Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Chùm thơ Hai-cư Nhật Bản KNTT

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Chùm thơ Hai-cư Nhật Bản được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Tìm hiểu chung

1.1. Các tác giả

Mát-chư-ô Ba-sô (1644 - 1694)

- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật

- Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản

Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô (1703 - 1775)

- Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.

- Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng

- Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích

Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 - 1828)

- Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo

- Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.

1.2. Các tác phẩm

Đặc điểm thơ Hai-cư

- Hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản.

- Chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết; dòng 2 có bày âm tiết).

- Thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.

- Thơ hai-cư hiện đại tuy có những đặc điểm riêng về bút pháp nhưng vẫn bảo lưu một số nguyên tắc quan trọng của tư duy và mĩ cảm thơ hai-cư truyền thống

- Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng.

Từ khó

- Triêu nhan: loài hoa nổi tiếng ở Nhật Bản được gọi bằng cái tên khác là "kim tuyến ban mai".

- Phu-gi: ngọn núi cao nhất Nhật bản, Việt Nam thường gọi theo âm Hán Việt là Phú Sĩ.

Bố cục văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Gồm có 3 văn bản nhỏ:

- Văn bản 1: bài thơ của Mát-chư-ô Ba-sô

- Văn bản 2: bài thơ của Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô

- Văn bản 3: bài thơ của Cô-ba-y-a-si Ít-sa

2. Đọc hiểu văn bản

2.1. Hình ảnh trung tâm trong các bài thơ

Văn bản 1: con quạ

- Hình ảnh cánh quạ đậu trên cành khô.

- Cánh quạ gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.

Văn bản 2: hoa triêu nhan

- Hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" như được lồng vào nhau.

- Hoa triêu nhan cuốn vào dây gàu.

- Gợi lên sự bền chặt, dài lâu.

Văn bản 3: con ốc nhỏ

- Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ đã truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa.

- Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Phú Sĩ là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.

2.2. Triết lý trong cách ứng xử đối với thiên nhiên

- Trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

- Bảo vệ những sinh vật nhỏ trong đời thường.

3. Tổng kết

3.1. Về nội dung

- Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”

- Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),...

3.2. Về nghệ thuật

- Ngắn gọn, hàm súc.

- Hình ảnh được sử dụng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng giàu tính tượng trưng.

4. Bài tập minh họa

Bài tập: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mưa đông giăng đầy trời

chú khỉ con thầm ước

có một chiếc áo tơi.

  1. Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai?
  2. Nhân vật ấy khiến em liên tưởng đến điều gì?
  3. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Ba-sô trong bài thơ.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tác phẩm đã cho và đặc điểm của thơ Hai-cư để phân tích.

Lời giải chi tiết:

  1. Nhân vật trung tâm trong bài thơ là chú khỉ con.
  2. Hình ảnh chú khỉ con trong trời mưa đơn độc gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh.
  3. Bài thơ này Ba-sô sáng tác khi đi du hành ngang qua rừng thấy kỉ nhỏ run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ mong muốn có chủ khỉ thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh. Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ là tình yêu thương, yêu thương sâu sắc nhà thơ đối với kiếp người nghèo khổ.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

Lời giải chi tiết:

Cách làm và yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm,

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính),

- Phân tích rõ ràng, cụ thể về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

- Đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

5. Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Chùm thơ Hai cư

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Chùm thơ Hai-cư Nhật Bản KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 03/04/23
    • Hai lúa
      Hai lúa

      😮😮😮😮

      Thích Phản hồi 03/04/23
      • Khang Anh
        Khang Anh

        🤘🤘🤘🤘🤘

        Thích Phản hồi 03/04/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

        Xem thêm