)
10. Khi tạo lập văn bản, người viết cần làm gì để bài viết thống nhất chủ đề?
A. Sắp xếp các ý tưởng B. Cả A,B,C
C. Xác định nội dung, vấn đề sẽ viết D. Lập dàn ý
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | C | C | A | A | D | B | B | B |
............................................
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt