Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Ôn tập học kì 1 KNTT

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Ôn tập học kì 1 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị, đồng thời thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người.

- Tản Viên từ Phán sự lục - Nguyễn Dữ: Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử Văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người. Bài học nhân sinh về chính - tà; thiện - ác.

- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

- Chùm thơ hai-cư Nhật Bản: Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên. Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),...

- Thu hứng - Đỗ Phủ: Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

- Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử: Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa.

- Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư - Chu Văn Sơn: Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác.

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung: Văn bản chỉ ra và khẳng định sự quan trọng của nhân tài đối với đất nước ở nhiều khía cạnh cho thấy sự đãi ngộ, ưu ái của đất nước đối với người hiền tài. Ca ngợi các tấm gương người hiền tài đã tô điểm, giúp ích cho đất nước.

- Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải: Văn bản cho thấy lòng đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người và tác động đến cả vạn vật xung quanh. Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người.

- Chữ bầu lên nhà thơ - Lê Đạt: Nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa.

- Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Hô-me-rơ: Đoạn trích đã khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Héc-to - bức tranh đại diện cho những người anh hùng Hy Lạp cổ đại với những phẩm chất tiêu biểu, cuối cùng vẫn nhất quyết lựa chọn ra chiến trận vì lợi ích của cộng đồng.

- Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời: Đoạn trích thể hiện tinh thần dũng cảm, can đảm lạc quan và có chút liều lĩnh của Đăm Săn. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần chinh phục và quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở người anh hùng Đăm Săn.

- Xúy Vân giả dại: Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với họ.

- Huyện đường: Đoạn trích châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại. Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót đối với những người dân thấp cổ bé họng bị lợi dụng.

- Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân: Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc - múa rối nước. Qua đó, thể hiện niềm tự hào và ca ngợi đối với bộ môn truyền thống của dân tộc, giúp người đọc hiểu và trân trọng hơn những giá trị đó.

2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- Từ Hán Việt:

+ Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.

+ Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ, cổ kính, phù hợp với xã hội xưa. Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Lỗi dùng từ và trật tự từ:

+ Lỗi dùng từ: Lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa, dùng từ không đúng phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản.

+ Lỗi trật tự từ: Nhiều cụm từ, câu trong tiếng Việt chỉ khác nhau do trật tự sắp xếp giữa các từ.

- Lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản:

+ Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản không cùng nói về một chủ đề hoặc có câu, đoạn văn được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.

+ Lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản: Giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn hay văn bản trở nên rời rạc.

- Sử dụng trích dẫn, cước chú và đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản:

+ Trích dẫn trong văn bản cần tránh lạm dụng trích dẫn vì điều đó dẫn đến tình trạng ý kiến riêng của người viết bị lu mờ hoặc chỉ còn mang tính chất phụ hoạ. Để việc trích dẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, các phần trích dẫn cần được ghi rõ nguồn gốc, bao gồm thông tin về tác giả, tên văn bản gốc, nơi công

bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc.

+ Phần bị tỉnh lược là phần thông tin ít quan trọng của văn bản gốc (theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo) đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

3. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ

- Dựa vào nội dung bài học để cảm nhận về cảnh thu và tình thu

- Có thể tham khảo một số bài văn mẫu trên sách báo hoặc internet

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc mùa thu là tác phẩm đặc sắc của Đỗ Phủ viết về đề tài mùa thu quen thuộc trong thơ ca. Dù vậy, với Đỗ Phủ, mùa thu vẫn mang nét riêng độc đáo bởi tâm trạng thời thế của tác giả.

Bốn câu thơ đầu, tác giả miêu tả mùa thu trong bối cảnh không bình thường:

"Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, vu giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm".

Dịch thơ:

"Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu hắt khí thu lòa,

Lưng trời sóng dợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa".

Với thi ca cổ, rừng phong lá đỏ từng là biểu tượng đẹp đẽ, hoành tráng của mùa thu. Ở đây thì không có gam màu ấy, chỉ có rừng phong ngập chìm trong sương thu. Hai chữ "điêu thương" đối nghịch với mùa thu lãng mạn. "Ngọc lộ" (sương móc) không phải tạo nên cái đẹp mà là nỗi "điêu thương" (tiêu điều) bao trùm lên rừng cây phong. Những câu thơ sau đó đã củng cố thêm cái dự cảm không yên ổn. Những địa danh như núi Vu, kẽm Vu từng nổi tiếng vì sự hiểm trở được miêu tả rất sinh động. Hơi thu hiu hắt, có khí mù mịt, có sống nhảy tận trời, có mây gió tựa cõi âm. Không gian đầy bất trắc là hiện thực nơi cửa ải, vốn đã sẵn nỗi buồn cho người xa xứ. Nửa sau của bài thơ đã mang theo những tâm sự của thi sĩ:

"Tùng cúc lưỡng khai the nhật lệ

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đạo xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm".

Dịch thơ:

"Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

Lạnh lùng giục kẻ tay đạo thước

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà"

(Nguyễn Công Trứ dịch)

Nỗi buồn li biệt đã khiến hoa cúc hơn một lần rơi lệ. Những khóm cúc qua mùa thu những tưởng thêm hương thêm sắc, hóa ra chỉ thêm giọt lệ. Lệ của hoa và nước mắt của người. Và tấc lòng hướng về nơi quê cũ vườn xưa thanh bình như một mối dây ràng buộc, như neo lại con thuyền cô quạnh, con thuyền định mệnh từng lênh đênh theo nhà thơ, kể cả lúc trở về với cõi vĩnh hằng. Chủ đề của bài thơ, tâm sự của tác giả được gửi gắm nhiều trong hai câu thơ vào hàng tuyệt tác của bài này nói riêng cũng như của thơ Đường nói chung:

"Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà"

Hai câu thơ là một tiểu đối hoàn chỉnh về âm, về ý, lại như những giọt nước mắt cô đọng sâu thẳm cảm xúc. Đến hai câu thơ cuối, tác giả trở về với hiện thức mắt thấy tai nghe nhưng cũng rất gợi cảm:

"Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà".

Ở đây, câu chuyện chuẩn bị áo rét cho mùa đông sắp đến cũng rất xúc động. Cái lạnh lùng của thời tiết khiến nơi lo may cắt, giặt giũ, chuẩn bị áo ấm. Trong thơ cổ Trung Quốc, tiếng chày đập lụa giặt áo có sức gợi rất lớn. Nó là tập quán, là biểu tượng. Bạch Cư Dị từng có bài thơ "Nghe tiếng chày đêm". Tiếng chày có bâng khuâng về nỗi nhớ ấm lạnh, về sự từ giã lúc chuyển mùa, về tình cảm đôi lứa... Ở hai câu thơ này, những từ như "xứ xứ", "cấp" cùng các từ "thôi xích", "Bạch đế thành" còn gợi về khung cảnh binh đao, về thời buổi loạn lạc, nội chiến mà nơi nơi đang phải gánh chịu.

Thơ Đỗ Phủ rất có linh hồn nên không gò theo luật lệ Đường thi với bố cục: đề - thực - luận - kết. Hai phần rõ rệt của bài: bốn câu đầu có nhiều yếu tố ngoại cảnh, bốn câu sau nhiều tâm sự. Bài Cảm xúc mùa thu gắn liền với thẩm mĩ thơ ca cổ, nhưng cũng rất mới mẻ. Do gắn liền với cảnh đời thực nên sức tả, sức gợi cũng rất lớn. Chính chất hiện thực đã làm nên sức sống mạnh mẽ cho bài thơ này.

Bài tập 2: Tìm hiểu nghĩa của các từ: thành tích, thành tựu, thành quả, hiệu quả, kết quả, nguyện vọng, hi vọng.

Hướng dẫn giải:

Tham khảo nghĩa của các từ điển (nên dựa vào các từ điển để tìm hiểu cho chính xác).

Lời giải chi tiết:

Tham khảo cách giải nghĩa sau:

– Thành tích: kết quả được đánh giá là tốt do nỗ lực mà đạt được. Thành tích công tác.

– Thành tựu: cái đạt được có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt động thành công. Thành tựu khoa học.

– Hiệu quả: kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Hiệu quả kinh tế.

– Thành quả: kết quả quý giá đạt được của cả một quá trình hoạt động, đấu tranh. Thành quả cách mạng.

– Kết quả: cái đạt được, thu được trong một công việc hoặc một quá trình tiến triển sự việc. Kết quả học tập.

– Nguyện vọng: điều mong muốn. Nguyện vọng chính đáng.

– Hi vọng: tin tưởng và mong chờ. Hi vọng có ngày gặp lại.

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Ôn tập học kì 1 KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/04/23
    • Đội Trưởng Mỹ
      Đội Trưởng Mỹ

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/04/23
      • Lanh chanh
        Lanh chanh

        👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 07/04/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

        Xem thêm