Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện KNTT

Lý thuyết Ngữ văn lớp 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết và bài tập có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Khái niệm

Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng hầu hết các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, vấn đề nhằm mục đích xác lập chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

2. Cách làm và yêu cầu viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm

- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính)

- Phân tích rõ ràng, cụ thể về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động

- Đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện

3. Bài tập minh họa

Bài tập: Viết một đoạn văn phân tích, đánh giá truyện ngắn chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội dung Cách làm và yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện.

Lời giải chi tiết:

Chữ người tử tù là một truyện của Nguyễn Tuân có bối cảnh lạ, những tình huống lạ. Truyện xoay quanh hai nhân vật đó là người tử tù Huấn Cao là sự hội tụ của nét đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương và Viên quản ngục người đại diện cho xã hội phong kiến cũ. Tình huống đặc biệt là tình huống gặp gỡ giữa hai bên đầy oái oăm và đầy kịch tính một bên là tội phạm còn bên kia lại là giai cấp thống trị. Trên bình diện về xã hội, họ là những kẻ đối nghịch nhau, nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ của nhau. Thủ pháp nghệ thuật đối lập nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm. Và theo Nguyễn Tuân nét đẹp là sự dung hòa giữa 3 yếu tố đó là cái tài cái tâm và cái dũng khí có ở con người. Và từ đó cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân với cái đẹp hiện hữu ấy. Với ông cái đẹp phải đi song song với bản lĩnh khí phách, với ý nghĩ thức giữ gìn bản ngã (cái tâm, cái thiên lương của con người), mà trong đó cái là gốc rễ của nhân cách, là xuất phát điểm là nơi của tài năng và khí phách. Xây dựng hình tượng ấy Nguyễn Tuân đã kín đáo gửi gắm niềm ngưỡng mộ của mình đối với những người dám xả thân vì tự do dân tộc trong thời đại của ông. Truyện ngắn ca ngợi những con người tài năng, dù ở nơi bùn nhơ nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, thiên lương, Cái đẹp cho dù ở bất cứ nơi nào có hoàn cảnh khốn cùng nghiệt ngã bấy nhiêu nhưng vẫn tỏa sáng và hiện hữu như anh sáng luôn luôn cai trị bóng tối.

4. Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

------------------------------

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Lý thuyết Ngữ văn 10 bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện KNTT. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Kết nối tri thức, Lý 10 Kết nối tri thứcToán 10 Kết nối tri thức tập 1, Sinh 10 Kết nối tri thức đầy đủ khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bông cải nhỏ
    Bông cải nhỏ

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 03/04/23
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi 03/04/23
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 03/04/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

        Xem thêm